Phân tích Danh mục thuốc năm 2013 và tiến hành giải pháp can thiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 37 - 41)

- Các đơn thuốc điều tri ̣ ngoa ̣i trú năm 2013 và 2014.

- Các bê ̣nh án điều tri ̣ nô ̣i trú năm 2013 và 2014. - Cán bộ giám định bảo hiểm y tế tại Bệnh viện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phân tích Danh mục thuốc năm 2013 và tiến hành giải pháp can thiệp năm 2014 2014

a/ Hồi cứu số liệu danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện năm 2013:

 Báo cáo tình hình sử dụng thuốc năm 2013

 DMT trúng thầu năm 2013

 DMT đã xây dựng năm 2013 + Phân tích ABC:

Phương pháp phân tích ABC được thực hiện theo hướng dẫn của BYT tại thông tư số 21/2013/TT-BYT năm 2013 và hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO). Việc tiến hành phân tích ABC nhằm xác định các thuốc tiêu thụ nhiều, có giá trị lớn để thực hiện các biện pháp ưu tiên trong quá trình cung ứng và bảo quản.

28

Theo hướng dẫn của BYT và của WHO thì việc phân tích VEN được thực hiện bởi HĐT & ĐT của bệnh viện. Từ trước đến thời điểm đặt vấn đề nghiên cứu tại BV chưa thực hiện phân tích VEN do vậy nhóm nghiên cứu tiến hành đề xuất và thuyết phục Ban giám đốc bệnh viện tổ chức họp HĐT & ĐT BV tiến hành phân tích VEN. Quá trình thực hiện phân tích VEN được thực hiện theo đúng hướng dẫn của BYT và WHO. Trước khi HĐT & ĐT tiến hành phân tích VEN nhóm nghiên cứu chủ động cung cấp tài liệu cho các thành viên của hội đồng: Danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện năm 2013; Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2013; các phác đồ điều trị chuẩn của BYT và của bệnh viện đã ban hành; Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V;… Qui trình phân tích VEN được thực hiê ̣n như sau:

- Từng thành viên trong HĐT & ĐT BV tiến hành phân loa ̣i các thuốc trong DMT sử du ̣ng của bê ̣nh viê ̣n trong năm thành các nhóm V, E và N. Tiêu chí phân nhóm căn cứ vào mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n, danh mục thuốc thiết yếu và danh mu ̣c thuốc chủ yếu của BYT, tác dụng điều tri ̣ của mỗi thuốc, kinh nghiê ̣m sử du ̣ng thuốc và điều tri ̣ của HĐT & ĐT BV, các thuốc phân nhóm dựa vào từng hoa ̣t chất, da ̣ng bào chế, nhà sản xuất và nồng độ, hàm lượng thuốc.

- Thư ký HĐT & ĐT BV tổng hợp các phân nhóm của các thành viên. - HĐT & ĐT BV tổ chứ c ho ̣p và thống nhất danh mu ̣c của từng nhóm: V, E và N.

+ Phân tích ABC/VEN:

Sau khi phân tích ABC và HĐT & ĐT bệnh viện tiến hành phân tích VEN nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích ma trận kết hợp ABC/VEN. Quá trình phân tích được thực hiện như sau:

- Mã hóa hạng (ABC) và nhóm (VEN) của các thuốc. - Nhập các dữ liệu vào phần mềm SPSS version 22. - Thống kê số liệu vào bảng và đánh giá.

29

Theo kết quả phân tích ma trận ABC/VEN, thứ tự ưu tiên kiểm soát của các nhóm như sau: nhóm I (bao gồm AV, AE, AN, BV, CV), nhóm II (bao gồm BE, BN, CE) và nhóm III (CN).

b/ Thực hiện các can thiệp

Theo qui chế của ngành y tế hiện nay việc chỉ định sử dụng thuốc là quyết định của Bác sỹ điều trị sau khi thực hiện thăm khám. Nên, việc thuyết phục HĐT&ĐT nhằm giảm các thuốc không thiết yếu ra khỏi danh mục là rất khó. Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện giải pháp can thiệp tác động vào nhiều khâu của chu trình cung ứng thuốc nhưng trọng tâm là khâu xây dựng danh mục thuốc. Chiến lược áp dụng là chiến lược “tự loại bỏ” và “loại bỏ ưu tiên” kết hợp với “loại bỏ tuần tự”.

* Đối tượng can thiê ̣p: Ban giám đốc Bê ̣nh viê ̣n, các thành viên trong Hội đồng thuốc và điều tri ̣ của bê ̣nh viê ̣n.

* Nô ̣i dung can thiê ̣p:

- Giải pháp kiểm soát thuốc hạng A:

Tìm các dạng thuốc hoặc hoạt chất thay thế có đơn giá nhỏ hơn. Can thiệp tác động vào giai đoạn xây dựn DMT và đấu thầu thuốc được thực hiện như sau:

+ Khi xây dựng DMT:

Trước khi xây dựng DMT đề xuất với Ban giám đốc phương án để các khoa điều trị xây dựng DMT, dự kiến khối lượng sử dụng, dự kiến thuốc thay thế với thuốc sử dụng nhiều của khoa mình. Nhóm nghiên cứu và khoa dược tiến hành tổng hợp, kết hợp với DMT sử dụng năm trước tiến hành đánh giá khả năng của các thuốc hạng A. Tham khảo các thuốc thay thế đã được sử dụng ở các bệnh viện khác có uy tín: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K trung ương,…

Xây dựng và đề xuất DMT thuốc dự kiến bao gồm danh mục của các khoa điều trị và các dạng thuốc hoặc hoạt chất thay thế có giá thành thấp hơn. Thu thập các dữ liệu khoa học về các thuốc hạng A đặc biệt là các thuốc thuộc tiểu hạng AN.

30

Cung cấp DMT dự kiến và các dữ liệu về thuốc, thông tin phân tích ABC/VEN và những bất cập trong sử dụng thuốc cho các thành viên HĐT & ĐT.

Chủ nhiệm khoa dược là phó chủ tịch HĐT & ĐT bệnh viện khi họp xây dựng DMT đề nghị các thành viên trong hội đồng cho ý kiến và quan điểm về các thuốc hạng A và các thuốc thuộc tiểu hạng AN. Nếu các thuốc có giá thành cao vẫn giữ trong danh mục đề xuất giải pháp song song đưa thêm thuốc có giá thành thấp vào danh mục.

+ Khi đấu thầu thuốc

Căn cứ kế hoạch danh mục thuốc đã được xây dựng từ năm trước, tổ chức đấu thầu lựa chọn thuốc theo các tiêu chí đã quy định trong hồ sơ mời thầu (tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị), trong đó lưu ý đến việc mở rộng tiêu chuẩn xét chọn để chọn thêm thuốc thay thế có giá rẻ hơn: ưu tiên các thuốc sản xuất trong nước, thuốc giá rẻ đối với thuốc không thuốc yếu để giảm ngân sách nhóm thuốc này. Nhưng các thuốc này phải đảm bảo về hiệu lực điều trị.

+ Trong sử dụng thuốc

Thực hiện cung ứng và kiến nghị sử dụng song song trong 01 tháng. Sau khi sử dụng song song kiến nghị HĐT & ĐT bệnh viện họp đánh giá giải pháp thay thế. Nếu thuốc thay thế có hiệu lực điều trị tương đương kiến nghị HĐT & ĐT bệnh viện thực hiện thay thế triệt để.

- Giải pháp kiểm soát thuốc không thiết yếu (nhóm N):

Trong giải pháp này các thuốc không thiết yếu bị giảm bớt hoặc loại bỏ. Để loại bỏ các thuốc nhóm N, nhóm nghiên cứu áp dụng giải pháp “tự loại bỏ” thông qua HĐT & ĐT của bệnh viện. Nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu hiệu lực điều trị của các thuốc nhóm N, xếp thứ tự ưu tiên đặc biệt là các thuốc không có nhu cầu điều trị rõ ràng, cung cấp các thông tin này cho các thành viên của HĐT & ĐT. Đề nghị các thành viên của HĐT & ĐT cho ý kiến đặc biệt khi thuốc nào đó có ý kiến đề nghị giữ lại trong danh mục.

31

Đánh giá lại ngân sách kết hợp với ước tính lại nhu cầu, làm giảm số lượng hoặc loại trừ nhóm N khác và đánh giá lại ngân sách mua dự kiến cho tất cả các thuốc còn lại.

Áp dụng “chiến lược phụ cấp ưu đãi” bảo vệ 1 hoặc nhiều thuốc. Trong việc điều chỉnh, nhóm có quyền ưu tiên cao nhất được miễn cắt giảm và số lượng thuốc còn lại được giảm đến khi cân bằng ngân sách mua với mua dự kiến. Tùy chọn khác là giảm số lượng cho nhóm ưu tiên cao nhất ít hơn nhóm ưu tiên thấp hơn. Chú ý đặc biệt đến thuốc V, E bởi vì các thuốc này chỉ được loại trừ cuối cùng khỏi danh sách [28].

c/ Đánh giá sau can thiệp

Thực hiện đánh giá so sánh danh mục thuốc trước và sau can thiệp. Cụ thể: Đánh giá so sánh danh mục thuốc sử dụng năm 2013 với danh mục thuốc sử dụng năm 2014 sau khi đã loại bỏ 01 tháng sử dụng song song. Thực hiện test χ2 để đánh giá so sánh số lượng, chi phí của các nhóm thuốc theo phân tích ABC, VEN. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)