* Về danh mục thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý
Danh mục thuốc Bệnh viện Nông Nghiệp năm 2013 gồm có 26 nhóm thuốc. Trong đó nhóm thuốc có tỷ trọng cao nhất là thuốc trị kí sinh trùng - chống nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ 34,2% giá trị sử dụng), tiếp theo là nhóm giảm đau, hạ sốt, chống viêm (NSAIDs) (chiếm tỷ lệ 15,1% về giá trị sử dụng), thuốc đường tiêu hóa (chiếm tỷ lệ 17,0% về giá trị sử dụng) thuốc tim mạch (11,6%). Về cơ cấu Danh mục thuốc của Bệnh viện Nông Nghiệp cũng tương tự như Danh mục thuốc ở một số Bệnh viện hiện nay như Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện E [15], [18]. Tuy nhiên, về chi phí của nhóm thuốc ký sinh trùng – chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ 34,2% cao hơn so với mức trung bình trong cả nước (năm 2008, của cả nước 32,7%); tỷ lệ này cũng cao hơn mức trung bình của các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương năm 2009 (tuyến trung ương: 25,7%; tuyến tỉnh 32,0%). Nếu so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Hà năm 2012 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tỷ lệ nhóm thuốc này của BVNN cũng cao hơn (BV 108 năm 2012 là 22,9/87,7 x 100 = 26,1%) [12], [20]. Theo chúng tôi, sự khác biệt này có thể do thời điểm nghiên cứu là khác nhau và mô hình bệnh tật của các bệnh viện là khác nhau. Mặc dù vậy, với tỷ lệ nhóm thuốc ký sinh trùng – chống nhiễm khuẩn được sử dụng với số lượng thuốc nhiều, tỷ trọng kinh phí cao như vậy BVNN cũng có phần bất hợp lý, BV cần xem xét để hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị.
* Về thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần
Trong sử dụng thuốc, về nguyên tắc càng phối hợp nhiều thuốc thì rủi ro tai biến về thuốc càng tăng, việc kiểm soát quá trình sử dụng thuốc cho bệnh nhân càng gặp nhiều khó khăn. Do đó, trong điều trị người ta hạn chế tối đa
78
việc sử dụng thuốc đa thành phần. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tại BVNN tỷ lệ thuốc đa thành phần được sử dụng gồm có 48 thuốc chiếm tỷ lệ 13,37% và GTSD chiếm 22,5%. So với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương ở các bệnh viện tuyến trung ương năm 2009 thì tỷ lệ thuốc số khoản mục thuốc đa thành phần không có sự khác biệt. Nhưng, về giá trị sử dụng thì tỷ trọng tiêu thụ thuốc đa thành phần của BVNN cao hơn các bệnh viện trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương ở tất cả các tuyến (tỷ lệ GTSD cao nhất của tuyến trung ương là 18,8%; tuyến tỉnh: 20,1%; tuyến huyện: 21,7%) [20]. Sự khác biệt này cho thấy tại BVNN có thể do các thuốc đa thành phần của BVNN có giá thành cao hơn vì thời gian nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện sau nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hương tới 04 năm, đồng thời ngay từ năm 2011, BYT cũng có thông tư hướng dẫn việc hạn chế sử dụng thuốc đa thánh phần. Do vậy, theo chúng tôi HĐT & ĐT BV nên chú trọng kiểm soát các thuốc đa thành phần đặc biệt là các thuốc có giá trị cao để hạn chế chi phí cho các loại thuốc này và giảm thiểu nguy cơ tai biến trong sử dụng thuốc.
Về cơ cấu thuốc theo INN và thuốc tên biệt dược, kết quả cho thấy, thuốc theo tên biệt dược chiếm tỷ lệ 63,41% về số lượng (228 thuốc), nhưng chiếm tỷ lệ 70,28% về giá trị. Mặc dù tỷ lệ này khá cao, tuy nhiên, khi so sánh với một số Bệnh viện như Bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Trung ương 108 thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều (các bệnh viện này sử dụng thuốc tên biệt dược chiếm khoảng 90% giá trị sử dụng thuốc) [12], [15]. Còn khi so với Bệnh viện lao và phổi Quảng Ninh (thuốc tên biệt dược chiếm hơn 60%) và Bệnh viện 354 (thuốc mang tên biệt dược chỉ chiếm khoảng 50%) thì tỷ lệ này cao hơn [16], [23]. Thuốc theo tên biệt dược hiện vẫn chiếm tỷ lệ cao trên thị trường thuốc hiện nay, đây là lý do, nó chiếm tỷ lệ khá cao trong danh mục thuốc của các bệnh viện nói chung và BVNN nói riêng. Việc hạn chế các thuốc mang tên biệt dược, hướng đến các thuốc theo tên INN sẽ giúp giảm gánh nặng chi phí trong điều
79
trị, vì vậy ngành y tế nói chung cần quản lý tốt hơn việc cấp phép sản xuất hay nhập khẩu thuốc đã được chứng minh hiệu quả, đầu tư hợp lý cho việc thử lâm sàng và chứng minh tương đương sinh học để có bằng chứng thuyết phục thầy thuốc kê đơn thuốc tên INN cho bệnh nhân và đưa ra những hành động cụ thể cho cán bộ và nhân viên y tế để lựa chọn thuốc hiệu quả và chi phí hợp lý. Mặt khác, Hội đồng thuốc và điều trị BVNN, cũng cần cân nhắc kỹ khi lựa chọn thuốc đưa vào danh mục thuốc để đạt được cả mục tiêu hiệu quả điều trị và giảm chi phí.
* Về phân tích ABC, VEN
Kết quả phân tích danh mục thuốc sử dụng năm 2013 theo ABC: thuốc hạng A chiếm 27,0% về số lượng thuốc và 75,0% về giá trị; thuốc hạng B chiếm 22,01% số lượng thuốc và 15,08% giá trị và còn lại là các thuốc hạng C. Tiến hành hiện so sánh, đối chiếu với các kết quả nghiên cứu trên các bệnh viện khác được công bố thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi có sự sai khác với các các kết quả phân tích ABC ở các bệnh viện khác được công bố như: Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện K trung ương, Bệnh viện 108, Bệnh viện Nhân Dân 115,... [15], [21], [28]. Sự chưa phù hợp trong cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC của Bệnh viện Nông Nghiệp với qui luật thông thường có thể do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, theo chúng tôi sự khác biệt này có thể xảy ra do các nguyên nhân chính sau: thứ nhất: Bệnh viện chưa thực hiện giám sát chặt chẽ quá trình cung ứng và sử dụng thuốc; thứ hai: Trong năm 2013, bệnh viện tiến hành thay đổi phác đồ điều trị hoặc áp dụng thử nhiều phác đồ điều trị mới hoặc mở rộng kỹ thuật điều trị mới; thứ ba: Trong năm 2013, cơ cấu mô hình bệnh tật của bệnh viện có sự thay đổi bất thường (thiên tai, thảm họa, dịch bệnh,…). Qua nghiên cứu, tìm hiểu, sàng lọc chúng tôi thấy nguyên nhân thứ nhất có khả năng xảy ra là lớn nhất vì:
- Tại các tài liệu của bệnh viện, các biên bản họp của HĐT&ĐT bệnh viện và trao đổi với lãnh đạo bệnh viện, các chủ nhiệm khoa điều trị chúng tôi
80
không thấy có nội dung nào và bác sỹ nào đề cập đến việc thay đổi phác đồ điều trị và không có phác đồ điều trị mới nào được áp dụng thử nghiệm trong năm 2013.
- Trong năm 2013, tại khu vực bệnh viện trú đóng và trong ngành chúng tôi chưa thấy thông tin nào công bố về dịch bệnh, thiên tai thảm họa trong khu vực và trong bộ nông nghiệp. Trong năm, bệnh viện cũng không có đợt nào tham gia ứng cứu thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nào trong nước cũng như quốc tế. So sánh mô hình bệnh tật năm 2013 của bệnh viện với năm 2012 thì sự khác biệt là không đáng kể.
Với các lý do nêu trên, theo chúng tôi BVNN cần có giải pháp để kiểm soát hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện, đặc biệt trong khâu sử dụng thuốc để tạo thuận lợi cho quá trình mua thuốc, bảo quản thuốc và nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc.
Mặt khác trong phân tích ABC dù chưa phản ánh được hiệu lực điều trị của thuốc. Nhưng sơ bộ kết quả nghiên cứu cho thấy có 02 chế phẩm bột đông khô pha tiêm, hàm lượng 1g của dược chất cefotaxim và 02 chế phẩm viên uống hàm lượng 200mg của dược chất cefixime. Với sự trùng lặp như vậy theo chúng tôi HĐT&ĐT của bệnh viện có thể xem xét loại bỏ hay hạn chế sử dụng các một trong các sản phẩm trùng lặp này.
Như vậy, phân tích danh mục thuốc sử dụng theo phân tích ABC tại BVNN năm 2013 cho thấy trong cung ứng thuốc và sử dụng thuốc của bệnh viện có sự phân tán, dàn trải trên nhiều chủng loại thuốc không tập trung. Theo chúng tôi, những hoạt động này của bệnh viện có thể gây lãng phí nguồn lực của bệnh viện và người bệnh và gây khó khăn trong công tác quản lý và bảo quản thuốc. Do đó, Bệnh viện cần quan tâm chấn chỉnh các hoạt động này để tiết kiệm chi phí, đồng thời việc tiến hành giải pháp can thiệp vào hoạt động cung ứng, sử dụng thuốc của BVNN là hoàn toàn hợp lý.
81
Về cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phân tích VEN: theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhóm V chiếm 28,4% về số thuốc và 52,3% về chi phí; các tỷ lệ này của nhóm E lần lượt là 55,2% và 42,9%; của nhóm N là 16,4% và 4,8%. Xét về tỷ lệ nhóm V thì kết quả này có sự khác biệt nhiều với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Hiền Trung tại BV Nhân dân 115 và Nguyễn Trung Hà tại BV 108 cả về chủng loại thuốc và chi phí. Cụ thể tỷ lệ nhóm V trong danh mục thuốc sử dụng của BVNN năm 2013 cao hơn tỷ lệ nhóm V trong hai nghiên cứu trên. Sự khác biệt này có phần hợp lý vì có sự khác nhau về tuyến bệnh viện và thời gian nghiên cứu và quan điểm điều trị phân loại VEN giữa các HĐT&ĐT. Với BVNN là bệnh viện hạng 1 nhưng đóng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội nên việc thu dung và điều trị vừa có tính chuyên sâu lại vừa có tính cấp cứu ban đầu, quan điểm điều trị có tính bao vây nhiều hơn nên tỷ lệ các nhóm V sẽ chiếm nhiều về chủng loại và chi phí trong danh mục sử dụng. Còn với BV 108 và BV Nhân dân 115, các bệnh viện này đều đóng ở trung tâm các thành phố lớn có nhiều hệ thống trang thiết bị cao nên quan điểm điều trị cấp cứu có chọn lọc hơn, bảo tồn nhiều hơn do đó tỷ lệ nhóm V trong danh mục thuốc sử dụng sẽ ít hơn. Xét về tỷ lệ nhóm N thì tỷ lệ chi phí của nhóm này trong DMT sử dụng của BVNN thấp hơn của BV 108, kết quả này cho thấy việc sự dụng thuốc của BVNN có phần hiệu quả hơn. Đây là ưu điểm mà bệnh viện cần phát huy.
Tóm lại, trong danh mục thuốc sử dụng của BVNN năm 2013 có nhiều ưu điểm và nhiều vấn đề bất cập đan xen với nhau. Bệnh viện nên phát huy các ưu điểm đạt được trong cung ứng và sử dụng thuốc như tỷ lệ các thuốc có nguồn gốc trong nước cao, tỷ lệ số chủng loại thuốc trong nhóm V và E trong danh mục thuốc cao. Bên cạnh đó trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện cũng còn nhiều bất cập phải can thiệp điều chỉnh như: chi phí không hữu ích trong sử dụng thuốc tương đối lớn 16,43 tỷ đồng chiếm 4,75% về giá trị sử dụng; thuốc
82
sử dụng còn phân tán dàn trải;… Với những hạn chế này BVNN cần có giải pháp chấn chỉnh để nâng cao hiệu quả trong sử dụng thuốc.