Hàn gắn vết thương chiến tranh

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 50 - 62)

6. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Hàn gắn vết thương chiến tranh

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp phải ký kết hiệp định Giơnevơ, rút quân về nước, lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền của các dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia. Xuất phát từ sự so sánh lực lượng và tính phức tạp của tình hình thế giới trong thời điểm đó, hiệp định Giơ ne vơ quy định, lãnh thổ Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời. Hai miền sẽ bắt đầu hiệp thương từ ngày 20/7/1955 và tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 7/1956. Như vậy, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước còn chưa hoàn thành. Hai miền đất nước sẽ thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử mới: miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, có độc lập, có tự do thực sự sẽ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất để tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho nhân dân Miền Nam đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới hòa bình thống nhất đất nước.

Cũng trong thời điểm này, cùng với các địa phương của miền Bắc, nhân dân Nghệ An bắt tay vào việc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội trong một bối cảnh với rất nhiều thuận lợi song không ít khó khăn.

Vốn là vùng tự do trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, chính quyền cách mạng ở Nghệ An đã từng được tôi luyện trong thử thách, có kinh nghiệm và thực tiễn lãnh đạo. Mặt khác, cũng trong thời gian này, chính quyền và

nhân dân Nghệ An đã đạt được một số thành tựu nhất định về chính trị xã hội, họ đã xây dựng được các cơ sở kinh tế dân chủ, góp phần cải tạo một phần đời sống nhân dân lao động, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền. Vì vậy nhân dân sẵn sàng sát cánh cùng nhau đoàn kết một lòng vì sự nghiệp chung. Tuy nhiên, đây cũng chính là lý do khiến cho chính quyền Mỹ - Diệm chú ý và ra sức tìm mọi thủ đoạn để phá hoại.

Bên cạnh những khó khăn chung của cả nước, Nghệ An có những khó khăn riêng. Là vùng tự do, không phải chiến trường trực tiếp nhưng Nghệ An vẫn chịu tác động rất lớn của chiến tranh chống Pháp. Miền tây Nghệ An và một số trọng điểm ở vùng đồng bằng như cầu cống, các cơ sở sản xuất, các công trình thủy lợi, các tuyến đường trọng yếu, trường học… bị máy bay Pháp bắn phá ác liệt nhằm âm mưu chặn đường tiếp tế từ hậu phương ra chiến trường. Với mục tiêu phục vụ cuộc kháng chiến, quyết tâm “Dốc sức, dốc lòng”, “Tất cả cho tiền tuyến”, sức người sức của ở Nghệ An đã được huy động triệt để. Bên cạnh đó, nhân dân vùng tự do Nghệ An đã cùng cả nước chủ động tiến hành tiêu thổ kháng chiến cản bước tiến quân của địch.

Tại thị xã Vinh và vùng đô thị lân cận, quân và dân địa phương triệt để phá hoại, tháo gỡ đường ray xe lửa, đánh sập cầu cống, đào xẻ đường phố dọc ngang thành các giao thông hào, tạo thành chi chít các hầm, hố, lổm nhổm các ụ tác chiến. Toàn thể vùng thị xã Vinh không điện, không nước, không đường đi lối lại, không có mặt bằng để xây cất nhà cửa. Thị xã Vinh chỉ còn là một vùng bình địa. Một bộ phận lớn nhân dân thị xã và những vùng trọng điểm đã tản cư về nơi an toàn.

Ở nông thôn, tình trạng sản xuất phân tán, ruộng đất bỏ hoang hóa, công cụ sản xuất bị phá hoại, thất lạc, trâu bò bị giết… Bên cạnh đó, sự chống phá của các thế lực thù địch bên trong vẫn chưa chấm dứt. Lợi dụng tình hình mới, bộ phận này trỗi dậy, móc nối, liên kết với nhau chống lại chính quyền và phá hoại các thành quả của nhân dân.

Từ thực tiễn nói trên cho thấy, công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục sản xuất ở Nghệ An trong thời gian tiếp theo đòi hỏi địa phương phải đầu tư rất nhiều công sức, thời gian cũng như nỗ lực của tổ chức Đảng, chính quyền và nhân dân.

Vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, từ ngày 23 đến ngày 26/9/1954, Nghệ An đối mặt với một trận mưa với cường độ lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Trận mưa đã dẫn tới ngập lụt lớn trên 12 huyện toàn tỉnh. Đê 42 dọc sông Lam bị vỡ nặng, đứt gãy hơn 50 quãng, có những nơi đê vỡ, nước xô sập quãng đê dài hơn 30m, đào sâu xuống 6m. 100% tuyến đập ở các huyện miền núi bị vỡ hoàn toàn. Nước lũ từ sông Lam theo các tuyến đê vỡ tràn vào các huyện Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn và thị xã Vinh gây ngập lớn trên diện rộng. Nhiều công trình thủy lợi, nhà cửa bị tàn phá. Tại thị xã Vinh, trên nhiều tuyến phố, thuyền bè có thể đi lại chèo chống như trên sông. Trận lụt khiến “67 người chết, 2.859 ngôi nhà bị sập, 437 nhà khác bị cuốn trôi, 622 con trâu, bò, 16.494 con lợn, 10.566 con gà, vịt bị chết và cuốn trôi”. Hơn 70.000 mẫu lúa trong tổng số 210.000 mẫu vụ mùa bị mất trắng. Gần 400 tấn thóc và kho tàng bị hư hại nặng.” Thanh Chương, Anh Sơn, Nam Đàn là những huyện chịu thiệt hại nhiều nhất.

Thiên tai làm cho sản xuất sa sút, đợt rét đầu năm 1955 cùng với hậu quả của lũ lụt đã dẫn tới giá gạo tăng đột biến từ 300 đồng lên 550 đồng/kg. Điều này kéo theo nạn đói và khủng hoảng đời sống kinh tế. Bên cạnh đó, những sai phạm trong lãnh đạo sản xuất khiến cho nạn đói thêm phần nghiêm trọng. Nạn đói diễn ra trên tất cả các vùng miền, gõ cửa từng nhà, tác động tới cuộc sống của tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Không chỉ ở nông thôn, nông dân đói ăn mà ở thành thị, những người lao động hoạt động ở các ngành nghề khác nhau cũng chịu sự tác động của nạn đói. Theo con số thống kê cụ thể, tháng 1/1955, Nghệ An có 15 vạn người bị đói, tháng 2/1955,

con số bị đói lên đến hơn 25 vạn người. Nạn đói diễn ra nặng nhất ở huyện Thanh Chương, toàn huyện có 127 người chết trong đó có 34 người chết đói. Thậm chí có người do đói dẫn đến bệnh tật mà chết.

Tất cả những khó khăn kể trên đã trở thành thử thách cam go đối với nhân dân Nghệ An trong những ngày đầu tiên sau kháng chiến chống Pháp. Đồng thời, nó cũng là bài toán nan giải, là phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Đảng ở đây. Vấn đề quan trọng lúc này là phải nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, đưa mọi hoạt động của đời sống nhân dân trở lại bình thường, từng bước ổn định nền nếp theo hướng xây dựng đời sống mới.

Chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, miền Bắc được giải phóng bước vào thời kỳ khôi phục và cải tạo kinh tế, để đáp ứng tình hình nhiệm vụ cách mạng mới. Ngành GTVT nước nhà cũng có những thay đổi về bộ máy tổ chức. Ngày 20/9/1955, kỳ họp thứ 5 quốc hội khóa I đã có nghị quyết tách bộ giao thông công chính thành 2 bộ: Bộ giao thông bưu điện và Bộ thuỷ lợi. Bộ giao thông bưu điện phụ trách các ngành vận tải đường sắt, đường thuỷ đường bộ và bưu điện. Tại Nghệ An Ty giao thông công chính được tách thành các Ty giao thông vận tải, Ty kiến trúc, Ty thuỷ lợi..Giao thông vận tải nội tỉnh thuộc quyền quản lý của Ty giao thông vận tải.

Ngay sau khi hoà bình lập lại từ tháng 8/1954 đến năm 1960 nhiệm vụ vủa ngành GTVT nước ta cũng rất nặng nề, toàn bộ hệ thống giao thông hư hỏng do chiến tranh, phương tiện vận tải còn thô sơ nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa có gì nhiều, đội ngũ cán bộ công nhân còn yếu và thiếu

Nghệ An là một trong những tỉnh khu IV chịu nhiều tổn thất lớn về GTVT trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, đường sá và phương tiện vận tải bị hư hỏng nhiều, các con đường quốc lộ 1, 7, 8 và các tụyến đường nội tỉnh ở trong tình trạng vá víu qua các lần sửa chữa phục vụ các

chiến dịch lớn, nền đường xe lửa bỏ hoang, đường thuỷ có nhiều đoạn chướng ngại vật chưa được tháo dỡ kịp thời, cầu cống bị đánh sập, đường phố thành hào giao thông, hầm hố, các ụ tác chiến, giao thông đi lại rất khó khăn, ước tính tài sản lên tới 101 triệu đồng Đông Dương [46, Tr115]. Vừa ra khỏi chiến tranh trong tình trạng đổ nát, từ ngày 23 đến ngày 26/9/1954 Nghệ An phải chống chọi với trận mưa lớn trong lịch sử, 12 huyện bị ngập lụt, đê 42 dọc sông Lam bị vỡ, đứt gãy hơn 50 quãng 100% tuyến đập ở các huyện miền núi bị vỡ hoàn toàn, nhiều công trình thuỷ lợi và nhà dân bị tàn phá, tại thị xã Vinh trên nhiều tuyến phố phải sử dụng thuyền bè làm phương tiện đi lại. Các đoạn đường bộ ở Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn bị tắc nghẽn và xói lở. Thoát ra khỏi chiến tranh, Ngành vận tải toàn tỉnh chỉ còn 9 chiếc ôtô hư hỏng nặng không có phụ tùng thay thế, phương tiện vận chuyển chủ yếu bằng thuyền gỗ trọng tải từ 2 tấn đến 20 tấn vói 584 chiếc của tư nhân [41, Tr 216], đường ray xe lửa bị bỏ hoang, đường thuỷ tắc nghẽn, sân bay Vinh xuống cấp nghiêm trọng. Vận tải đường thuỷ bị đình trệ do giá cước thấp, chính sách thuế đối với các chủ xe tư nhân chưa thoả đáng, các loại xe thô sơ hư hỏng nhiều.

Thực hiện Nghị quyết tháng 9/1954 của Bộ Chính trị về việc "Nhanh chóng khôi phục đường ôtô, đường xe lửa, vận tải sông ngòi", cán bộ, công nhân viên chức ngành GTVT Nghệ An đã đem hết tinh thần và lực lượng cùng nhân dân thực hiện nhiệm vụ khôi phục và cải tạo kinh tế sau chiến tranh.

Trên cơ sở thấm nhuần quan điểm của Đảng coi việc khôi phục hệ thống giao thông vận tải là việc có ý nghĩa quan trọng bậc nhất "Là điều không thể thiếu được trong việc sản xuất, phồn vinh kinh tế, làm cho hàng hoá giữa thành thị và nông thôn hoạt động”. Chỉ trong vòng 3 tháng giai đoạn hàn gắn khôi phục trên toàn miền bắc đã khôi phục 1,215km đường bộ bị phá

hoại trong chiến tranh, tu sửa lại 2.668 km đường cũ, sửa chữa và bắc lại hơn 3.700 mét cầu tạm [42, Tr 99]. Tại Nghệ An, lực lượng giao thông phối hợp cùng nhân dân tổ chức các đợt khôi phục từ 30/8 đến 15/9/1954 tập trung làm đường băng chính trên khoảng 75.000mét vuông.

Đối với các công trình cầu đường bộ từ năm 1958 bắt đầu sửa chữa từng bước có trọng điểm, khôi phục các con đường cũ bị hư hỏng chủ yếu làm theo tuyến, đường bộ đã dược lát đá dăm và sỏi. Thực hiện nghị quyết TW lần thứ 7 khoá III "giao thông vận tải phải được phát triển nhịp nhàng cân đối" và Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 21/8/1964 là "Công nghiệp phải phục vụ GTVT" giao thông vận tải Nghệ An đã được tiến hành khôi phục xây dựng một cách Tương đối toàn diện. Tính đến năm 1964 toàn tỉnh đã sửa chữa nâng cấp 888 km đường ôtô, các tuyến được chú trọng nâng cấp là đường 1, đựờng 7, đường 548 và đường Vinh - Nam Đàn. Được sự phối hợp đường số 1 và đường số 7 được tiếp tục khôi phục với sự đầu tự kỹ thuật cao và kinh phí của TW trong thời điểm bấy giờ, đường 1 được tráng nhựa, đường 7 từ phủ diễn lên Nậm cắn dài 225 km mặt đường được mở rộng và bằng phẳng hơn [57].

Xuất phát từ việc giao thông Nghệ An giai đoạn này chưa có điều kiện mở rộng, xây lắp vĩnh cửu nên hệ thống cầu cống trên các con đường giao thông trọng yếu được xây dựng từ năm 1958 với phương châm làm từng bước, làm có trọng điểm, trọng tâm. Nhiều bến sông như sông Bùng, sông Cấm, sông Lam qua đoạn Bến Thủy vẫn còn phải sử dụng cầu phao và phà… Đối với các đoạn giao thông chính xung yếu phục vụ phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng như đoạn Diễn Châu đến Nậm Cắn dài 225 km, đoạn từ Diễn Châu đến Kim Sơn… tỉnh có kế hoạch trùng tu và đại tu. Ngoài quốc lộ số 1, các tuyến đường giao thông chiến lược liên tỉnh cũng được nối liền. Tháng 7/1958, đường 15A được mở tới Nam Đàn và nối sang Hà Tĩnh, tuyến đường 15B cũng được mở từ Thanh Hóa vào đến Tân Kỳ (Nghệ An). Hệ

thống giao thông nông thôn cũng đã được quan tâm, củng cố, mở rộng ở các địa phương dài hàng nghìn km.

Về năng lực vận tải, phong trào “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật” do tỉnh và ngành phát động đã có những tác động mạnh mẽ, kích thích tinh thần tự lực cánh sinh, khắc phục khó khăn ở các cơ sở. Trong số 554 xe ô tô hư hỏng nặng, các chiến sỹ đã kiểm tra, tùy trình trạng kỹ thuật của từng xe để có cách sử dụng để chở nặng, chở nhẹ, đường xa hay đường gần. Vì vậy, vận tải đường bộ ở Nghệ An đã giải quyết một phần khó khăn trước mắt. Năm 1959, vận tải Nghệ An vượt 38,4% so với năm 1956. Năm 1960, Nghệ An đạt 113,4% kế hoạch vận tải. Cảng Bến Thủy đã hoàn thành kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) trước 36 ngày, vượt 1, 8% kế hoạch. Có thể nói, với 3 trục cực kỳ quan trọng là trục Bến Thủy - Đô Lương; trục Vinh - Thanh Hóa và trục Vinh - Nam Đàn, vận tải đường thủy ở Nghệ An giai đoạn này chiếm tỷ trọng rất lớn.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giao thông vận tải trong năm 1960 là phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với những lực lượng vận tải trong tỉnh. Đặc trưng của giao thông vận tải Nghệ An là lực lượng vận tải đường sông chiếm số lượng rất lớn. Điều này đặt ra yêu cầu cho địa phương cần phải đưa số chủ thuyền vào hoạt động làm ăn tập thể. Tỉnh đã tiến hành vận động chuyển các chủ thuyền tư nhân cùng phương tiện thuyền nốc vào hợp tác xã vận tải ở mỗi xã. Toàn tỉnh có 75,8% lực lượng thuyền sông và 53,9% thuyền biển vào hợp tác xã. Từ đó, ngành giao thông vận tải thực sự đã xây dựng được mối quan hệ kinh tế mới, làm ăn theo cung cách tập thể. Tiêu biểu trên lĩnh vực này gồm các hợp tác xã Phong - Long - Tiến huyện Quỳnh Lưu, hợp tác xã Phúc Thọ, Mai Thọ ở Nghi Lộc, hợp tác xã Hưng Khánh và Hưng Lợi thuộc huyện Hưng Nguyên. Ngoài ra, tại các vùng có sông, hói và ruộng nước, nhân dân còn đan nhiều thuyền nan để sử dụng.

Vì vậy, nhiều vùng đã giải quyết được khó khăn trong vấn đề vận chuyển, giải phóng sức lao động con người trong sản xuất nông nghiệp.

Mặc dù vận tải đường sông phát triển rất tốt song vẫn không đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên mọi địa hình của nhân dân trong tỉnh. Vì vậy, ở Nghệ An đã xuất hiện phong trào sử dụng các loại xe thô sơ. Phong trào này có tác dụng lớn trong việc giải phóng đôi vai, vận chuyển thóc gạo, phân bón cùng hàng hóa ở nông thôn, kể cả miền núi Nghệ An.

Thưc hiện chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm Mạng lưói giao thông nông thôn cũng được khôi phục nhanh chóng, đoạn 538 cầu Thông - cầu Bùng, tại miền núi đường giao thông Yên Hoà - Bản Vẽ, Bản Vẽ - Bản Lạp cũng đụơc khôi phục, đường 15A, đường 15B. Tại các vùng định cư kinh tế mới của đồng bào miền xuôi lên các huyên miền núi Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Quỳ Hợp tỉnh chủ trương làm đường vào tận các vùng dân sinh, tính đến năm 1964 Nghệ An mở được 338 km đuờng liên huyện, liên hương nối liền các

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w