6. Cấu trúc của luận văn
3.1.4. Góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam
Công tác vận tải là vấn đề trung tâm của cuộc kháng chiến, là nhiêm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.Vì vậy việc vận chuyển nhanh chóng, kịp thời và an toàn là vấn đề được đặt ra trên hết.
Để đám bảo vận chuyến an toàn, và kịp thời một khối lượng hàng hoá lớn trong mọi tình huống, Ban chỉ đạo vậnchuyến Nghệ An đã thấu suốt, nắm vững kế hoạch vận chuyến hàng hoá của bộ GTVT, quân khu IV và các tỉnh phụ cận, lập kế hoạch vận chuyển trong từng giai đoạn để đối phó với chiến tranh phá hoại và đảm bảo công tác vận chuyển vào chiến trường miền Nam, phòng tránh những tình huống bất lợi có thể xảy ra.
Ngoài việc bám sát thực hiện những chủ trương vận chuyến của nhà nước, trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại GTVT Nghệ An tổ chức những chiến dịch vận tải, góp phần chi viện cho chiến trường miền Nam.
Chiến dịch vận tải Quang Trung lần thứ nhất bắt đầu ngày 24/12/1965 đến ngày 31/1/1966 tranh thủ thời gian đế quốc Mỹ ngừng ném bom dưới sự
chỉ đạo của ban chỉ đạo giao thông quân khu IV hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã mở chiến dịch vận tải này. Hơn 20 vạn bộ đội, TNXP và dân quân tham gia chiến dịch với quyết tâm cao của nhân dân, trong một thời gian ngắn chiến dịch đã đạt kết quả to lớn, vận chuyển hơn một triệu tấn hàng, sửa chữa hơn 140 mét cầu, đắp 28 vạn mét khối đất đá, bắc mới 30 cầu phao, đóng 3 ca nô, 36 phà, nạo vét kênh nhà Lê [53, Tr 134]. Các hạt giao thông chuyên lo duy tu bảo dưỡng cầu đường thường xuyên, cải tiến kỹ thuật kỹ thuật quản lý cầu phà được thực hiện, sáng kiến ca nô không quay lại phà khi rời bến đã rút ngắn thời gian tháo lắp ca nô của một trung đội, rút ngắn thời gian từ 2 - 3 giờ xuống 20 - 30 phút. Từ 9 người đảm bảo một chuyến phà mất 40 phút nay chỉ còn 6 người trong thời gian 12 - 15 phút, công binh cầu Hoàng Mai giảm độ dốc của cầu bằng sáng kiến tăng thêm mố cầu quá độ, công binh Cầu Bùng có sáng kiến thả neo đuôi cầu phao.
Trước sự đánh phá cực kỳ ác liệt của địch vào đầu năm 1966, 250 lần đánh vào các mục tiêu GTVT phá huỷ 96 cầu, 50 km đường các loại, 2.450 tấn phương tiện vận tải bị bắn cháy, bắn chìm, để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề trên mặt trận giao thông vận tải TW chi viện thêm 200 ô tô vận tải cho toàn tỉnh, Nghệ An phát động chiến dịch "Giao thông vận tải Quyết Thắng", chiến dịch được chia làm hai đợt. Đợt một từ ngày 17/7/1966 đến 2/9/1966. Chiến dịch vận tải Quyết Thắng với phương châm "hai chống, ba thông" cùng với lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thêm sức mạnh to lớn của lực lượng giao thông vận tải, GTVT Nghệ An vẫn đứng vững, bất chấp bom đạn của kẻ thù, từng đoàn xe vận tải vẫn nối đuôi nhau tiến lên phía trước, hiện tượng tắc đường, nghẽn đường ít khi xẩy ra, số lượng xe đi qua phà Bến Thuỷ tăng theo từng đêm, bình quân đạt 200 xe mỗi đêm, mức chuyển tải tăng nhanh từ 30 đến 180 tấn mỗi đêm. Hàng vào ga Sy, ga Vinh tăng hai chuyến, các đội bốc xếp của tỉnh và các xã phụ cận nhanh
chóng vận chuyển hàng hoá, giải phóng toa xe.Ngày 2/9/1966 chiến dịch vận tải Quyết Thắng đợt 1 kết thúc, toàn tỉnh chuyển vào chiến trường trên 12.682/18.000 tấn kế hoạch vận chuyển hàng hoá cả năm cho chiến trường B đạt 70%.Xí nghiệp vận tải hàng hoá đạt 72% kế hoach cả năm cho chiến trường B, C [41, Tr 87].
Cuối năm 1966 toàn tỉnh tiếp tục mở chiến dịch vân tải Quyết Thắng đợt 2, huy động tất cả ôtô, thuyền vận tải chủ lực của tất cả các ngành, các phương tiện vận tải của TW, địa phương, lực lượng vận tải của các HTX cùng tham gia chiến dịch. Huyện Quỳnh Lưu tham gia 500 thuyền, 500 xe thô sơ; Diễn Châu 500 xe thồ, 500 xe ba gác, Nghĩa Đàn 300 xe trâu,, Yên Thành, Hưng Nguyên 300 xe thồ, Vinh 300 xe thồ và ba gác... Các phương tiện được bố trí hợp lý theo tùng địa bàn dưới sự chỉ đạo thống nhất. Tại các bến sông tốc độ vượt sông tăng lên rõ rệt tranh thủ thời gian ngừng bắn trong dịp Nô En và tết âm lịch 1967 các đoàn xe qua cầu hoạt động suốt ngày đêm, tăng 4, 5 lần so với trước. Ở Hoàng Mai và Bến Thuỷ số lượng xe qua lại trong 2 tháng cuối 1966 bằng 1/3 số xe qua lại cả năm, trong những ngày ngừng bắn xe chạy từ Thanh Hóa - Vinh chạy trong 2 đêm, có khi chỉ mất một đêm. Bên cạnh đó tỉnh còn thực hiện phát động phong trào "Nhanh, nhiều, tốt, an toàn" và áp dụng khoán khối lượng cho từng đơn vị. Các địa phương và đợn vị đều cố gắng vận chuyển hàng vào phía Nam đảm bảo an toàn, càng nhanh càng tốt.
Chiến dịch vận tải Quyết Thắng đợt 2 kết thúc thắng lợi với những kết quả quan trọng, hàng vận tải chiến truờng B vượt 8%, chiến trường C vượt 22% kế hoạch [37 Tr 177].
Tháng 1/1967 quân dân Nghệ An hưởng ứng đợt 3 chiến dịch vận tải Quyết Thắng, công nhân giao thông, TNXP phối hợp với các địa phương tích cực san lấp hố bom sửa chữa mặt đường chống lầy lún, Bến Thuỷ vận hành
hai phà đảm bảo thông bến, thông xe qua phà có nhiều đêm phà Bến Thuỷ phục vụ 1.900 - 2000 chniếc xe qua lại, mọi phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp đều được huy động tham gia chiến dịch phấn đấu nhanh đưa nhiều hàng ra phía trước.Kết thúc đợt 3 nhân dân trong tỉnh đã đào đắp 13.820 mét khối đất đá và 423 cây gỗ để khắc phục, lún, lầy ở các đường hư hại nặng. It tai nạn xảy ra về kỹ thuật, các huyện hoàn thành công việc cho chiến trường B, C. Lưu lượng xe tăng, Bến Thuỷ đạt 25.539 lần chiếc so với 76.700 lần /chiếc cả năm. Mặc dù thời tiết không thuận lợi, mưa rét dầm dề, địch tiếp tục đánh phá nhưng hàng từ Thanh Hóa vào Vinh vẫn đạt 152,5%, Vinh vào Vĩnh Linh đạt 122,5%, Vinh vào Quảng Bình đạt 108, 3%.
Do thất bại trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ lâm vào tình thế lúng túng nhiều mặt. Chiến lược " Chiến tranh cục bộ" bị thất bại một bước rất cơ bản trước tình hình đó theo tinh thần hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp Hành TW Đảng tháng 12/1967, Bộ Chính Trị TW Đảng ra nghị quyết lịch sử "Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới, thời kỳ giành thắng lợi quyết định". Được sự cổ vũ bởi những chiến thắng của nhân dân miền Nam, theo dẫn dắt của nghị quyết hội nghị lần thứ 13, Đảng bộ và nhân dân Nghệ An rầm rộ ra quân trên các mặt trận.Trên mặt trận GTVT một đợt vận tải đột xuất "Hậu phương lớn vì tiền tuyến lớn" [41, Tr 94] được thực hiện huy động để chuyển 5000 tấn lương thực đến các kho bãi tập kết hàng cho chiến trường. Uỷ Ban Hành Chính giao chỉ tiêu cho mỗi huyện khối lượng vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, các loại phương tiện vận tải thô sơ chủ yếu là thuyền cùng xe đạp thồ và dân công đượpc bố trí sắp xếp vào đội ngũ. Kết quả quý 4 năm 1967 Nghệ An đã chuyển vào chiến trường B gần một vạn tấn hàng.Trong đó vận tải nhân dân được 41% về khối lượng vận chuyển và
14, 7% về tấn /km. Trong đợt vận chuyển này đoàn dân công huyện Diễn Châu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vượt chỉ tiêu hàng đi B.
Trong 8 tháng địch ném bom hạn chế, đặc biệt những tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, quân dân Nghê An vừa bố trí lực lượng chiến đấu đánh trả ở các vị trí GTVT trọng điểm vừa khắc phục, sửa chữa, làm mới đường. Đầu tháng 9/1968 chiến dịch Sông Lam được tổ chức với sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và nhân dân tham gia bảo đảm giao thông, trong thời gian ngắn với phương châm "Tăng tấn tăng chuyến", vận chuyển cho bộ đội được 1.287 tấn hàng, 6 giờ ngày 1/11/1968 tiếng bom đạn và tiếng gầm rú của máy bay Mỹ vừa chấm dứt chiến dịch VT5 cũng bắt đầu tất cả các tuyến đường giao thông khu IV và Nghệ An như bước vào ngày hội lớn tất cả các đơn vị vận tải được lệnh huy động phương tiện tốt nhất tập trung ưu tiên chở hàng vào thẳng khu IV để chuyển tiếp vào phía trong, cùng với quân dân miền bắc Nghệ An bắt tay nhanh chóng tham gia thực hiện chiến dịch VT5, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn tỉnh khẩn trương thực hiện chiến dịch, kết quả sau 3 tháng phấn đấu hết mình chiến dịch vận tải VT5 hoàn thành thắng lợi, tỉnh đưa nhanh 132.000 tấn hàng hoá vào chiến trường, vượt kế hoạch 11%. Tạp chí diễn đàn New Yourk ngày 4/5 1966 đã viết "Những đoàn xe thồ chiến dịch ĐBP (1954) nay lại xuất hiện trên các ngả đường nhưng với số lượng lớn hơn và số lượng hàng hóa nặng hơn nhiều". Khi các Tướng lĩnh ở Lầu năm góc tuyên bố có thể chặn đứng tuyến GTVT bằng cách ném bom vào những kho xăng ở Hà Nội, họ đã đánh giá quá thấp khả năng vận tải của người Việt Nam, cùng với suy nghĩ đó tác giả W.G Bóc - sét trong cuốn "Tại sao Việt cộng lại thắng"đã trích lời bộ trưởng quốc phòng Mắc - Na - Ma - Ra thừa nhận chiến dịch ngăn chặn vận tải trên địa bàn quân khu IV "sau 4 tháng đánh, từ tháng 4 đến tháng 10/1968 tỷ lệ thâm nhập của Cộng Sản vào miền Nam tăng gấp 3 lần 1967" [65, Tr 130].