6. Cấu trúc của luận văn
3.3. Giao thông vận tải NghệAn góp phần giải phóng Miền Nam (1973 1975)
(1973 - 1975)
Ngày 27/1/1973, Hiệp định Pa-Ri về Hoà Bình tại Việt Nam được ký kết, quân Mỹ và chư hầu rút khỏi miền Nam Việt Nam, Mỹ công nhận độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Nhưng tiếng súng thực sự ngừng hẳn vào ngày 01/02/1972 sau cuộc phản kích cuối cùng của Mỹ, Nguỵ vào cửa Việt ngày 31/1/1973, Mỹ và chư hầu rút khỏi miền Nam nhưng Nguỵ vẫn chưa nhào, mặt trận GTVT còn phải cùng quân dân cả nước tiếp tục chiến đấu. Là vùng "cán xoong", "cuống họng" của miền Bắc, Nghệ An là một trong những địa phương chịu thiệt hại nặng nề trong hai cuộc chiến tranh, phần lớn các cơ sở công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, hệ thống đê điều, thuỷ lợi đều bị phá huỷ mặc dù tổn thất khác nhau nhưng 18 huyện thị trong tỉnh đều bị đánh phá, đặc biệt hệ thống giao thông và phương tiện vận tải bị phá hoại nhiều nhất. Sau chiến tranh công tác rà phá bom mìn, khôi phục lại hệ thống cầu đường đặt ra cấp thiết, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và là thách thức lơn đối với cán bộ, công nhân ngành GTVT nói riêng và nhân dân Nghệ An nói chung.
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, sang năm 1973, ngành GTVGT tập trung sửa chữa các tuyến đường 1A, đường 7, đường 49, 15B, 34, 48, 49,
Vinh - Cửa Hội, Vinh - Cửa Lò, đồng thời tiếp tục làm đường Lạt - Cây Chanh, Quán Bánh - Rú Mượu, đường Nghi Công - Chợ Phủ[28]. Trong công tác vận tải đã phục hồi được 8.230 tấn phương tiện sông, biển. Công tác sửa chữa, bảo dưỡng xe máy được quan tâm đúng mức, số phương tiện vận tải được huy động từ 60 - 65% vượt mức 20% so với thời kỳ trong chiến tranh, bên cạnh đó ngành vận tải còn tập trung vào chiến dịch tiếp nhận vật tư hàng hoá tại cảng Bến Thuỷ qua tàu Hồng Kỳ (Trung Quốc) chở vào ngày 1000 tấn trong 3 tháng 6, 7, và tháng 8/1973. Phà Bến Thuỷ trong thời kỳ đạn bom tàn phá phải chịu lên tới 3000 tấn bom, có tháng địch đánh tới 28 ngày, có ngày bị đánh tới 15 trận, nhưng sau khi ngừng ném bom chỉ hai ngày đã đưa sang sông 600 đến 700 xe, có ngày lên tới 1.000 xe. Xí nghiệp đóng tàu Sông Lam dời từ vùng sơ tán về khu vực bara Bến Thuỷ cùng với các xí nghiệp khác đã sửa chữa, đóng mới được 4 tàu 90 CV, 2 tàu 55CV, 6 tàu 63 CV, nhân dân toàn tỉnh bỏ ra trên 4, 6 triệu ngày công làm 538 km đưòng mới, sửa chữa 1.070 km, làm 270 cầu tre, 170 tổ vận tải chuyên nghiệp, mua sắm 510 thuyền nan, 50 thuyền gỗ, 2.180 xe cải tiến các loại.
Đến cuối năm 1973 trên lĩnh vực vận tải đường thuỷ nội địa GTVT Nghệ An có 419 thuyền sông trọng tải 2.990 tấn, thuyền biển 106 chiếc - 1.510 tấn, ca nô 60 - 90 CV có 9 chiếc, có 8 xà lan tự hành, vận tải đường bộ với 396 ô tô tải, 37 xe khách với 1.837 ghế. Các đơn vị trực thuộc ty GTVT đó là xí nghiệp vận tải ôtô, công ty vận tải sông biển, 22 HTX vận tải sông biển với 2.300 lao động. Về xây dựng cơ bản có một công ty cầu với 3 đôi cầu, 1 công ty xây dựng đường. Lĩnh vực sửa chữa máy móc thiết bị có nhà máy đại tu ô tô với 300 đầu xe/năm, xí nghiệp phao phà với 1150 công nhân, hai trạm bảo dưỡng thuộc hai xí nghiệp vận tải sông biển và ô tô, công tác dụy tu bảo dưỡng có ba đoạn bảo dưỡng đường bộ và 1 đoạn bảo dưỡng đường sông. Ngoài ra ty GTVT quản lý đội bốc xếp chủ lực gồm 50 công
nhân và bốn HTX bốc xếp chuyên nghiệp.. Để chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ, công nhân của ngành cũng như nhân dân, Ty GTVT Nghệ An đã xây dựng một bệnh viện của ngành với 20 giường bệnh, 3 trạm xá ở những đơn vị xa và một trạm điều dưỡng. Công tác thuỷ lợi và giao thông nông thôn cũng được đẩy mạnh, phong trào san lấp hố bom, cải tạo đồng ruộng có nhiều tiến bộ, các hệ thống nông giang Diễn - Yên - Quỳnh, Nam - Nghi - Hưng được hoàn chỉnh, tỉnh đã huy động trên 7, 1 triệu ngày công đào đắp trên 5, 5 triệu mét khối đất, 24.963 khối đá, làm 2.659 mét khối bê tông.
Đánh giá tình hình thực hiện giao thông năm 1973 và chỉ đạo công tác GTVT của Nghệ An năm 1974 và các thời gian tiếp theo Bộ GTVT đã định hướng "Trước mắt cần tập trung khôi phục ngành GTVT trở lại tình hình bình thường, đồng thời chuẩn bị tích cực mọi điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển GTVT trên quy mô lớn, tốc độ nhanh, cơ giới hoá từng khâu, từng việc tiến lên chính quy hiện đại hoá nhằm đưa GTVT tiến lên một bước".
Trên cơ sở định hướng của Bộ, bước sang năm 1974 ngành GTVT Nghệ An một mặt đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản, mặt khác tiếp tục phục hồi sửa chữa, trang bị mới cho các xí nghiệp vận tải, giải quyết sự mất cân đối giữa phương tiện và hàng hoá, phương tiện và phụ tùng thay thế. Hàng loạt công trường cầu đường tiếp tục thi công nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Nghệ An. Tuyến Trại Lạt - Cây chanh dài 43 km trong năm 1972 làm được 20km, rải đá hộc 8km tiếp tục được thi công với sự tham gia của các đơn vị TNXP 289, 309 gồm 1.500 lao động không quản mưa nắng, ngày đêm lao động trên tuyến đường này và một số đoạn trên đường 15A, đường 22.Tại khu vực đồng bằng các con đường vẫn tiếp tục được xây dựng và mở rộng bên cạnh việc khẩn trương xây dựng lại các cây cầu, trên tuyến Vinh - Cửa Hội - Cầu Cao, Cầu Yên Lý được sửa chữa. Ngày 15/12/1974 cầu Đước được hoàn thành, cũng trong năm 1974 các cây cầu
khác nằm trong huyết mạch vận chuyển và đi lại như Cầu Bùng, Cầu Hoàng Mai cũng được hoàn thành và tiếp tục đưa vào sử dụng. Năm 1974. Năng lực vận tải của tỉnh được tăng cường đáng kể, số ôtô vận tải có 807 chiếc trọng tải 2.824 tấn, khối lượng vận chuyển được 1,2 triệu tấn và 47, 6 triệu tấn /km bằng 172,3 về tấn và 121,3 tấn /km so với 1973.Vận chuyển hành khách đạt 620.218 về người và 45,9 triệu người/km bằng, 17,2% về người và 171,1 về người/km so với 1973.
Ngành GTVT đóng một vai trò quan trong, tuy không tạo ra các sản phẩm vật chất mới cho xã hội như các ngành kinh tế khác nhưng ngành GTVT giúp cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, bình thường, là nhân tố quan trọng trong phân bố sản xuất và dân cư, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế văn hoá ở những vùng xa xôi, tăng cường sức mạnh quốc phòng - tác chiến, hậu cần hoạt động đều không thể tách rời khỏi GTVT. Là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng luôn đi trước một bước mở đường cho sự phát triển của các ngành Trong điều kiên hoà bình lập lại, miền bắc không còn bom đạn sự phát triển của GTVT Nghệ An không những đem lại ít nhiều cho thay đổi cơ sở hạ tầng của tỉnh nhà mà còn hỗ trợ các ngành nghề khác hoạt động. Sự phục hồi phát triển của GTVT Nghệ An có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc ổn định tình hình kinh tế xã hội của địa phương sau những năm chiến tranh phá hoại, góp phần ổn định an ninh quốc phòng ở những tỉnh vùng biên, đặc biệt góp phần thực hiện tốt nghĩa vụ của hậu phương giúp cho chiến trường miền Nam đánh thắng ngụy quân, ngụy quyền, giải phóng miền Nam. Với khí thế "Tất cả cho tiền tuyến " "Tất cả vì miền Nam ruột thịt", tháng 9/1973 lực, lượng thanh niên trên mọi vùng miền trong tỉnh đã lên đường nhập ngũ đạt 1.278 người vượt 107, 4% so với chỉ tiêu được giao, sang năm 1975 trước yêu cầu chi viện cho chiến trường thành phố Vinh là một trong những địa phương dẫn đầu tỉnh về việc giao quân, với quân
số 1.023 người so với 890 quân số được giao vượt 20% chỉ tiêu, huyện Thanh Chương vượt 109%.Cùng với công tác tuyển quân huyện huy động hàng ngàn tạ thóc, hàng trăm tấn thịt, 2000 nhân công với hơn 1 triệu ngày công để phục vụ kháng chiến.
Những tháng đầu năm 1975 phong trào "Tất cả cho giải phóng miền Nam" diễn ra sôi nổi, từ miền núi xuống đồng bằng, khắp mọi bản làng thôn xóm, quân dân Nghệ An nô nức tham gia công tác giao thông vận tải góp phần mình vào thắng lợi cuối cùng, mỗi người, mỗi nhà đều tham gia công tác GTVT, các loại phương tiện từ thô sơ đến xe cơ giới đều được huy động, ngày đêm chuyển hàng, chuyển quân ra trận, tính trong 3 tháng đầu GTVT Nghệ An đã tiếp nhận, bốc xếp và vân chuyển 1 triệu tấn hàng từ TW vào bàn giao cho sư đoàn 559 [19, Tr 17].
Tiểu kết chương 3
Thời kỳ 1965 đến 1975 là thời kỳ ghi đậm thành tích vẻ vang và đánh dấu bước vượt bậc của ngành GTVT Nghệ An với việc thưc hiện hai nhiệm vụ chính là phục vụ sự nghiệp củng cố và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc và chi viện cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước, ngành GTVT Nghệ An đã lập nên nhiều chiến tích huy hoàng vào cuộc kháng chiến với tất cả các con đường có thể mở được trên địa bàn tỉnh nhà, những con đường này đã phát huy sức mạnh tổng hợp của lực lượng quân đội, TNXP, cán bộ công nhân ngành GTVT, nhân dân các địa phương đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển lương thực và thực phẩm cùng vũ khí ra chiến trường, đưa sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ đi đến thắng lợi cuối cùng.
KẾT LUẬN
1. Nghệ An là đầu mối giao thông quan trọng của Khu vực Bắc Trung Bộ, mạng lưới giao thông của tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố đường thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không, sân bay và cảng biển.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vị trí án ngữ đầu Bắc của "cán xoong" nên các tuyến quốc lộ và hệ thống sông kênh trên đất Nghệ An giữ vị trí đầu vào của huyết mạch giao thông Bắc - Nam. Với khẩu hiệu: "Tất cả vì miền nam ruột thịt", "Quyết tâm bảo vệ huyết mạch giao thông bằng mọi giá", trên các toạ độ lửa hàng vạn người dân Nghệ An với đầu trần chân đất đã sát cánh cùng với lực lượng bộ đội, TNXP tạo nên một mạng lưới GTVT khá hoàn chỉnh trên địa bàn làm cho huyết mạch giao thông không bao giờ ngừng chảy, đảm bảo cho các đoàn quân nối chân nhau vượt qua tuyến lửa, các đoàn xe nối đuôi nhau hành quân ra tiền tuyến.
Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ cùng với nhiệm vụ GTVT phục vụ chiến đấu, tranh thủ những thời gian hoà bình quý giá ngành GTVT Nghệ An đã phối hợp cùng các ngành nghề khác khắc phục hậu quả chiến tranh phục vụ sản xuất. Phong trào làm giao thông nông thôn vẫn được đẩy mạnh, hàng nghìn con đường nhánh vẫn được thi công và đưa vào sử dụng đóng góp tích cực vào quá trình vận chuyển hàng hoá, tạo nên sự lưu thông kinh tế của các vùng miền, thực hiện chức năng là mạch máu của ngành kinh tế quốc dân.
2. Trong giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 với nhiệm vụ chính là củng cố và phát triển kinh tế xã hội miền Bắc, xây dựng hậu phương Nghệ An vững mạnh, chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam. Lực lượng GTVT Nghệ An đã tạo nên một mặt trận mới trên địa bàn: "Mặt trận GTVT". Trên mặt trận ấy ngành GTVT Nghệ An đã lập nên nhiều tích huy hoàng, trên đồng ruộng, khắp các công trường, nhà máy đã sôi nổi phong trào thi đua "Tất
cả vì miền Nam ruột thịt", những tấm gương anh dũng hy sinh của những người làm công tác GTVT đã góp phần tô thắm thêm trang sử hào hùng của dân tộc. Họ xứng đáng là những người có tấm lòng "gan vàng, dạ ngọc" làm nên những huyền thoại trên con đường lịch sử.
3. Mỗi thắng lợi chiến công của quân dân Nghệ An trên mặt trận GTVT trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đều nhờ sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng, Bộ GTVT, Tỉnh uỷ đã thực thi các chủ trương, chính sách về giao thông trong mỗi thời kỳ. Sự chỉ đạo xuyên suốt đó đã tiếp thêm sức mạnh cho ngành GTVT để thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở nắm vững quan điểm: "Giao thông là mạch máu của mọi việc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với bài học "Dựa vào dân làm là chính" ngành GTVT Nghệ An đã biết kết hợp với bộ đội, dân công và TNXP tạo nên một sức mạnh hùng hậu bằng qua đạn lửa của quân thù, góp phần đem lại thắng lợi vinh quang cho tổ quốc. Trong cuộc chiến tàn khốc của kẻ thù ngành GTVT Nghệ An đã biết khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng - truyền thống cao đẹp của quê hương đối với các lực lượng tham gia giao thông và đội ngũ viên chức của ngành GTVT là điều kiện, nền tảng vững chắc, là bài học kinh nghiệm cho ngành GTVT trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, Bác Hồ với quê huơng Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ An, 1997.
2. Báo cáo tình hình GTVT 10 tháng đầu năm, hồ sơ số 21 phòng Kế hoạch Tổng hợp - Ty GTVT Nghệ An 1970 - 1975.
3. Báo cáo tổng kết công tác GTVT và GTVT nông thôn, hồ sơ số 22 - Ty GTVT Nghệ An.
4. Báo cáo tổng kết chiến tranh chống Mỹ cứu nước trên mặt trân GTVT - Hồ sơ số 94 - Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
5. Báo cáo tổng kết chiến tranh chống Mỹ cứu nước trên mặt trân GTVT - Hồ sơ số 95 - Trung tâm lưu trữ Quốc gia III.
6. Biên niên lịch sử hậu cần quân khu IV 1954 - 1975 - Cục hậu cần 1994. 7. Cảng Nghệ Tĩnh, NXB Nghệ Tĩnh, 1995.
8. Văn Tiến Dũng, Quyết tâm đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,NXB Quân đội nhân dân, 1960.
9. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1960 10. Đại cương lịch sử Việt Nam - NXB Giáo dục 1991.
11. Đại Nam nhất thống chí - Tập 1 - Quốc sử quán triều Nguyễn, NXB Huế - Thuận Hoá, 1997.
12. Đại Nam nhất thống chí - Tập 2 - Quốc sử quán triều Nguyễn, NXB Huế, Thuận Hoá, 1997.
13. Đại Việt dư chí toàn biên, Viện Sử học, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1997. 14. Nguyễn Khắc Đạm, Những thủ đoạn bóc lột của Tư bản Pháp ở Việt
Nam, NXB Văn Sử Địa, 1958.
15. Trần Kim Đôn, Địa lí tỉnh Nghệ An, NXB Thời Đại, 1999. 16. Ninh Viết Giao, Nghệ An lịch sử văn hoá, NXB Nghệ An, 2005.
17. Võ Nguyên Giáp, Chiến tranh giải phóng và chiến tranh cứu nước,
NXB Quân đội nhân dân, 1974.
18. Võ Nguyên Giáp, Đường tới Điện Biên Phủ, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995.
19. Giao thông vận tải Nghệ An 60 năm xây dựng và phát triển, NXB Nghệ An, 2005.
20. Giao thông Việt Nam giai đoạn 1955 - 1965, NXB Giao thông vận tải, 1994.
21. Giáo trình lịch sử kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội, 2005.
22. Hậu phương miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, NXB Chính trị Quốc gia, 2009.
23. Hồ sơ số 495: Tập báo cáo và phương hướng nhiệm vụ của GTVT Nghệ An từ 1956 đến 1964, Chi cục lưu trữ Nghệ An.
24. Hồ sơ 496: Tập báo cáo về đề án công tác của Ty GTVT Nghệ An và