Đảm bảo mạch máu giao thông

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 67 - 87)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Đảm bảo mạch máu giao thông

Đến cuối năm 1964, chiến lược chiến tranh cục bộ của Đế quốc Mỹ có nguy cơ bị phá sản tại miền nam, để cứu vãn chiến lược chiến tranh đặc biệt, ngay sau khi đắc cử, tổng thống Mỹ Giôn Xơn quyết định tăng cường ồ ạt lục quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh đưa quân viễn chinh vào miền Nam tiếp tục thực hiện chiến lược chiến tranh cục bộ đồng thời tuyên bố trắng trợn đưa không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.Ngày 5/8/1964 đế quốc Mỹ mở đầu đánh phá nước ta bằng không quân, để thực hiện âm mưu đen tối này giặc Mỹ đã một lực lượng không quân chiến thuật và mộ phần không quân chiến lược của nước Mỹ. Mỗi ngày chúng từ 500 đến 700 lần máy bay cất cánh từ hạm đội 7, từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng (nam Việt Nam), Cò Rạt Tắc Li, U Ta Pao, UĐon (Thái Lan) GuyAm ở Thái Bình Dương chừng 10 giờ bay máy bay của chúng đã bay vào địa phận Bắc Việt Nam [4]. Chúng đã ném bom rất ác liệt vào các công trình giao thông trọng điểm của ta ngay những ngày đầu trong 8/1964 tại Hải Phòng, Lạch Trường, Bến Thuỷ, sông Gianh, Cửa Hội... Trên địa bàn khu IV địch tập trung đánh phá vào các tuyến đường chiến lược chiêm 77% tổng số các trận đánh, tập trung vào tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh, các tuyến đường bộ tập trung nhất là nam sông Lam trở vào, tuyến 1A, 15, 12, 20, đường 7, 8, đánh vào trọng điểm vượt sông. Tại Nghệ An chúng đánh vào khu vực Cưả Hội, Vinh, Bến Thuỷ, đoàn tàu quốc doanh VTB2 đang hoạt động trên sông vào các ngày 7, 8

và 11/2/1965 hàng trăm lần chiếc máy bay Mỹ tập kích vào Đồng Hới và Vĩnh Linh dưới tên gọi “Mũi lao lửa I" và "Mũi lao lửa II". Tại địa bàn Nghệ An ngày 11/2/1965, hai máy bay Mỹ đã đánh vào đoàn xe vận tải của ta đang vượt cửa khẩu Nậm Cắn, ngày 23/2 máy bay Mỹ từ Lào lại đến đánh phá cửa Nậm Cắn. Không đạt được mục đích đề ra, Mỹ quyết định chuyển qua đánh phá miền Nam liên tục, mở đầu cho việc triển khai quyết định này là chiến dịch "Sấm rền" với các cuộc đánh phá dữ dội vào ngày 3/2/1965 vào cảng Giang, Thanh Khê và Vĩnh Linh. Đến ngày 15/3/1965 Mỹ lại tiếp tục dội bom vào khu vực Cát Mộng (Nghĩa Đàn) với 12 lần/tốp - 46 lần/ chiếc máy bay A4, F4, F8, 22 lần /chiếc máy bay đánh vào cảng Bến Thuỷ. Ngày 19/3/1965, 54lần/ tốp, 162 lần/chiếc đánh vào sư 324 tại khu vực đồi Si, đồi Rạng, kho lựơng thực chợ Sỏi - Đô, Lương, nhà máy giấy Thanh Chương. Đêm 19/3 giặc tiếp tục đánh phá đồi Si, chợ Sỏi, đồi Nưa. Với tính chất hung hãn và trắng trợn ngày càng tăng, chúng liên tục đánh phá vào các ngày 24, 25, 26 tháng 3 trong phạm vi km vuông địch sử dụng 365 quả bom phá, với 250 lần/ chiếc đánh phá sân bay Vinh và đài quan sát ở đồi 200 rú Cấm - Nghi Lộc vào ngày 30/3. Đánh vào thuyền bè dọc sông Lam vào ngày 31/3/1965 [46, Tr85].

Để đối phó với âm mưu và hành động hiếu chiến của Mỹ, hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp Hành TW Đảng khoá III Ngày25/3 /1965 xác nhận nhiệm vụ của quân dân miền bắc:

- Xây dựng miền Bắc trở thành hậu phương lớn vững chắc của cách mạng miền Nam, đồng thời bảo đảm đời sống cho nhân dân và đáp ứng nhu cầu hậu phương tại chỗ.

- Đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

- Tăng cường cho tiền tuyến lớn miền Nam và cho cách mạng Lào, chuyển hướng kinh tế sang nền kinh tế thời chiến, tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ cấp bách của ta ở miền Bắc.

Tại địa phương, để đưa phong trào cách mạng tỉnh nhà kịp thời chuyển mình với tình hình khẩn trương của cách mạng cả nước ngày 21/1/1965 Tỉnh uỷ Nghệ An thông qua đề án "Chuyển hướng xây dựng kinh tế 3 năm 1965 - 1967" với những mục tiêu cụ thể sau:

- Bất cứ tình huống nào cũng cung ứng đầy đủ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu quốc phòng và đời sống của nhân dân.

- Tăng công nghiệp, điện lực, cơ khí và sửa chữa.

- Đảm bảo yêu cầu giao thông nội tỉnh và một phần nhiệm vụ trung chuyển [53, T11].

- Nhanh chóng trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp, đảm bảo nhân lực sản xuất nông nghiệp, đồng thời cung cấp thưòng xuyên cho công nghiệp, xây dựng và quốc phòng.

Tiếp sau đó Tỉnh uỷ tiếp tục ra chỉ thị 05 ngày 27/2/1965 về "Tăng cường tư tưởng và tổ chức, ra sức chuẩn bị chiến đấu và thắng lợi trong mọi tình huống", chấp hành nghị quyết của Tỉnh uỷ các cấp, các ngành nhanh chóng xây dựng chiến trạnh nhân dân, sẵn sàng chiến đấu đánh thắng địch, bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân, bảo vệ các công trình trọng điểm then chốt, bảo vệ địa bàn. Trên địa bàn Nghệ An luôn thường trực lực lượng ba thứ quân, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, các đơn vị chiến đấu tăng về cả số lượng, chất lượng. Hàng trăm tổ chức chiến đấu của dân quân tự vệ ở các khu phố, xã, cơ quan, xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường trong tỉnh được hình thành, các vùng trọng điểm như tuyến biên giới Việt - Lào, bờ biển, Vinh, thị trấn Thái Hoà, các công trình kinh tế then chốt như nhà máy điện, ba ra Bến Thuỷ, Đô Lương, Nam Đàn được tỉnh bố trí lực lượng mạnh, xây dựng vững chắc trận điạ chiến đấu. Hệ thống đồn biên phòng trên tuyến biên giới Việt - Lào, đồn 90 - Quỳnh Phương, 92 - Quỳnh Thuận, 94 - Diễn Thành, 96 - Cửa Hội được trang bị thêm hoả lực, ngày đêm

canh phòng cẩn mật. Với thế trận sẵn sàng quân dân ta đã trút căm thù lên nòng súng chủ động đánh trả địch, bắt kẻ thù phải đền tội. Trên hướng Vinh - Cửa Hội, ngày 15/3 quân dân ta đã bắn rơi liên tục 3 máy bay của Mỹ, nổi bật nhất là chiến công vang dội của dân quân xã Diễn Hùng với 4 viên đạn súng bộ binh K44 đã bắn rơi tại chỗ một máy bay A4 phản lực của Mỹ, phong trào học tập xã Diễn Hùng đã diễn ra khắp tỉnh và nhân rộng cả nước. Với nhiều chiến thắng trong phong trào bắn rơi máy bay Mỹ, qụân khu IV được nhận cờ luân lưu "Quyết thắng giặc Mỹ xâm lược" của Bác [52, T113], Nghệ An vinh dự là một trong hai địa phương được nhận cờ luân lưu của Bác.

Với ý đồ ngăn chặn sự chi viện của miền bắc cho chiến trường miền nam và Lào, Mỹ chuyển hướng tấn công vào các mục tiêu GTVT, tháng 4/1965 hàng trăm lượt máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá vào hệ thống các cầu lớn trên tuyến quốc lộ 1, tuyến đường 7, đường 49 và hệ thống giao thông đường sắt. Đánh cầu đường rồi giặc đánh đến đầu máy, toa xe lửa, ôtô, ca nô, tàu thuyền, phà, các khu ga, các xưởng sản xuất và sửa chữa của đường bộ, đường sắt, các triền, đà, ụ của đường sông, các cảng dã chiến, các kho tàng, bến bãi, các khu vực tập kết xe cộ của lực lượng giao thông, cácvùng đông dân ven đường, ven sông [4].Dần dần nắm được quy luật vận tải đêm của ta, giặc đánh ngay lúc hoàng hôn khi quân đảm bảo giao thông lên đường, lúc mờ sáng khi ta chuẩn bị cất dấu tàu xe, đánh mạnh vào 2 đầu mút đường của cùng một độ, ban ngày cho máy bay đi xăm xoi các làng mạc, khu rừng bờ bụi nghi có xe cộ. Ngày 9/4, hàng loạt máy bay địch tập trung bắn phá cầu Khe Choang, bản Ang, Khe Nầm, (quốc lộ 7) Cầu Cấm, Cầu Đò Đao, Cầu Bùng, Cầu Hoàng Mai, Cầu Đậu (quốc lộ 1) cầu Mượu và các cầu trên tuyến đường sắt, những tháng đầu năm 1965 các cầu cống lớn trên tuyến quốc lộ 1 từ Cầu Hoàng Mai đến phà Bến Thuỷ, đường 7, đường 38, đường 15, đường 49 và các phà kẻ Bọ, phà Hiếu. Quốc lộ 1 cầu Hoàng Mai, phà Bến Thuỷ, cầu

Cấm bị đánh phá nhiều lần [41, Tr 66], riêng khu vực cầu Hoàng Mai nhiều đoạn đường bị băm nát, hư hỏng nghiêm trọng, theo số liệu thống kê, đầu 1965 địch đánh phá 1.291 lần vào 22 cầu trên các tuyến quốc lộ, 15 cầu trên đường tỉnh, lộ, 29 cầu ở đường nông thôn, trong đó có những mục tiêu bị đánh phá tới 46 lần. Nghệ An có vị trí chiến lược quan trọng trên tụyến dường vận tải từ Bắc vào Nam, chính vì thế quân dân Nghệ An nói chung và những người làm công tác GTVT nói riêng buộc phải đối mặt với cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt để bảo vệ hậu phương, những con đường huyết mạch, những công trình giao thông trọng điểm, có ảnh hưởng quan trọng đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Công tác đảm bảo giao thông trở thành nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, các cấp chính quyền và toàn dân Nghệ An, đảm bảo giao thông thông suốt là khâu quan trọng nhất tạo điều kiện cho nhân dân hoàn thành sự nghiệp cách mạng của cả nước, xác định tầm quan trọng của mặt trận GTVT trong chiến tranh ngày 21/5/1965 ban thường vụ Tỉnh uỷ họp bàn việc đảm bảo GTVT trong tỉnh, sau khi nhận định tình hình, khẳng định vị trí chiến lược của tỉnh là địa bàn trung chuyển giữa hậu phương và tiền tuyến, là nơi hiểm yếu nên địch sẽ tập trung hoả lực nên địch sẽ tập trung hoả lực đánh phá ác liệt hòng tiêu diệt, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Tỉnh uỷ thông qua nghị quyết về GTVT trong thời kỳ mới [53, Tr122]. Nghị quyết xác định yêu cầu: đảm bảo yêu cầu của chiến trường B, C, yêu cầu sản xuất và đời sống trong tỉnh, tìm mọi cách thông cầu phà, tu sửa ngay những bến phà bị địch bắn phá, làm thêm đường mới, đường vòng, đường tránh, tận dụng đường thuỷ, tận dụng phương tiện thô sơ, tổ chức các đội TNXP, các trạm phòng không, đếm bom ở những nơi xung yếu, tổ chức các đội dân quân, các đội công binh được trang bị phương tiện, dụng cụ kịp thời để sửa chữa đường sau khi địch đánh phá, quản lý tốt các phương tiện vận tải, có kế hoạch đóng các phương tiện mới, tăng cường công tác giáo dục,

tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân để mọi người ý thức được tầm quan trọng của GTVT thời chiến và tự giác tham gia công tác đảm bảo GTVT[51, Tr8].Mặc cho địch đánh phá dữ dội, mạng lưới giao thông nông thôn trên toàn tỉnh vẫn được xây dựng và phát triển kết hợp với việc cải tạo ruộng đồng, hoàn chỉnh thuỷ nông. Tại Thanh Chương trong một thời gian ngắn làm 10km đường ở vùng khai hoang phía hữu ngạn sông Lam, tại Con Cuông sửa chữa và làm mới 43km đường vùng cao, Quế Phong huy động 80% số lao động trong xã, trong 10 ngày làm 40km đường, năm 1965 toàn tỉnh làm thêm 2.933 km, khôi phục 2.777 km đường liên thôn, liên huyện, các đơn vị xây dựng cơ bản trong ngành giao thông đã làm mới 184km đưòng, 1404m đường hầm, cải thiện 88 km mặt đường, làm 72km đường tránh, 13 bến phà, 140 chiếc cầu tạm [41, Tr77] vẫn mọc lên dưới những trận bom rền.

Với khẩu hiệu "Tất cả để chiến thắng" "Gãy cầu như gãy xương", "Đứt đường như đứt ruột" "Sống anh dũng bám cầu, chết kiên cường dũng cảm", "Đơn vị là quê hương, cầu đường là trận địa", cán bộ, công nhân ngành giao thông, TNXP, người ngưòi, lớp lớp ngày đêm vượt qua bom đạn, bám trụ tuyến lửa đảm bảo công tác giao thông mở các tụyến đường tránh, đường vòng, phá thế độc tuyến đảm bảo vận tải cho chiến trường miền Nam. Ở các tuyến đường trọng điểm kịp thời sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường thường xuyên bị đánh phá, bảo đảm giao thông thông suốt, thường xuyên có lực lượng bảo đảm giao thông túc trực. Tỉnh đội thành lập các đơn vị công binh đảm nhiệm các đội vượt sông tại Hoàng Mai, Cầu Cấm, Cầu Bùng, Bến Thuỷ, Đô Lương, Khe Choang, Khe Kiền, Nam Đàn và cơ động ứng cứu cầu đường khi bị đánh phá, trên các địa phận giao thông có tới 123 đội dân quân du kích đảm nhận việc san lấp hố bom, sửa chữa đường, thông xe, thông tuyến, các trạm đèn phỏng không, hưóng dẫn chạy xe ban đêm bắt đầu từ xã Diễn Tiến (Diễn Châu) nhanh chóng ứng dụng ra các xã toàn tỉnh.

Cuộc chiến tranh phá hoại ngày càng ác liệt, có tới 52% số trận đánh cuả địch nhằm vào các mục tiêu GTVT, nhân dân trong tỉnh ra sức tham gia công tác bảo đảm giao thông với tinh thần"Tất cả cho tiền tuyến", "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", một phong trào thi đua sôi nổi với khẩu hiệu "Toàn dân đánh giặc, toàn dân làm GTVT" được đông đảo nhân dân hưởng ứng, lực lượng dân quân tự vệ, TNXP, công binh đồng loạt ra quân làm công tác GTVT với phương châm "Cứu đường như cứu nhà” "Cứu đường như cứu ngưòi”, hàng nghìn dân công các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn cùng với TNXP thành lập 50 công trường phụ trách làm đuờng mới và sửa chữa cầu, tháng 9/1965 tỉnh huy động 9000 dân công của 6 huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Yên Thành nạo vét kênh nhà Lê đoạn từ Vinh - Thanh Hóa [27], kết qủa trong 3 tháng công trình được hoàn thành với khối lượng công việc lớn, nạo vét 140.000 mét khối đá, tiêủ đoàn 43, đại đội 2 bộ đội đia phương Nghi Lộc phối hợp với nhân dân sửa chữa 53km đường trên cấc tuyến đường 15A, mở rộng đoạn Truông Bồn, rú Trét, đường 15B, đường 7. Hầu hết các cây cầu qua sông trên tuyến đường bộ đều bị máy bay Mỹ ném bom phá hoại, các cán bộ lãnh đạo, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật từ TW tới địa phương đã nghiên cứu và đề ra nhiều phương án, giải pháp kỹ thuật để giải quyết khắc phục, sáng tạo những biện pháp vượt sông với phương châm nhanh, nhiều, tốt, rẻ, tận dụng những nguyên vật liệu địa phương tại chỗ và phổ cập, nhiều phương án được đề ra và được thực hiện như cầu cống bằng thép hình, dầm quân dụng, gỗ, các loại cầu phao thép, gỗ, tre, luồng ghép bằng phao, bằng thuyền. Nơi sông sâu suối rộng không có điều kiện bắc cầu thì dùng phà (phà gỗ hoặc phà ghép) có canô lai dắt hoặc dùng pulu dây cáp do người kéo, nếu địa hình cho phép dễ bảo vệ thì bắc cầu treo, cầu cáp, cầu dây ray (tận dụng đường ray sắt làm cầu), những nơi sông sâu suối cạn có thể xây dựng đường tràn, đường ngầm hoặc hệ thống cầu cống tràm. Những nơi

đường bộ bị bom Mỹ phá hoại vào mùa mựa bị trơn lầy thực hiện nhiều biện pháp khắc phục chống lầy bằng vật liệu địa phương như cát, đá, các loại gỗ, để đảm bảo thông xe khi vừa ngừng bom đạn [5].

Từ tháng 7/1965 giặc Mỹ ném bom mạnh vào các mục tiêu giao thông, những cầu lớn bến phà, bến vượt bi đánh phá nhiều lần, tính đến tháng 10/1965 cầu Diễn Thành bị đánh 44 lần, cầu bùng 20 lần, ba ra Đô Lương bị đánh 29 lần, các cầu nhỏ ở nông thôn, các bến đò cũng là mục tiêu đánh phá của máy bay Mỹ gây nhiều thiệt hại ta. Với tinh thần địch phá ta sửa ta đi, cán bộ công nhân công nhân, các đơn vị GTVT và nhân dân kiên cường quyết tâm đưa xe qua cầu, đưa hàng qua sông, Tổng đội TNXP được thành lập do đồng chí Cao Bá Sanh [65, Tr85] làm tổng đội trưởng, một trong những nhiệm vụ trung tâm của lực lượng TNXP thời kỳ này là xây dựng, sửa chữa các công trình giao thông bị địch phá hoại, bốc xếp và vận chuyển hàng hoá ở những đoạn đường khó khăn và nguy hiểm, chiến đấu, bảo vệ các công trình giao

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 67 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w