Đánh giá thực trạng kê đơn sử dụng thuốc tại bệnh viện Nông Nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 41 - 44)

trong năm 2013 và thực hiện giải pháp can thiệp năm 2014

2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

* Tính cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

n = Z(1−α/2)2 P(1 − P) d2 Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.

α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% Z: Giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ( 1- α )

32

d : Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể P : Tỷ lệ nghiên cứu ước tính

Chọn P = 0,5 để lấy cỡ mẫu lớn nhất Chọn α = 0,05 , tra bảng với (1- α) = 0,95 Ta có Z(1 - α/2) = 1,96 chọn d = 0,05

Thay vào công thức ta có n = 385. Thực tế chúng tôi lấy 400 bệnh án điều trị nội trú và 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú.

* Cách lấy mẫu:

- Với đơn thuốc điều trị nội trú thực hiện lấy bệnh án lưu tại Ban kế hoạch tổng hợp.

Lấy 400 bệnh án theo cách lấy mẫu phân tầng trên 08 khoa (Nội, ngoại, sản, nhi, liên chuyên khoa, cấp cứu chống độc, lây, thận nhân tạo). Phân bố cỡ mẫu lấy ở mỗi tầng như nhau, mỗi tầng lấy 50 mẫu (mỗi khoa lấy 50 bệnh án). Trong mỗi tầng chọn mẫu một cách ngẫu nhiên 50 lần/ tầng sử dụng hàm RANDBETWEEN(1, N) trong phần mềm Excel 2010.

Trong đó:

N = Tổng số bệnh án mỗi tầng

- Với đơn thuốc điều trị ngoại trú: Lấy 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú không phân biệt BHYT và tự nguyện. Phương án lấy mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên 400 lần bằng hàm RANDBETWEEN(1, N) trong phần mềm Excel 2010.

33

N = Tổng số đơn thuốc điều trị ngoại trú năm 2013. Và là tổng số đơn thuốc điều trị ngoại trú từ tháng 01/01/2014 đến 31/12/2014 để đánh giá giải pháp can thiệp.

2.2.2.2. Giải pháp can thiệp với hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú

Từ năm 2011, BVNN thực hiện kê đơn thuốc điện tử (eRX) thông qua phần mềm kê đơn quản lý thuốc sử dụng của Vụ điều trị - BYT. Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động giám sát kê đơn thuốc điều trị ngoại trú nhóm nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo bệnh viện mở rộng một số tính năng của phần mềm, cụ thể:

* Đối tươ ̣ng can thiê ̣p: các bác sỹ kê đơn thuốc điều tri ̣ ngoa ̣i trú. * Nô ̣i dung can thiê ̣p:

- Tăng khả năng liên kết với phần mềm Drug interactions checker (thông qua địa chỉ http://www.drugs.com) để bác sỹ kê đơn có thể kiểm tra tương tác thuốc trực tuyến khi cần thiết có nghi ngờ.

- Tăng khả năng tự điền tên hoạt chất trong ngoặc đơn khi bác sỹ kê đơn bằng tên biệt dược. Và lựa chọn hàm lượng khi thực hiện kê đơn thuốc.

- Tăng trường tìm kiếm, sàng lọc đơn thuốc có chứa vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc; bác sỹ kê nhiều đơn thuốc có vitamin, kháng sinh.

Để giám sát hoạt động kê đơn và phản hồi, hàng tháng nhóm nghiên cứu cùng bộ phận tin học thực hiện trích xuất, thống kê các đơn thuốc có kê vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc. Sàng lọc các đơn, bác sỹ kê đơn có kê các thuốc theo dõi có giá trị lớn, nhiều thuốc,… báo cáo với giám đốc bệnh viện để tiến hành nhắc nhở và tổ chức họp HĐT&ĐT bệnh viện đánh giá nếu cần thiết.

34

2.2.2.3. Đánh giá sau can thiệp với hoạt động kê đơn ngoại trú

Tiến hành phân tích số liệu về số thuốc trung bình trong đơn; tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc bổ trợ, vitamin; chi phí trung bình thuốc bổ trợ, vitamin;… Sử dụng ttest và test χ2 để so sánh. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)