Để đánh giá việc thực hiện kê đơn thuốc cho bệnh nhân nội trú, tiến hành phân tích một số chỉ số theo Thông tư số 23/2011/TT-BYT “ Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 và Thông tư số 21/2013/TT-BYT “Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị ” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành ngày 08-8-2013.
* Thực hiện quy chế Hướng dẫn sử dụng thuốc.
Việc thực hiện quy chế Hướng dẫn sử dụng thuốc được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.25: Thực hiện quy chế Hướng dẫn sử dụng thuốc
TT Chỉ tiêu Số lượng
(BA)
Tỷ lệ (%)
(1) (2) (3) (4)
1 Ghi đầy đủ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ của bệnh
nhân. 400/400 100
2 Chỉ định thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng (tên thuốc, nồng độ, hàm lượng) nếu có sửa chữa phải ký xác nhận bên cạnh
356/400 89,0
3 Liều dùng 1 lần, số lần dùng trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng, thời điểm dùng, đường dùng
66
(1) (2) (3) (4)
4 Ghi chỉ định thuốc theo trình tự: đường tiêm,
uống, đặt, dùng ngoài và các đường dùng khác 400/400 100 5 Đánh số thứ tự ngày dùng đối với một số nhóm
thuốc cần thận trọng khi sử dụng (TGN, THTT, thuốc kháng sinh, corticoid)
293/293 100
6 Thời gian chỉ định thuốc đúng quy định: không quá 02 ngày (đối với ngày làm việc) và không quá 03 ngày (đối với ngày nghỉ)
400/400 100
7 Có phiếu thử phản ứng với kháng sinh tiêm 275/275 100 8 Có phiếu theo dõi truyền dịch 188/188 100 9 Có phiếu xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây
bệnh và thử kháng sinh đồ 5/275 1,82
10 Ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ 400/400 100
11 Ghi đường dùng 400/400 100
12 Ghi thời điểm dùng 316/400 79,0
Nhận xét
Theo kết ở bảng 3.24 cho thấy: 100% hồ sơ bệnh án ghi thuốc theo đúng trình tự quy định, có đánh số thứ tự ngày dùng đối với một số nhóm thuốc cần thận trọng khi sử dụng (TGN, THTT, thuốc kháng sinh, corticoid), 100% hồ sơ bệnh án sử dụng dung dịch tiêm truyền có phiếu theo dõi truyền dịch. Việc sử dụng kháng sinh được kiểm soát chặt chẽ, 100% hồ sơ bệnh án chỉ định dùng kháng sinh tiêm có phiếu thử phản ứng, việc này giúp giảm được tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ, đặc biệt là phản ứng dị ứng khi sử dụng kháng sinh. Tỷ lệ làm xét nghiệm vi sinh tìm vi khuẩn gây bệnh và thử kháng sinh đồ chỉ chiếm
67
1,82% số bệnh nhân có sử dụng kháng sinh, nhưng chủ yếu cho các bệnh nặng như sock nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, nhiễm trùng máu… còn các trường hợp khác không tiến hành. Do vậy, trong kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện chưa thực sự tận dụng, phát huy các kết quả cận lâm sàng để nâng cao chất lượng điều trị.
Bảng trên cũng cho thấy 100% bệnh án ghi đầy đủ liều dùng 1 lần và liều dùng 24 giờ. Nhưng việc hướng dẫn sử dụng vẫn là chung chung, chưa ghi một cách cụ thể, đặc biệt những thuốc mà thời dùng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị như thuốc huyết áp, corticoid, thuốc điều trị bệnh dạ dày. Vì vậy, tỷ lệ Bệnh án ghi đầy đủ liều dùng 1 lần, số lần dùng trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng, thời điểm dùng, đường dùng chiếm tỷ lệ 64% số bệnh án khảo sát. Vì vậy, bệnh viện cần chẩn chỉnh việc kê đơn thuốc của bác sĩ để việc sử dụng được hiệu quả hơn.
* Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc gây nghiện
Kết quả khảo sát việc thực hiện quy chế sử dụng thuốc gây nghiện được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.26: Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc gây nghiện
TT Chỉ tiêu Số lượng
(BA)
Tỷ lệ (%)
1 Có đánh số thứ tự ngày sử dụng 77 100
2 Chỉ định dùng thuốc đúng số ngày quy
định (tối đa 07 ngày) 77 100
68
Nhận xét
Trong tổng số 77 bệnh án khảo sát có chỉ định sử dụng thuốc gây nghiện, 100% hồ sơ bệnh án thực hiện đúng đánh số ngày sử dụng, không có tình trạng sử dụng thuốc gây nghiện quá số ngày quy định.
* Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
Việc thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3.27: Thực hiện quy chế khi sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
TT Chỉ tiêu Số lượng (BA) Tỷ lệ (%)
1 Có đánh số thứ tự ngày sử dụng
98 100
2 Chỉ định dùng thuốc đúng số ngày
quy định (tối đa 10 ngày) 98 100
Tổng số BA kê THTT, tiền chất
98 100
Nhận xét
Trong tổng số 98 hồ sơ bệnh án khảo sát có chỉ định sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất, có 100 % hồ sơ bệnh án thực hiện có đánh số thứ tự ngày sử dụng, không có tình trạng sử dụng thuốc hướng tâm thần và tiền chất quá số ngày quy định.
69
Bảng 3.28: Việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng thuốc nội trú
TT Chỉ tiêu Số lượng
(BA)
Tỷ lệ (%)
1 Bệnh nhân sử dụng dung dịch tiêm truyền
188
47,00
2 Bệnh nhân sử dụng kháng sinh
322
80,50
3 Bệnh nhân sử dụng kháng sinh tiêm
275 68,75 4 Bệnh nhân sử dụng vitamin 391 97,75 Tổng số HSBA khảo sát 400 100 Nhận xét
- Tỷ lệ bệnh nhân nội trú có sử dụng dung dịch tiêm truyền gần một nửa số bệnh án khảo sát với tỷ lệ 47,0 %;
- Số bệnh nhân điều trị nội trú có sử dụng kháng sinh chiếm tới 80,5%;
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh tiêm là 68,75% trong tổng số bệnh án được khảo sát;
- Tỷ lệ bệnh án có sử dụng vitamin là cao nhất với 97,75 % .
* Số kháng sinh được chỉ định trong 1 bệnh án
Kết quả khảo sát số kháng sinh được chỉ định trong 1 bệnh án trình bảng 3.29:
70
Bảng 3.29: Số kháng sinh được chỉ định trong 1 bệnh án
TT Số kháng sinh Số lượng BA Tỷ lệ (%) 1 01 65 20,19 2 02 238 73,91 3 03 19 5,90 Tổng số BA 322 100 Nhận xét
Kết quả khảo sát cho thấy số bệnh nhân sử dụng 2 kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất là 73,91%, trong khi đó số bệnh nhân sử dụng 1 kháng sinh chỉ chiếm 20,19%. Số bệnh nhân sử dụng 3 kháng sinh chiếm tỷ lệ 5,90%.
* Đường dùng kháng sinh trong bệnh án
Kết quả khảo sát đường dùng kháng sinh trong bệnh ánđược trình bày ở bảng 3.29:
Bảng 3.30: Đường dùng kháng sinh trong bệnh án
TT Đường dùng Số lượng BA Tỷ lệ (%)
1 Uống 41 12,73
2 Tiêm 269 83,54
3 Uống + Nhỏ mắt 12 3,73
71
Nhận xét
Qua khảo sát cho thấy: bệnh nhân sử dụng kháng sinh tại bệnh viện chủ yếu bằng đường tiêm, chiếm tới 83,54% trong tổng số bênh nhân có sử dụng kháng sinh.
* Thời gian dùng kháng sinh trong bệnh án
Kết quả khảo sát thời gian dùng kháng sinh trong bệnh án được trình bày ở bảng 3.31:
Bảng 3.31: Thời gian dùng kháng sinh trong bệnh án
Nhận xét
Bệnh nhân sử dụng kháng sinh từ 5 - 7 ngày chiếm tỷ lệ cao nhất 64,60%, bệnh nhân sử dụng kháng sinh < 5 ngày chiếm tỷ lệ 5,28%, bệnh nhân sử dụng kháng sinh 7 - <10 ngày chiếm tỷ lệ 25,47%, bệnh nhân sử dụng kháng sinh > 10 ngày chỉ chiếm 5,28%.
TT Thời gian Số lượng BA Tỷ lệ (%)
1 < 5 ngày 17 5,28
2 5 - <7 ngày 208 64,60
3 7 - 10 ngày 82 25,47
4 > 10 ngày 15 4,65
72
* Tương tác thuốc trong điều trị nội trú
Kết quả khảo sát tương tác thuốc trong điều trị nội trú được trình bày ở bảng 3.26:
Bảng 3.32: Tỷ lệ bệnh án có tương tác thuốc
TT Nội dung Số đơn Tỷ lệ %
1 Tổng số đơn khảo sát 400 100
2 Số đơn có tương tác thuốc 38 9,50
3 Số đơn có tương tác thuốc ở mức 1
(nặng) 3 0,75
4 Số đơn có tương tác thuốc mức ở
độ 2 (trung bình) 23 5,75
5 Số đơn có tương tác thuốc ở mức 3
(nhẹ) 12 3,00
Nhận xét
Có 38 bệnh án khảo sát xảy ra tương tác thuốc (chiếm 9,50 %). Trong đó có 03 bệnh án gặp tương tác thuốc ở mức độ nặng (chiếm 0,75% ), 23 bệnh án gặp tương tác thuốc ở mức độ trung bình (chiếm 5,75 % ) và 12 bệnh án gặp tương tác thuốc ở mức độ nhẹ.
Thực hiện phân tích tìm hiểu các tương tác thuốc chúng tôi thu được các kết quả sau:
Bảng 3.33: Một số tương tác thuốc trong bệnh án
TT Mức độ
tương tác thuốc Các hoạt chất tương tác Số BA
(1) (2) (3) (4)
1 Mức độ 1 (Nặng) Enalapril ↔ allopurinol 3 2 Mức độ 2 (Trung bình) Metformin ↔ perindopril 6
73
(1) (2) (3) (4)
3 Mức độ 2 (Trung bình) Cimetidine ↔ colchicine 5 4 Mức độ 2 (Trung bình) Glimepiride ↔ perindopril 4 5 Mức độ 2 (Trung bình) Ciprofloxacin ↔ Diclofenac 8
6 Mức độ 3 (nhẹ) Amoxicillin ↔
Clarithromycin 5
7 Mức độ 3 (nhẹ) Ciprofloxacin↔ omeprazole 3 8 Mức độ 3 (nhẹ) Cimetidine↔ diclofenac 4
Nhận xét
Kết quả khảo sát cho thấy: có 8 loại tương tác thuốc trong các bệnh án khảo sát. Chỉ có 1 loại tương tác ỏ mức độ 1 đó là tương tác giữa Enalapril và Allopurinol với 3 bệnh án; có 4 tương tác ở mức độ 2 đó với 23 bệnh án; có 3 loại tương tác ở mức độ 3 với 12 bệnh án.
- Sự kết hợp enalapril và allopurinol làm tăng nguy cơ các phản ứng dị ứng nghiêm trọng và nhiễm trùng. Các triệu chứng có thể tiến triển ở bệnh nhân như khó thở; sưng mặt, môi hoặc lưỡi; ngứa, phát ban, sốt hoặc đau cơ,...Ngoài ra, các dấu hiệu có thể gặp phải ở bệnh nhân khi kết hợp 2 thuốc trên như sốt ớn lạnh, đau họng, mệt mỏi, đau nhức cơ thể hoặc các dấu hiệu của triệu chứng giống như cúm.
- Sự kết hợp Metformin với perindopril có thể làm tăng tác dụng của metformin vào việc giảm lượng đường trong máu. Điều này gây ra việc giảm đường huyết ở bệnh nhân với các triệu chứng như đau đầu, suy nhược, chóng mặt, buồn ngủ, căng thẳng, đổ mồ hôi, rối loạn và run rẩy. Với tương tác này,
74
khi sử dụng nhất định phải kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân và nếu cần phải tiến hành điều chỉnh liều lượng điều trị.
- Sự kết hợp của Glimepiride với perindopril. Glimepiride là một sulfamide hạ đường huyết thế hệ mới thuộc nhóm sulfonylure được sử dụng trong điều trị đái tháo đường type II với cơ chế tác động chủ yếu bằng cách kích thích giải phóng isulin bởi các tế bào beeta của đảo Langerhans ở tụy tạng. Perindopril có thể làm tăng tác dụng của glimepiride (tương tự cặp tương tác 2) và gây ra hiện tượng hạ đường huyết của bệnh nhân với các triệu chứng hạ đường huyết điển hình như đau đầu chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, đói, run, mô hôi và tim đập nhanh hay đập thình thịch. Với sự kết hợp này có thể phải điều chỉnh liều lượng sử dụng hay giám sát thường xuyên lượng đường trong máu của bệnh nhân, nếu bệnh nhân đã được sử dụng glimepiride và được bắt đầu điều trị bằng perindopril.