Tác động chung của các giải pháp can thiệp lên danh mục thuốc sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 98)

của Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2014

Qua phân tích ABC/VEN thấy có những bất hợp lý trong danh mục thuốc năm 2013. Đây là cơ sở để Hội đồng thuốc và điều trị đưa ra các giải pháp can thiệp để việc xây dựng danh mục thuốc năm 2014 được hợp lý hơn. Thông qua họp Hội đồng thuốc và điều trị, bản thân học viên là phó chủ tịch thường trực nên đã có những ý kiến đề xuất, đưa ra một số giải pháp để thay đổi cơ cấu

89

dựng danh mục thuốc năm 2014 theo phân tích ABC và phân tích VEN. Cụ thể, theo phân tích ABC, nhóm A là nhóm được quan tâm kiểm soát. Trong đó, giải pháp được đưa ra đó là, thông qua Hội đồng thuốc và điều trị đánh giá lại vai trò của các thuốc này. Kết quả, nhóm A từ 27,02% theo chủng loại trước can thiệp chỉ còn 18,97% sau can thiệp. Tỷ lệ thuốc nhóm A thay đổi là do đã chuyển thành các nhóm khác (B, C) và có 11 hoạt chất bị loại khỏi danh mục sau can thiệp vì không chính minh được hiệu quả vượt trội, trong khi có thuốc khác thay thế. Ngoài ra, nhóm B, C cũng được quan tâm. Nhóm B, sau can thiệp, theo chủng loại giảm từ 22,01% xuống còn 20% do chuyển thành nhóm A, C và có 12 hoạt chất bị loại khỏi danh mục. Nhóm C, sau can thiệp còn lại 177 hoạt chất, chiếm tỷ lệ 61,03%; có 46 hoạt chất bị loại khỏi danh mục; 40 hoạt chất được chuyển từ nhóm A và B xuống. Như vậy, sau can thiệp Danh mục thuốc Bệnh viện Nông nghiệp năm 2014 có 290 hoạt chất, giảm 69 hoạt chất so với năm 2013, khi chưa có tác động của các giải pháp can thiệp.

Còn đối với phân tích VEN, với tác động của can thiệp lên Danh mục thuốc, nhóm V giảm từ 28,42% theo chủng loại trước can thiệp xuống còn 23,45% sau can thiệp, có 14 hoạt chất bị loại khỏi danh mục, 20 hoạt chất chuyển sang nhóm E. Với nhóm E, sau can thiệp, theo chủng loại đã tăng từ 55,15% lên 64,48%, có 43 hoạt chất bị loại khỏi danh mục. Nhóm N, sau can thiệp còn lại 35 hoạt chất, chiếm tỷ lệ 12,07%; có 12 hoạt chất bị loại khỏi danh mục; 12 hoạt chất được chuyển lên nhóm E.

Về chi phí sử dụng thuốc theo phân tích VEN: Năm 2014, với số lượng bệnh nhân thu dung đông hơn, giá thành các sản phẩm thuốc tăng hơn so với năm 2013. Nên mặc dù tổng chi phí tiền thuốc trong điều trị sau can thiệp có cao hơn trước can thiệp nhưng với tác động của giải pháp can thiệp tỷ lệ chi phí của các nhóm V và E tăng lên còn nhóm N thì giảm đi. Đặc biệt tổng chi phí của nhóm N sau can thiệp đã giảm rất nhiều từ 6,54 tỷ đồng còn 1,06 tỷ đồng chỉ bằng 41,9% chi phí nhóm N trước can thiệp. Tỷ lệ chi phí không hữu ích nhóm N giảm từ 4,75% (năm 2013) xuống còn 2,74% (năm 2014) với p < 0,05.

90

Như vậy, sau can thiệp, Danh mục thuốc Bệnh viện Nông nghiệp đã hoàn chỉnh hơn và có sự cân đối giữa các nhóm thuốc. Chi phí tiền thuốc đã trở lên hữu ích hơn. Trên thực tế, theo đánh giá của HĐT&ĐT bệnh viện danh mục thuốc sau khi hiệu chỉnh “đã đáp được tối đa nhu cầu kê đơn điều trị của các bác sĩ trong bệnh viện”. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nghiên cứu và giới hạn của đề tài nên chúng tôi chưa có điều kiện đánh giá mức độ ổn định của giải pháp can thiệp. Để đánh giá khách quan tính bền vững của giải pháp đề nghị bệnh viện cần tiếp tục theo dõi đánh giá để áp dụng đạt hiệu quả cao nhất.

91

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Về Danh mục mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện Nông nghiệp 2013

Danh mục thuốc Bệnh viện Nông nghiệp năm 2013 có 359 loại thuốc, gồm 26 nhóm tác dụng dược lý. Nhóm chống nhiễm khuẩn – ký sinh trùng được sử dụng nhiều nhất chiếm 25,1% về số lượng và 34,2% về GTSD; Thuốc sử dụng trong bệnh viện chủ yếu là các thuốc trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh do BYT ban hành: 99,16%. Thuốc có nguồn gốc trong nước chiếm tỷ lệ cao: 57,68%; Cơ cấu thuốc sử dụng phân tán, không theo qui luật thông thường của phân tích ABC. Nhiều thuốc hạng A trùng lặp về dạng bào chế, đường dùng nhưng có giá thành khác nhau. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích VEN: Nhóm V 102 thuốc (28,42%), nhóm E 198 thuốc (55,15%), nhóm N 59 thuốc (16,43%).

1.2. Về phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại BVNN năm 2013

- Về việc kê đơn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều ngoại trú

+ Ghi thông tin Bệnh nhân: 100% ghi đầy đủ họ tên và chẩn đoán; nhưng chỉ có 24,5% ghi địa chỉ một cách chi tiết cụ thể đến số nhà, thôn, xã...; Ghi đơn thuốc: Việc ghi tên thuốc chủ yếu theo tên biệt dược với 56,7% số thuốc khảo sát; Chỉ tiêu về sử dụng thuốc: Số thuốc nhiều nhất trong 1 đơn là 5 thuốc; tỷ lệ đơn thuốc có thuốc kháng sinh là 78%; tỷ lệ đơn thuốc có vitamin là 81%; tỷ lệ đơn thuốc có tương tác 6,75%; Sử dụng thuốc kháng sinh: Số đơn thuốc kê thuốc kháng sinh 78%, trong đó 66,5% kê 1 thuốc kháng sinh, 13,5% kê 2 thuốc kháng sinh; Chi phí kê đơn thuốc ngoại trú: Chi phí trung bình 115.478 đồng, đơn thuốc cao nhất 278.960 đồng, đơn thuốc thấp nhất 21.546 đồng.

- Về việc kê đơn sử dụng thuốc cho bệnh nhân điều nội trú

+ Thực hiện quy chế: thực hiê ̣n tốt quy chế kê đơn nhưng có 79% số bệnh án ghi đầy đủ thời điểm dùng thuốc. Số bệnh nhân sử dụng 2 kháng sinh chiếm tỷ lệ cao 73,91%, số bệnh nhân sử dụng 1 kháng sinh chỉ chiếm 20,19%,

92

số bệnh nhân sử dụng 3 kháng sinh chiếm tỷ lệ 5,9 %. Số ngày nằm viện trung bình của tất cả các đối tượng qua khảo sát 400 bệnh án là 7 ngày.

1.3. Một số giải pháp can thiệp của bệnh viện

* Tác động vào hoạt động kê đơn thuốc điều trị ngoại trú

Bệnh viện đã áp dụng 02 biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng thuốc điều trị ngoại trú: tăng khả năng kết nối của phần mềm kê đơn thuốc với phần mềm kiểm tra tương tác thuốc để cảnh báo tương tác thuốc khi kê đơn thuốc; tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động kê đơn bằng cách: tăng khả năng sàng lọc, tìm kiếm thuốc kháng sinh, vitamin và thuốc bổ trợ trong đơn và bác sỹ kê đơn,... Giải pháp can thiệp đã nâng cao hiệu quả rõ rệt của hoạt động kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Cụ thể: Số thuốc trung bình trong đơn đã giảm từ 2,7 thuốc/ đơn xuống còn 2,1 thuốc/ đơn. Tỷ lệ đơn thuốc có kê kháng sinh, vitamin và thuốc bổ trợ giảm 6,7% và 26,5%. Tỷ lệ đơn thuốc có tương tác giảm 6,8% xuống còn 2,8%. Chi phí trung bình của vitamin và thuốc bổ trợ trong đơn từ 46,4 nghìn đồng giảm còn 25,3 nghìn đồng. Các thủ tục hành chính trong đơn thuốc đã đảm bảo đầy đủ theo đúng qui chế kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.

* Tác động vào danh mục thuốc sử dụng năm 2014

Với những tồn tại của danh mục thuốc sử dụng năm 2013, bệnh viện tiến hành giải pháp cung ứng song song và hiệu chỉnh danh mục thuốc, tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc điều trị ngoại trú. Các giải pháp đã có hiệu quả tích cực vào danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2014: Cơ cấu thuốc tiêu thụ đã tập trung hơn vào các thuốc có giá thành thấp, tác dụng dược lý tương đương. Cơ cấu ABC sau can thiệp đã tuân theo qui luật thông thường với 18,97% thuốc hạng A; 20,00% thuốc hạng B và 61,03% thuốc hạng C. Số lượng thuốc sử dụng năm 2014 giảm 69 thuốc so với năm 2013. Số lượng và chi phí thuốc nhóm N giảm lần lượt 4,36% và 2,01%.

93

2. KIẾN NGHỊ

- Bệnh viện Nông Nghiệp cần thường xuyên tiến hành phân tích ABC và VEN theo đúng hướng dẫn của WHO và BYT để có cơ sở trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện.

- Bệnh viện nên duy trì các giải pháp can thiệp đã áp dụng như: đánh giá nhóm thuốc N, tăng khả năng dự kiến thuốc của các khoa, tăng cường thuông tin thuốc và tham khảo sử dụng thuốc ở các bệnh viện,... Để quá trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện đảm bảo các thuốc cung ứng đảm bảo có hiệu lực điều trị cao và giá thành hạ.

- Tăng cường giám sát sử dụng thuốc một cách thường xuyên bằng cách nâng cao tính năng của phần mềm kê đơn và quản lý thuốc hiện nay của bệnh viện. Đặc biệt mở rộng khả năng giám sát hoạt động kê đơn thuốc điều trị nội trú.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ môn Dược lâm sàng (2011), Dược lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2003), Nhu cầu thuốc - Các phương pháp xác định nhu cầu thuốc, Trường Đại học Dược Hà Nội, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

3. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2007), Quản lý và Kinh tế dược, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2005), Quyết định số: 17/2005/QĐ-BYT, Về việc ban hành Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V.

5. Bộ Y tế (2005), Sử dụng thuốc hợp lý trong điều trị, Tài liệu dùng cho đào tạo liên tục bác sỹ, dược sỹ bệnh viện.

6. Bộ Y tế (2011), Thông tư Số: 31/2011/TT-BYT, Thông tư Ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

7. Bộ Y tế (2011), Đánh giá kết quả thực hiện Chính sách Quốc gia về thuốc giai đoạn 1996-2010.

8. Bộ Y tế (2011), Thông tư Số: 23/2011/TT-BYT, Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.

9. Bộ Y tế (2012), Đề án “người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”, Ban hành kèm theo Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

10. Bộ Y tế (2013), Thông tư Số: 45/2013/TT-BYT, Thông tư Ban hành danh mục thuốc thiết yếu tân dược lần thứ VI.

11. Bộ Y tế (2013), Thông tư "Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện", Số: 21/2013/TT-BYT, ngày 08 tháng 8 năm 2013.

12. Nguyễn Trung Hà (2014), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Luận án Tiến sỹ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

13. Trần Thị Hằng (2012), Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc và thông tin thuốc tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.

14. Vũ Thị Hạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viên đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội, giai đoạn 2006 – 2008, Luận văn thạc sĩ dược học, Đại học Dược Hà Nội.

15. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị- thực trạng và một số giải pháp, Luận án tiến sỹ Dược học, Trường Đại học dược Hà Nội.

16. Lê Ngọc Hiếu (2010), Khảo sát công tác quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 354, giai đoạn 2007-2009, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Học Viện Quân Y.

17. Đặng Huế (2013), Hội thảo Quản lý thuốc trong khám chữa bệnh BHYT, Trang tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam,

http://baohiemxahoi.gov.vn/index.aspx?u=nws&su=d&cid=384&id=83 02.

18. Vũ Thị Thanh Hương (2007), Phân tích, Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện E trong hai năm 2005 – 2006, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

19. Nguyễn Trần Thị Giáng Hương (2010), Nghiên cứu tính bất hợp lý trong chỉ định thuốc và đề xuất giải pháp nâng cao tính hợp lý trong sử dụng

thuốc tại một số bệnh viện ở Miền bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Trường Đại học Y Hà Nội.

20. Vũ Thị Thu Hương (2012), Ðánh giá hoạt Ðộng của hội Ðồng thuốc và Ðiều trị trong xây dựng và thực hiện danh mục thuốc tại một số bệnh viện Ða khoa, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội.

21. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2012), Khảo sát và đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện K trung ương giai đoạn 2009-2011, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Học Viện quân y.

22. Trần Thị Bích Lê (2006), Phân tích, đánh giá việc quản lý cung ứng thuốc tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tây, giai đoạn 2001 - 2005, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

23. Đàm Thị Phương Mai (2013), Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh, Luận văn Chuyên khoa cấp I, Đại học Dược Hà Nội.

24. Vũ Đình Phóng (2013), Phân tích hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2012, Luận văn thạc sỹ Dược học, Trường đại học Dược Hà Nội.

25. Phùng Duy Thắng (2015), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại Bệnh viện Quân Y 110 - Quân Khu I năm 2014, Đề tài cơ sở, Bệnh viện Quân Y 110.

26. Lê Quốc Thịnh (2010), Đừng lạm dụng kê đơn thuốc bằng tên biệt dược, Sức khỏe và đời sống, phiên bản online ngày 10/6/2010,

http://suckhoedoisong.vn/duoc-si-tu-van/dung-lam-dung-ke-don-thuoc-

bang-ten-biet-duoc-20100616085432903.htm.

27. Lưu Nguyễn Nguyệt Trâm (2013), Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Huế năm 2012, Luận văn Thạc sỹ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.

28. Huỳnh Hiền Trung (2012), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện nhân dân 115, Luận án tiến sỹ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội.

29. Tô Thị Kim Tuyến (2011), Nghiên cứu tính an toàn hợp lý trong các đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa năm 2010, Trường Đại học Y dược Huế.

30. Vụ điều trị - Bộ Y tế (2004), Công văn Số: 3483/YT-ĐTr; V/v Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Tiếng Anh

31. Dutta A. (2010), Practice of rational drug uses in a rural area of 24 pgs(s) in West Bengal. p. 359.

32. Jonathan et al (1997), Managing Drug Supply, Management Sciences for Health.

33. Karimi A. et al ((2014)), Evaluation of medicine prescription pattern using World Health Organization prescribing indicators in Iran: A cross-sectional study. p. 39-45.

34. Ntšekhe M. and al (2011), Antibiotic Prescribing Patterns at Six Hospitals in Lesotho, USAID.

35. World Health Organization (2002), The World Medicines Situation, Geneva. p. 75-92.

PHỤ LỤC

DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG NĂM 2013

STT Tên thuốc Đơn vị

tính Thành tiền Phần trăm Hạng Nhóm 1 Cravit Chai 990.396,1 3,05 A V 2 Compound Glycyrrhirin ống 961.381,4 2,96 A N 3 Tarcefadol 1g Lọ 934.159,9 2,88 A V 4 Alpha chymotrypsin ống 836.352,1 2,58 A N 5 Hemax 2000UI ống 740.898,9 2,28 A V 6 V. phonte Viên 607.190,3 1,87 A N 7 Neofoxime (Cefotaxime 1g) Lọ 581.221,8 1,79 A V 8 Philkwontac ống 568.096,4 1,75 A V 9 Cerazon 1g Lọ 557.913,1 1,72 A V 10 Ginknex Viên 524.825,9 1,62 A N 11 Aceffex Viên 500.380,4 1,54 A N

12 Natri Clorua 0.9%/500ml Chai 488.378,1 1,50 A V

13 Alpha chymotrypsin 4,2mg Viên 480.291,2 1,48 A N

14 Vinmotram Lọ 445.775,7 1,37 A V

15 Caricin Viên 432.286,5 1,33 A E

16 Rofba Viên 423.408,5 1,30 A E

17 Andopyl kit Viên 413.247,3 1,27 A E

18 Injectam-S 2g/10ml ống 412.224,2 1,27 A N

19 Epokine 2000ui/0,5ml Bơm tiêm 404.088,5 1,24 A V

20 Gellux (Sucralfat) 1g Gói 396.036,4 1,22 A E

21 Nanokine 2000IU Bơm tiêm 389.511,9 1,20 A V

22 Ibatonic F Viên 351.210,6 1,08 A N

23 Nước cất tiêm ống nhựa

5ml ống 350.003,9 1,08 A E

24 Murihol Viên 322.155,1 0,99 A E

25 Insunova 30/70

26 Akatwo(Omeprazole 40mg) Lọ 319.484,2 0,98 A V 27 Rositaz Viên 314.805,9 0,97 A E 28 Pevitax Viên 310.384,8 0,96 A N

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)