Phân tích đơn thuốc ngoại trú

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 68 - 75)

* Ghi thông tin bệnh nhân

Đơn thuốc được đánh giá là không đầy đủ thông tin bệnh nhân khi thiếu một trong các mục sau:

- Họ tên bệnh nhân, Tuổi.

- Chẩn đoán

- Ngày kê đơn

- Địa chỉ chính xác số nhà, đường phố hoặc thôn, xã.

Ghi thông tin bệnh nhân điều trị ngoại trú được khảo sát theo bảng 3.16:

Bảng 3.17: Ghi thông tin bệnh nhân điều trị ngoại trú

STT Chỉ tiêu Số lượng (đơn) Tỷ lệ (%)

1 Ghi đầy đủ họ tên bệnh nhân, tuổi, ngày kê đơn

400 100

2 Ghi địa chỉ bệnh nhân cụ thể số nhà, đường phố hoặc thôn, xã

98 24,5

3 Ghi chẩn đoán bệnh 400 100

59

Nhận xét

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ tên, tuổi, chẩn đoán bệnh tuy đạt tỷ lệ 100% nhưng cũng còn trường hợp viết tắt ví dụ như: VPK (viêm viêm phế quản), VPC (viêm phổi cấp), điều này gây lo lắng, bức xúc cho bênh nhân và người nhà bệnh nhân vì họ không biết họ hoặc người nhà của họ mắc bệnh gì thậm chí có khi suy đoán sai về bệnh của mình hoặc người nhà của mình.

Tỷ lệ đơn ghi đầy đủ địa chỉ bệnh nhân chỉ đạt 24,5%, đa số các đơn chỉ ghi huyện, tỉnh mà không ghi đầy đủ theo quy định.

* Ghi tên thuốc trong đơn

Theo khoản 5 điều 7 của quy chế “Kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú”: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất). Các chỉ tiêu được khảo sát theo bảng sau:

Bảng 3.18: Ghi tên thuốc trong đơn điều trị ngoại trú

TT Chỉ tiêu Số lượng (thuốc) Tổng số Tỷ lệ (%)

1 Số thuốc được kê đơn bằng tên

INN 89 1150 7,7

2

Ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc có một thành phần

805 805 100,0

5 Ghi đúng, đầy đủ nồng độ, hàm

lượng, số lượng mỗi thuốc trong đơn 1050 1150 91,3

Nhận xét

- Có 91,3% đơn ghi đúng, đầy đủ nồng độ, hàm lượng, số lượng mỗi thuốc trong đơn

- Không có đơn nào thực hiện ghi theo tên biệt dược có tên chung quốc tế trong ngoặc đơn với thuốc có một thành phần.

60

- Việc kê đơn thuốc sử dụng tên chung quốc tế (INN) với thuốc một thành phần đạt 7,7% chủ yếu là các thuốc: Amoxicillin, Cefalexin, Nistatin.

* Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn điều trị ngoại trú

Đơn thuốc được đánh giá ghi đầy đủ hướng dẫn sử dụng khi ghi đầy đủ các nội dung sau:

- Liều dùng một lần và liều dùng 24 giờ. - Đường dùng.

- Thời điểm dùng thuốc.

Bảng 3.19: Ghi hướng dẫn sử dụng thuốc trong đơn điều trị ngoại trú

TT Chỉ tiêu Số lượng

(thuốc)

Tổng

số Tỷ lệ (%)

1

Ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều

dùng 24 giờ 1150

1150

100,0

2 Ghi đường dùng 1150 100,0

3 Ghi thời điểm dùng 725 63,0

Nhận xét

100% đơn ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ, 100% số đơn ghi đầy đủ đường dùng.

Tỷ lệ các thuốc ghi trong đơn thực hiện đúng quy chế về ghi hướng dẫn thời điểm dùng thuốc chỉ đạt trên 66,25%, các lỗi này chủ yếu là do thói quen, khi cho thuốc viên bác sỹ chỉ ghi “ ngày uống 2 viên chia 2 lần sáng, chiều ”. Các lỗi không ghi rõ ràng thời điểm dùng thuốc sẽ tạo cho người bệnh sự tuỳ tiện trong sử dụng thuốc, việc dùng thuốc sẽ kém hiệu quả trong quá trình điều trị.

61

* Các chỉ tiêu về sử dụng thuốc điều trị ngoại trú

Để đánh giá việc thực hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú, chúng tôi thực hiện phân tích một số chỉ số theo bảng 3.19:

Bảng 3.20: Việc thực hiện các chỉ tiêu về sử dụng thuốc ngoại trú

TT Nội dung Chỉ số Số lượng /Tỷ lệ

/Nghìn đồng

1

Số thuốc

trong đơn Tổng số đơn khảo sát 400 Số thuốc kê nhiều nhất trong 1 đơn 05 Số thuốc kê ít nhất trong 1 đơn 01

Tổng số thuốc được kê 1150

Số thuốc trung bình trong 1 đơn 2,7 ± 2,3

2

Sử dụng

kháng sinh Số đơn có kê kháng sinh 312 Tỷ lệ % đơn có kê kháng sinh 78,0

3

Sử dụng Vitamin, thuốc bổ trợ

Số đơn có kê Vitamin, thuốc bổ trợ 324

Tỷ lệ % đơn có kê Vitamin 81,0

Chi phí trung bình vitamin, thuốc bổ

trợ/ đơn 42,4 ± 11,9

4

Sử dụng

thuốc tiêm Số đơn có thuốc tiêm 9

Tỷ lệ % đơn có kê thuốc tiêm 2,3 Nhận xét

Kết quả khảo sát 400 đơn thuốc kê cho bệnh nhân điều trị ngoại trú cho thấy : số thuốc kê nhiều nhất trong 1 đơn là 5, số thuốc kê ít nhất trong 1 đơn là 1, tất cả các đơn ngoại trú đều không có kháng sinh tiêm.

62

Tỷ lệ đơn thuốc có chứa kháng sinh là 78% ; còn tỷ lệ này đối với vitamin là 81,0%.

* Số thuốc kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú

Số thuốc kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú được khảo sát theo bảng sau:

Bảng 3.21: Số thuốc kháng sinh trong đơn điều trị ngoại trú

TT Nội dung Giá trị Tỷ lệ

(%)

1 Tổng số đơn khảo sát 400

2 Tổng số đơn có thuốc kháng sinh 312 78,0 3 Số đơn có 01 thuốc kháng sinh 258 64,5 4 Số đơn có 02 thuốc kháng sinh 54 13,5 5 Số đơn có > 02 thuốc kháng sinh 0 0

Nhận xét :

Trong số 312 đơn thuốc có kê thuốc kháng sinh thì chủ yếu là đơn thuốc có kê 01 thuốc kháng sinh (258) với tỷ lệ 64,5% tổng số đơn khảo sát và 82,69% tổng số đơn thuốc có kê kháng sinh. Chỉ có 54 đơn kê 2 thuốc kháng sinh, chủ yếu là các phối hợp điều trị bệnh phụ khoa, ngoài da…là bệnh dùng thuốc kháng sinh theo đường dùng khác nhau hoặc phối hợp thuốc kháng sinh trong điều trị bệnh dạ dày. Không có đơn nào kê từ 3 thuốc kháng sinh trở lên, chỉ có thuốc đặt phụ khoa sử dụng viên đa thành phần; thành phần gồm có 3 hoạt chất kháng sinh (Neo-megyna gồm có : Metronidazol +Neomycin+Nystatin ).

* Phối hợp kháng sinh trong điều trị ngoại trú

Kết quả khảo sát phối hợp kháng sinh trong điều trị ngoại trú được trình bày ở bảng 3.21:

63

Bảng 3.22: Các hoạt chất kháng sinh phối hợp trong điều trị ngoại trú

TT Hoạt chất phối hợp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Amoxicillin + Metronidazol 4 1,00

2 Amoxicllin + Tobaramycin 6 1,50

3 Cefuroxim + Metronidazol 7 1,75

4 Amoxcillin + acid clavunilic + Doxycillin 8 2,00

5 Clarithromycin + Tinidazol 14 3,50 6 Cefuroxim + Metronidazol+Neomycin+Nystatin 5 1,25 7 Pefloxacin + Metronidazol+Neomycin+Nystatin 5 1,25 8 Cefuroxim + Doxycillin 7 1,75 Tổng cộng 56 14 Nhận xét

Có 8 dạng phối hợp thuốc kháng sinh đã được phát hiện trong số 400 đơn khảo sát. Phối hợp kháng sinh chủ yếu do đường dùng khác nhau. Mặt khác phối hợp để tăng hiệu quả điều trị, giảm đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Phối hợp điều trị vi khuẩn H. pylori được các bác sĩ quan tâm.

* Tương tác thuốc trong đơn ngoại trú

Kết quả khảo sát tương tác thuốc trong đơn ngoại trú được trình bày ở bảng 3.22:

64

Bảng 3.23: Tỷ lệ đơn ngoại trú có tương tác thuốc

TT Nội dung Giá trị Tỷ lệ (%)

1 Tổng số đơn khảo sát 400

2 Số đơn có tương tác thuốc 27 6,75

3 Số đơn có tương tác thuốc mức độ 1 5 1,25 4 Số đơn có tương tác thuốc mức độ 2 22 5,50

Nhận xét

Kết quả ở bảng 3.22 cho thấy: có 27 trong số 400 đơn thuốc kê thuốc có sự tương tác. Trong đó, có 22 đơn thuốc tương tác ở mức độ 2 và 5 đơn thuốc tương tác ở mức độ 1.

* Chi phí một đơn điều trị ngoại trú

Kết quả khảo sát chi phí một đơn điều trị ngoại trú được trình bày ở bảng 3.23:

Bảng 3.24: Chi phí một đơn điều trị ngoại trú

TT Nội dung Giá trị (VNĐ)

1 Tổng chi phí 46.111.200

2 Chi phí trung bình một đơn thuốc 115.478

3 Chi phí một đơn thuốc cao nhất 278.960

4 Chi phí một đơn thuốc thấp nhất 21.546

65

Nhận xét

- Chi phí trung bình một đơn thuốc điều trị ngoại trú 115.478 đồng. - Chi phí một đơn thuốc cao nhất là 278.960 đồng. Trong khi đó, chi phí một đơn thuốc thấp nhất là 21.546 đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện nông nghiệp năm 2013 (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)