Phân tích kê đơn ngoại trú

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 92 - 94)

Kết quả khảo sát 400 đơn thuốc ngoại trú Bệnh viện Nông Nghiệp về các chỉ số: Ghi thông tin bệnh nhân; ghi tên thuốc trong đơn; ghi hướng dẫn sử dụng thuốc; các chỉ tiêu về sử dụng thuốc; số thuốc kháng sinh trong một đơn; phối hợp kháng sinh trong kê đơn; tương tác trong kê đơn; chi phí cho một đơn thuốc cho thấy:

- Về ghi thông tin bệnh nhân

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tên, tuổi, chẩn đoán bệnh tuy đạt tỷ lệ 100% nhưng cũng còn trường hợp viết tắt ví dụ như: VPK (viêm viêm phế quản), VPC (viêm phổi cấp), điều này gây lo lắng, bức xúc cho bênh nhân và người nhà bệnh nhân vì họ không biết mình hoặc người nhà của mình mắc bệnh gì, thậm chí có khi suy đoán sai về bệnh đã mắc phải. Mặc dù số bệnh nhân đến khám trong ngày đông, tuy nhiên ở đây cần chấn chỉnh việc kê đơn, cách viết các thông tin trên đơn để người bệnh có thể đọc được các thông tin này.

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chỉ đạt 24,5%, đa số các đơn chỉ ghi huyện, tỉnh mà không ghi đầy đủ theo quy định. Điều này, một phần do bệnh nhân đông, một phần, bác sĩ chưa quan tâm đến địa chỉ cụ thể của bệnh nhân. Do đó, y bác sĩ đã không hỏi bệnh nhân thông tin này.

Với các lỗi viết tắt, ghi không cụ thể địa chỉ của bệnh nhân nhóm nghiên cứu đã kiến nghị Ban giám đốc bệnh viện nhắc nhở trên giao ban và có biện pháp xử lý khi còn tái phát.

- Về ghi tên thuốc trong đơn

Theo khoản 5 điều 7 của quy chế “Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt

83

dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất).

Kết quả khảo sát cho thấy: có 91,3% đơn ghi đúng, đầy đủ nồng độ, hàm lượng, số lượng mỗi thuốc trong đơn. Không có đơn nào thực hiện ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc có một thành phần. Các thuốc mang tên chung quốc tế (INN) dạng đơn thành phần chỉ đạt 7,7% trong số lượt thuốc được kê chủ yếu là các thuốc: Amoxicillin, Cefalexin, Nistatin. Việc ghi tên thuốc biệt dược gây khó khăn cho công tác cấp phát, đồng thời, việc tư vấn, thay thế thuốc trong trường hợp không có thuốc gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở đây còn có một vấn đề nữa là bác sĩ ghi tên thuốc không rõ ràng, đôi khi còn viết tắt, chính vì vậy có thể gây nhầm lẫn. Vẫn còn 8,7% (tức còn 1.000 lượt thuốc) số thuốc trong kê đơn không ghi đúng, đầy đủ nồng độ, hàm lượng, số lượng; đây là một vấn đề rất đáng quan tâm bệnh viện phải thực hiện chấn chỉnh kịp thời để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do việc không hiểu được đơn thuốc.

- Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn

Theo thông tư 23/2011/TT-BYT, đơn thuốc được đánh giá ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng khi ghi đầy đủ các nội dung sau: Liều dùng một lần và liều dùng 24 giờ; đường dùng; thời điểm dùng thuốc. Kết quả khảo sát cho thấy: 100% đơn ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ, 100 % số đơn ghi đầy đủ đường dùng. Tỷ lệ các thuốc ghi trong đơn thực hiện đúng quy chế về ghi hướng dẫn thời điểm dùng thuốc chỉ đạt trên 66,25%, các lỗi này chủ yếu là do thói quen, khi cho thuốc viên bác sỹ chỉ ghi “ ngày uống 2 viên chia 2 lần sáng, chiều ”. Các lỗi không ghi rõ ràng thời điểm dùng thuốc sẽ tạo cho người bệnh sự tuỳ tiện trong sử dụng thuốc, việc dùng thuốc sẽ kém hiệu quả trong quá trình điều trị [8].

84

- Các chỉ tiêu về sử dụng thuốc

Kết quả khảo sát cho thấy: số thuốc kê nhiều nhất trong 1 đơn là 5, số thuốc kê ít nhất trong 1 đơn là 1, tất cả các đơn ngoại trú đều không có kháng sinh tiêm, 88,7 % số thuốc được kê nằm trong DMTCY do Bộ Y tế ban hành. Tỷ lệ đơn thuốc có chứa kháng sinh là 78%; còn tỷ lệ này đối với vitamin là 81%. Như vậy, so với một số bệnh viện trong khu vực như bệnh viện E, bệnh viện Việt Đức thì chỉ số này tương đương. Nhưng đây vẫn là một tỷ lệ khá cao bệnh viện nên xem xét quản lý để tránh hiện tượng lạm dụng kháng sinh trong điều trị.

- Số thuốc kháng sinh trong đơn

Trong số 312 đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh thì chủ yếu là đơn thuốc có kê 01 thuốc kháng sinh (258) với tỷ lệ 64,5% tổng số đơn khảo sát và 82,69% tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh. Chỉ có 54 đơn kê 2 thuốc kháng sinh, chủ yếu là các phối hợp điều trị bệnh phụ khoa, ngoài da…là bệnh dùng thuốc kháng sinh theo đường dùng khác nhau hoặc phối hợp thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh dạ dày. Không có đơn nào kê từ 3 thuốc kháng sinh trở lên, chỉ có thuốc đặt phụ khoa, thành phần gồm có 3 hoạt chất kháng sinh (Neo-megyna gồm có : Metronidazol +Neomycin+Nystatin ). Điều này cho thấy, việc kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân ngoại trú của bệnh viện Nông Nghiệp tuân theo đúng qui định.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)