Một số nét về Bê ̣nh viê ̣n Nông nghiê ̣p

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 35)

a) Lịch sử bệnh viện

Ra đời năm 1967, “Bệnh xá tổng đội” Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp ngày nay đã trải qua gần 50 năm hoạt động và trưởng thành. Từ một Bệnh xá nhỏ bé được xây dựng dưới thời chiến tranh, trở thành một Bệnh viện đa khoa duy nhất ngành Nông nghiệp Việt Nam, hoạt động qua nhiều thời kỳ. Từ thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước, rồi đến thời kỳ kế hoạch hóa tập trung và bây giờ thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng Xã hội chủ nghĩa. Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp vẫn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ ngành Nông nghiệp nói riêng và sức khỏe nhân dân nói chung.

b) Cơ cấu tổ chức

Ngày nay, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã phát triển lớn mạnh là Bệnh viện hạng I với 540 giường bệnh, có cơ sở hạ tầng khang trang, có thiết bị y tế hiện đại đồng bộ, nhất là Bệnh viện đã có đội ngũ cán bộ viên chức đông đảo và tài năng, đi cùng với đó là sự đổi mới và cải tiến công tác quản lý

Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp gồm có 03 cơ sở. Trong đó Trụ sở chính (cơ sở 1) của Bệnh viện đặt tại xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội; Cơ sở 2 tại số 16 ngõ 183 phố Đặng Tiến Đông và số 115 I7 phố Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội; Cơ sở 3 tại số 81 đường Lý Thánh Tông, quận Đồ Sơn, thành

26

phố Hải Phòng. Về cơ cấu tổ chức Bệnh viện gồm 07 phòng chức năng; 20 khoa lâm sàng; 06 khoa cận lâm sàng và 02 trung tâm.

c) Tình hình thu dung điều trị và sử du ̣ng kinh phí

Hàng năm BVNN thu dung và điều tri ̣ cho mô ̣t số lượng rất lớn các bê ̣nh nhân trong ngành Nông nghiê ̣p và dân cư sinh sống trên đi ̣a bàn. Số lượng bênh nhân đến viê ̣n năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2012 tổng số lượt khám chữa bê ̣nh là 94.277 lượt, năm 2013 con số này là 106.557 lượt bê ̣nh nhân. Cho thấy mức đô ̣ tin tưởng của người bê ̣nh và nhân dân ngày càng tăng lên.

Tình hình sử du ̣ng kinh phí: Với số lượng bê ̣nh nhân lớn, cơ sở vâ ̣t chất phân tán nhưng nhìn chung BV luôn dành mô ̣t lượng lớn kinh phí để mua thuốc phu ̣c vu ̣ Bê ̣nh nhân: năm 2012, kinh phí mua thuốc là 18,1 tỷ đồng chiếm 66,3% tổng kinh phí của bê ̣nh viê ̣n. Bê ̣nh viê ̣n thực hiê ̣n quản lý khá tốt viê ̣c cung ứng thuốc đảm bảo chi phí hợp lý và hiê ̣u quả. Tuy nhiên, trong quá trình cung ứng vẫn không thể tránh khỏi các thiếu sót trong quản lý sử du ̣ng thuốc. Do vâ ̣y, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần nâng cao hiê ̣u quả cung ứng thuốc của bê ̣nh viê ̣n.

27

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Các phòng, khoa, ban liên quan đến hoạt động cung ứng thuốc Bệnh viện Nông Nghiệp, cụ thể:

- Ban giám đốc Bệnh viện, Chỉ huy khoa Dược, các thành viên hội đồng thuốc và điều trị, các dược sĩ khoa Dược. Các bác sĩ có liên quan trực tiếp tới việc kê đơn và sử dụng thuốc tại Bệnh viện.

- Danh mu ̣c thuốc sử du ̣ng ta ̣i Bê ̣nh viê ̣n năm 2013 và 2014. - Các đơn thuốc điều tri ̣ ngoa ̣i trú năm 2013 và 2014.

- Các bê ̣nh án điều tri ̣ nô ̣i trú năm 2013 và 2014. - Cán bộ giám định bảo hiểm y tế tại Bệnh viện.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phân tích Danh mục thuốc năm 2013 và tiến hành giải pháp can thiệp năm 2014 2014

a/ Hồi cứu số liệu danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện năm 2013:

 Báo cáo tình hình sử dụng thuốc năm 2013

 DMT trúng thầu năm 2013

 DMT đã xây dựng năm 2013 + Phân tích ABC:

Phương pháp phân tích ABC được thực hiện theo hướng dẫn của BYT tại thông tư số 21/2013/TT-BYT năm 2013 và hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO). Việc tiến hành phân tích ABC nhằm xác định các thuốc tiêu thụ nhiều, có giá trị lớn để thực hiện các biện pháp ưu tiên trong quá trình cung ứng và bảo quản.

28

Theo hướng dẫn của BYT và của WHO thì việc phân tích VEN được thực hiện bởi HĐT & ĐT của bệnh viện. Từ trước đến thời điểm đặt vấn đề nghiên cứu tại BV chưa thực hiện phân tích VEN do vậy nhóm nghiên cứu tiến hành đề xuất và thuyết phục Ban giám đốc bệnh viện tổ chức họp HĐT & ĐT BV tiến hành phân tích VEN. Quá trình thực hiện phân tích VEN được thực hiện theo đúng hướng dẫn của BYT và WHO. Trước khi HĐT & ĐT tiến hành phân tích VEN nhóm nghiên cứu chủ động cung cấp tài liệu cho các thành viên của hội đồng: Danh mục thuốc tiêu thụ của bệnh viện năm 2013; Mô hình bệnh tật của bệnh viện năm 2013; các phác đồ điều trị chuẩn của BYT và của bệnh viện đã ban hành; Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V;… Qui trình phân tích VEN được thực hiê ̣n như sau:

- Từng thành viên trong HĐT & ĐT BV tiến hành phân loa ̣i các thuốc trong DMT sử du ̣ng của bê ̣nh viê ̣n trong năm thành các nhóm V, E và N. Tiêu chí phân nhóm căn cứ vào mô hình bê ̣nh tâ ̣t của bê ̣nh viê ̣n, danh mục thuốc thiết yếu và danh mu ̣c thuốc chủ yếu của BYT, tác dụng điều tri ̣ của mỗi thuốc, kinh nghiê ̣m sử du ̣ng thuốc và điều tri ̣ của HĐT & ĐT BV, các thuốc phân nhóm dựa vào từng hoa ̣t chất, da ̣ng bào chế, nhà sản xuất và nồng độ, hàm lượng thuốc.

- Thư ký HĐT & ĐT BV tổng hợp các phân nhóm của các thành viên. - HĐT & ĐT BV tổ chứ c ho ̣p và thống nhất danh mu ̣c của từng nhóm: V, E và N.

+ Phân tích ABC/VEN:

Sau khi phân tích ABC và HĐT & ĐT bệnh viện tiến hành phân tích VEN nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích ma trận kết hợp ABC/VEN. Quá trình phân tích được thực hiện như sau:

- Mã hóa hạng (ABC) và nhóm (VEN) của các thuốc. - Nhập các dữ liệu vào phần mềm SPSS version 22. - Thống kê số liệu vào bảng và đánh giá.

29

Theo kết quả phân tích ma trận ABC/VEN, thứ tự ưu tiên kiểm soát của các nhóm như sau: nhóm I (bao gồm AV, AE, AN, BV, CV), nhóm II (bao gồm BE, BN, CE) và nhóm III (CN).

b/ Thực hiện các can thiệp

Theo qui chế của ngành y tế hiện nay việc chỉ định sử dụng thuốc là quyết định của Bác sỹ điều trị sau khi thực hiện thăm khám. Nên, việc thuyết phục HĐT&ĐT nhằm giảm các thuốc không thiết yếu ra khỏi danh mục là rất khó. Do vậy, nhóm nghiên cứu thực hiện giải pháp can thiệp tác động vào nhiều khâu của chu trình cung ứng thuốc nhưng trọng tâm là khâu xây dựng danh mục thuốc. Chiến lược áp dụng là chiến lược “tự loại bỏ” và “loại bỏ ưu tiên” kết hợp với “loại bỏ tuần tự”.

* Đối tượng can thiê ̣p: Ban giám đốc Bê ̣nh viê ̣n, các thành viên trong Hội đồng thuốc và điều tri ̣ của bê ̣nh viê ̣n.

* Nô ̣i dung can thiê ̣p:

- Giải pháp kiểm soát thuốc hạng A:

Tìm các dạng thuốc hoặc hoạt chất thay thế có đơn giá nhỏ hơn. Can thiệp tác động vào giai đoạn xây dựn DMT và đấu thầu thuốc được thực hiện như sau:

+ Khi xây dựng DMT:

Trước khi xây dựng DMT đề xuất với Ban giám đốc phương án để các khoa điều trị xây dựng DMT, dự kiến khối lượng sử dụng, dự kiến thuốc thay thế với thuốc sử dụng nhiều của khoa mình. Nhóm nghiên cứu và khoa dược tiến hành tổng hợp, kết hợp với DMT sử dụng năm trước tiến hành đánh giá khả năng của các thuốc hạng A. Tham khảo các thuốc thay thế đã được sử dụng ở các bệnh viện khác có uy tín: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện K trung ương,…

Xây dựng và đề xuất DMT thuốc dự kiến bao gồm danh mục của các khoa điều trị và các dạng thuốc hoặc hoạt chất thay thế có giá thành thấp hơn. Thu thập các dữ liệu khoa học về các thuốc hạng A đặc biệt là các thuốc thuộc tiểu hạng AN.

30

Cung cấp DMT dự kiến và các dữ liệu về thuốc, thông tin phân tích ABC/VEN và những bất cập trong sử dụng thuốc cho các thành viên HĐT & ĐT.

Chủ nhiệm khoa dược là phó chủ tịch HĐT & ĐT bệnh viện khi họp xây dựng DMT đề nghị các thành viên trong hội đồng cho ý kiến và quan điểm về các thuốc hạng A và các thuốc thuộc tiểu hạng AN. Nếu các thuốc có giá thành cao vẫn giữ trong danh mục đề xuất giải pháp song song đưa thêm thuốc có giá thành thấp vào danh mục.

+ Khi đấu thầu thuốc

Căn cứ kế hoạch danh mục thuốc đã được xây dựng từ năm trước, tổ chức đấu thầu lựa chọn thuốc theo các tiêu chí đã quy định trong hồ sơ mời thầu (tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả điều trị), trong đó lưu ý đến việc mở rộng tiêu chuẩn xét chọn để chọn thêm thuốc thay thế có giá rẻ hơn: ưu tiên các thuốc sản xuất trong nước, thuốc giá rẻ đối với thuốc không thuốc yếu để giảm ngân sách nhóm thuốc này. Nhưng các thuốc này phải đảm bảo về hiệu lực điều trị.

+ Trong sử dụng thuốc

Thực hiện cung ứng và kiến nghị sử dụng song song trong 01 tháng. Sau khi sử dụng song song kiến nghị HĐT & ĐT bệnh viện họp đánh giá giải pháp thay thế. Nếu thuốc thay thế có hiệu lực điều trị tương đương kiến nghị HĐT & ĐT bệnh viện thực hiện thay thế triệt để.

- Giải pháp kiểm soát thuốc không thiết yếu (nhóm N):

Trong giải pháp này các thuốc không thiết yếu bị giảm bớt hoặc loại bỏ. Để loại bỏ các thuốc nhóm N, nhóm nghiên cứu áp dụng giải pháp “tự loại bỏ” thông qua HĐT & ĐT của bệnh viện. Nhóm nghiên cứu thu thập các dữ liệu hiệu lực điều trị của các thuốc nhóm N, xếp thứ tự ưu tiên đặc biệt là các thuốc không có nhu cầu điều trị rõ ràng, cung cấp các thông tin này cho các thành viên của HĐT & ĐT. Đề nghị các thành viên của HĐT & ĐT cho ý kiến đặc biệt khi thuốc nào đó có ý kiến đề nghị giữ lại trong danh mục.

31

Đánh giá lại ngân sách kết hợp với ước tính lại nhu cầu, làm giảm số lượng hoặc loại trừ nhóm N khác và đánh giá lại ngân sách mua dự kiến cho tất cả các thuốc còn lại.

Áp dụng “chiến lược phụ cấp ưu đãi” bảo vệ 1 hoặc nhiều thuốc. Trong việc điều chỉnh, nhóm có quyền ưu tiên cao nhất được miễn cắt giảm và số lượng thuốc còn lại được giảm đến khi cân bằng ngân sách mua với mua dự kiến. Tùy chọn khác là giảm số lượng cho nhóm ưu tiên cao nhất ít hơn nhóm ưu tiên thấp hơn. Chú ý đặc biệt đến thuốc V, E bởi vì các thuốc này chỉ được loại trừ cuối cùng khỏi danh sách [28].

c/ Đánh giá sau can thiệp

Thực hiện đánh giá so sánh danh mục thuốc trước và sau can thiệp. Cụ thể: Đánh giá so sánh danh mục thuốc sử dụng năm 2013 với danh mục thuốc sử dụng năm 2014 sau khi đã loại bỏ 01 tháng sử dụng song song. Thực hiện test χ2 để đánh giá so sánh số lượng, chi phí của các nhóm thuốc theo phân tích ABC, VEN. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.2.2. Đánh giá thực trạng kê đơn sử dụng thuốc tại bệnh viện Nông Nghiệp trong năm 2013 và thực hiện giải pháp can thiệp năm 2014 trong năm 2013 và thực hiện giải pháp can thiệp năm 2014

2.2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu

* Tính cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu:

n = Z(1−α/2)2 P(1 − P) d2 Trong đó:

n: Cỡ mẫu nghiên cứu.

α: Mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 ứng với độ tin cậy là 95% Z: Giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ( 1- α )

32

d : Độ sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể P : Tỷ lệ nghiên cứu ước tính

Chọn P = 0,5 để lấy cỡ mẫu lớn nhất Chọn α = 0,05 , tra bảng với (1- α) = 0,95 Ta có Z(1 - α/2) = 1,96 chọn d = 0,05

Thay vào công thức ta có n = 385. Thực tế chúng tôi lấy 400 bệnh án điều trị nội trú và 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú.

* Cách lấy mẫu:

- Với đơn thuốc điều trị nội trú thực hiện lấy bệnh án lưu tại Ban kế hoạch tổng hợp.

Lấy 400 bệnh án theo cách lấy mẫu phân tầng trên 08 khoa (Nội, ngoại, sản, nhi, liên chuyên khoa, cấp cứu chống độc, lây, thận nhân tạo). Phân bố cỡ mẫu lấy ở mỗi tầng như nhau, mỗi tầng lấy 50 mẫu (mỗi khoa lấy 50 bệnh án). Trong mỗi tầng chọn mẫu một cách ngẫu nhiên 50 lần/ tầng sử dụng hàm RANDBETWEEN(1, N) trong phần mềm Excel 2010.

Trong đó:

N = Tổng số bệnh án mỗi tầng

- Với đơn thuốc điều trị ngoại trú: Lấy 400 đơn thuốc điều trị ngoại trú không phân biệt BHYT và tự nguyện. Phương án lấy mẫu được thực hiện một cách ngẫu nhiên 400 lần bằng hàm RANDBETWEEN(1, N) trong phần mềm Excel 2010.

33

N = Tổng số đơn thuốc điều trị ngoại trú năm 2013. Và là tổng số đơn thuốc điều trị ngoại trú từ tháng 01/01/2014 đến 31/12/2014 để đánh giá giải pháp can thiệp.

2.2.2.2. Giải pháp can thiệp với hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú

Từ năm 2011, BVNN thực hiện kê đơn thuốc điện tử (eRX) thông qua phần mềm kê đơn quản lý thuốc sử dụng của Vụ điều trị - BYT. Tuy nhiên, để tăng cường hoạt động giám sát kê đơn thuốc điều trị ngoại trú nhóm nghiên cứu đề xuất với lãnh đạo bệnh viện mở rộng một số tính năng của phần mềm, cụ thể:

* Đối tươ ̣ng can thiê ̣p: các bác sỹ kê đơn thuốc điều tri ̣ ngoa ̣i trú. * Nô ̣i dung can thiê ̣p:

- Tăng khả năng liên kết với phần mềm Drug interactions checker (thông qua địa chỉ http://www.drugs.com) để bác sỹ kê đơn có thể kiểm tra tương tác thuốc trực tuyến khi cần thiết có nghi ngờ.

- Tăng khả năng tự điền tên hoạt chất trong ngoặc đơn khi bác sỹ kê đơn bằng tên biệt dược. Và lựa chọn hàm lượng khi thực hiện kê đơn thuốc.

- Tăng trường tìm kiếm, sàng lọc đơn thuốc có chứa vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc; bác sỹ kê nhiều đơn thuốc có vitamin, kháng sinh.

Để giám sát hoạt động kê đơn và phản hồi, hàng tháng nhóm nghiên cứu cùng bộ phận tin học thực hiện trích xuất, thống kê các đơn thuốc có kê vitamin, kháng sinh, thuốc tiêm, đơn kê nhiều thuốc. Sàng lọc các đơn, bác sỹ kê đơn có kê các thuốc theo dõi có giá trị lớn, nhiều thuốc,… báo cáo với giám đốc bệnh viện để tiến hành nhắc nhở và tổ chức họp HĐT&ĐT bệnh viện đánh giá nếu cần thiết.

34

2.2.2.3. Đánh giá sau can thiệp với hoạt động kê đơn ngoại trú

Tiến hành phân tích số liệu về số thuốc trung bình trong đơn; tỷ lệ đơn thuốc có kê thuốc bổ trợ, vitamin; chi phí trung bình thuốc bổ trợ, vitamin;… Sử dụng ttest và test χ2 để so sánh. Khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.3. Các biến nghiên cứu

Các biến nghiên cứu sử dụng trong đề tài được miêu tả trong bảng 2.1:

Bảng 0.1: Các biến nghiên cứu

TT Tên biến Khái niệm/cách tính toán Cách thu thập số

liệu

(1) (2) (3) (4)

A Các biến phân tích danh mục thuốc

1 Số khoản sử dụng

Số lượng các khoản mục thực tế sử dụng của từng nhóm thuốc

Hồ sơ thống kê lưu

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)