6. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Góp phần chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
Cuộc tiến công của cách mạng miền Nam đã làm cho chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh "của Mỹ đứng trước nguy cơ phá sản. Trước tình hình đó chính quyền của tổng thống Ních-Xơn tìm mọi cách "Mỹ hoá" trở lại cuộc chiến tranh bằng việc sử dụng một lực lượng quân đội gồm không quân và hải quân trở lại miền Nam đồng thời tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm thực hiện âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc, ngăn cản sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, làm suy giảm ý chí chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta, cứu nguy cho nguy cơ thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" và tạo sức mạnh trên bàn đàm phán Pa-Ri.
Ngày 6/4/1972, Mỹ cho không quân và hải quân đánh phá một số nơi thuộc Vĩnh Linh (Quảng Trị) và Quảng Bình, mười ngày sau Ních Xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Ngày 10/5/1972 có tới 55 lần máy bay Mỹ quần thảo trên bầu trời Nghệ An, trong đó có 9 lần máy bay B52, máy bay ném bom chiến lược của Mỹ thời điểm bấy giờ, bom đạn đã trút xuống dày đặc tại đia bàn các xã Hưng Hoà, Hưng Dũng, Nghi Phú, Nghi Kim và nội thành Vinh, quân dân Nghệ An một lần nữa trực tiếp đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, cùng nhân dân miền Bắc bảo vệ thành quả xây dựng XHCN, vững vàng trong nhiệm vụ cách mạng được giao là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn.
Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu, các trận địa phòng không lập tức đánh trả, cùng với sự phối hợp hỗ trợ của bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, các trung đoàn cao xạ 222, 233 đón đánh quyết liệt cuộc tấn công của địch, ngay trong ngày đầu ta đã bắn cháy hai máy bay F4 của địch.
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần hai đế quốc Mỹ không chỉ tăng cường quy mô, mức độ và cường độ đánh phá mà còn sử dụng những thủ đoạn đánh phá tàn khốc hơn trước, các mục tiêu bị đánh phá từng đợt liên tiếp 5 - 7 ngày, giữa hai đợt lại dùng những tốp máy bay nhỏ đánh giai dẳng hòng triệt hạ hoàn toàn mục tiêu không cho ta kịp thời sửa chữa, khắc phục, ngoài ra các các kĩ thuật tối ưu của công nghệ đều được đưa ra sử dụng, đó là phổ biến kĩ thuật điện tử để phá thiết bị khí tài của ta, gây nhiễu các lực lượng phòng không làm ta khó xác định mục tiêu [95].
Giao thông vận tải vẫn là một trong những mục tiêu đánh phá hàng đầu của giạc Mỹ, đến cuối tháng 5/1972 các cầu lớn trên các vùng trọng yếu, các điểm nút giao thông như Cầu Hoàng Mai, Cầu Bùng, phà Nam Đàn, phà Bến Thuỷ trên quốc lộ 1A, 15A và các tuyến đường khác đều bị đánh hỏng, tắc nghẽn nhiều lần. Tuyến vận tải đường biển từ Quỳnh Lưu vào Cửa Lò, Cửa Hội, đường sông và kênh nhà Lê đều bị phong toả bằng mìn từ trường và thuỷ lôi. Đến tháng 7/1972 có 13 huyện thành phố của Nghệ An bị phong toả, nhiều nơi bị phong toả ác liệt như đoạn sông Cửa Hội - Bến Thuỷ thuờng xuyên có 800 quả bom, thuỷ lôi các loại, khu chuyển tải Hòn Ngư với diện tích khoảng 30 km vuông địch rải xuống 1.352 quả bom, thuỷ lôi. Kết hợp với phong toả, máy bay Mỹ bắn phá với mức độ ngày càng tăng, mõi ngày thấp nhất có đến từ 20 - 30 lần, cao nhất có 125 - 145 lần máy bay địch tấn công vào các mục tiêu của ta, tàu chiến giặc được trang bị vũ khí hiện đại đã xuất hiện nhiều lần hơn, các tàu tuần dương khu trục Mỹ trung bình mỗi tháng thấp nhất đánh phá 10 - 20 trận lúc cao nhất đánh 40 - 80 trận, sau khi phong toả bằng thuỷ lôi, tàu chiến Mỹ hoạt động ở vị trí xa hơn và dùng vũ khí tầm xa có mức độ sát thương lớn đánh phá các mục tiêu ven biển và đất liền cách hàng chục km, các tuyến trong điểm trên bộ hầu như bị đánh hỏng, tuyến đường sắt Thanh Hóa - Vinh ngừng hoạt động, nhiều ga hư hỏng nặng nề.
Tính từ 1/4/1972 đến 20/7/1972 địch đánh vào GTVT 569 trận, gây thiệt hại 15.916 mét khôí nền đường, 5.540 mét vuông mặt đường, cầu gỗ, cầu BA 28 cái, phà sắt 25 tấn mất 6 cái, 72 phao, 3 ca nô, 19 ôtô, 40 thuyền, 9 sà lan [66]. Giao thông ách tắc vận tải chi viện hàng hoá cho chiến trường bị đình trệ, các phương tiện vận tải bị hư hỏng nhiều.
Trong cuộc chiến tranh ác liệt Bộ Chính Trị đã ra quyết nghị 220 NQ/TW ngày 1/6/1972 về chuyển hướng và công tác ở miền Bắc tiếp tục đánh bại giặc Mỹ Xâm lược, về nhiệm vụ GTVT nghị quyết nêu rõ "Tập trung bảo vệ và đảm bảo GTVT, phải bố trí lực lượng vũ trang bảo vệ giao thông vận tải, các địa phương, các ngành phải làm đầy đủ nghĩa vụ được giao và phục vụ thật tốt công tác giao thông. Tăng cường cán bộ, lao động, vật tư, phương tiện cho ngành GTVT, cần huy động khả năng của các ngành để sản xuất nhanh, sửa chữa nhanh các phương tiện GTVT...Toàn bộ hoạt động GTVT chuyển sang hoạt động thời chiến, dũng cảm, khẩn trương, bí mật, linh hoạt, khéo léo che dấu địch, biết tranh thủ thời cơ, có tổ chức chỉ huy và quản lý chặt chẽ".
Tại địa phương Nghị quyết lần thứ II của Đảng bộ tỉnh vạch rõ "phát động phong trào toàn dân làm GTVT, kiên quyết đảm bảo giao thông trong mọi tình huống, phục vụ kịp thời nhu cầu của tiền tuyến, phục vụ sản xuất, xây dựng và đi lại của nhân dân"
Ngày 12 đến 15/7/1972 Tỉnh Uỷ tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 220 - NQ/TW của Bộ Chính Trị, hội nghị nêu rõ những thành tựu và chỉ ra một số hạn chế trong công tác chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, sẵn sàng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, đồng thời hội nghị đề ra nhiệm vụ cấp bách trong thời gian trước mắt là tập trung sức mạnh để đánh bại giặc Mỹ, tiếp tục chi viện cho miền Nam, giao thông vận tải là nhiệm vụ quan trọng thứ hai của Tỉnh nhà [53, Tr 206].
Với kinh nghiệm của thời kỳ chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, bằng ý thức trách nhiệm được giao, cán bộ ngành GTVT cùng nhân dân khẩn trương triển khai các phương án đề ra, quân dân toàn tỉnh chuyển mọi hoạt động nhằm phục vụ tốt nhất cho GTVT, lực lượng TNXP, bộ đội công binh, dân quân tự vệ và nhân dân các địa phương là lực lượng hùng hậu nhất, luôn sẵn sàng khơi luồng thông tuyến mở lối đi an toàn cho xe và thuyền qua lại. Với khẩu hiệu "Sống bám cầu đường, chết kiên cường dũng cảm" hơn 300 đội ứng cứu giao thông với 12.289 người chủ yếu là công nhân giao thông và TNXP làm nhiệm vụ san lấp hố bom, bồi trúc mặt đường. Do bị đánh phá ác liệt hoạt động tàu bè trên biển của ta ngừng hoạt động, vận tải đường thuỷ của ta phải rút vào các sông nội địa. Ngành GTVT tỉnh nhà chú trọng phát triển phương tiện và tăng cường vận tải đường sông, các đơn vị công nghiệp, thủ công nghiệp được giao trách nhiệm tập trung cao độ công tác sản xuất phương tiện vượt sông. Nhờ vậy đến trong 6 tháng cuối năm 1972 cả tỉnh đã đóng mới 5000 tấn thuyền trong đó các HTX vận tải 3.500 tấn thuyền, công ty vận tải sông biển có 1000 tấn thuyền, cảng Bến Thuỷ có 500 tấn thuyền dự trữ và các phương tiện vượt sông [41, Tr 29].
Các điểm chốt trên tụyến đường 1A, Tại Hoàng Mai, Cầu Giát, ngã 6, Bến Thuỷ, Cửa Bắc, đường 15, đường 7, đường 49, dốc Lụi (Nghĩa Đàn), Kim Liên (Nam Đàn) Bảo Thành (Yên Thành) anh chị em mậu dịch viên của ngành thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán đã không sợ gian khổ, lấy việc phục vụ bộ đội, công nhân GTVT làm niềm vui, tại đây những bữa cơm ngon, cơm ca 3 đã phục vụ tận những chiến sỹ GTVT đang ngày đêm bám trụ cầu đường.
Tháng 6/1972 vùng biển Cửa Lò, Cửa Hội bị bắn phá ác liệt, phong toả bằng thuỷ lôi và bom từ trường tàu thuyền ta không thể chuyển hàng từ tàu viện trợ Hồng Kỳ của Trung Quốc còn neo đậu tại đảo Ngư. Các lực lượng
vận tải Nghệ An đã bám thực tế và có sáng kiến gói hàng vào bằng túi ni lông chờ nước triều lên thả hàng xuống biển, nước lên, sóng lớn đánh giạt hàng vào bờ, với sự giúp đỡ của nhân dân các xã vùng biển Nghi Hải, Nghi Hoà, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Thuỷ, lực lượng vận tải biển Nghệ An dã vượt sóng to, gió lớn và sự ngăn cản ác liệt của địch, ngày đêm bám biển chuyển hàng từ đảo Ngư vào bờ. Tính từ tháng 4 đến tháng 11/1972 vận tải biển Nghệ An đã vận chuyển được 21.927 tấn hàng từ tàu Hồng Kỳ tại đảo Ngư vào bờ an toàn [41, Tr282], hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao góp phần làm thất bại thủ đoạn phong toả của giặc Mỹ.
Mặc dù các hoạt động trên biển của địch rất dữ dội, các đội thuyền đánh cá gần bờ vẫn ra khơi khai thác cá. Trong tháng 10/1972 các đội thuyền của các HTX Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), Nghi Hưng (Nghi Lộc) với khoảng 15 người đã đánh bắt được 350 tấn cá (bằng 1/6 sản lượng toàn tỉnh), xã Nghi Hưng trong 6 tháng đầu năm 1972 đã khai thác vượt chỉ tiêu 4 tấn (64/60 tấn cá được giao). Ngoài nghĩa vụ đảm bảo vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ, các HTX ngư nghiệp còn thực hiện phục vụ sản xuất phục vụ đời sống nhân dân và nghĩa vụ đối với nhà nước, góp phần chống chiến tranh phá hoại trên lĩnh vực kinh tế.
Tại các huyện xã, các đội xung kích ứng cứu giao thông sẵn sàng làm nhiệm vụ, các phương tiện phá bom mìn, thuỷ lôi được chế tạo nhiều hơn từ thô sơ đến máy phóng từ hiên đại, đến tháng 7/1972 cả tỉnh tháo dỡ được 281 quả bom từ trường và thuỷ lôi, nhiều tuyến sông, cửa biển, luồng lạch dần được thông suốt.Quân dân Nghệ An tiếp tục cầm chắc tay súng đánh trả kẻ thù. Ngày 19/5/1972 các chiến sỹ pháo cao xạ đã bắn rơi một chiếc máy bay A6 gần Cầu Bùng, tự vệ nông truờng Đông Hiếu tiếp tục hạ một chiếc A6 tại dốc Lụi trên đường 15A,... Ở các trận địa ven biển pháo binh trực chiến của ta cũng xuất sắc lập công. Từ ngày 29/4 đến 25/5/1972 trong 20 trận đánh ta bắn
cháy hai tàu chiến địch nâng tổng số tàu chiến địch bị bắn rơi lên 10 chiếc, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân dân ta ngày càng được nâng cao, tháng 6 và 7/1972 ta tiêu diệt thêm 15 máy bay địch, đó là chiến công của dân công và bộ đội tại trận địa Hoàng Mai, đảo Ngư, ngày 22/7/1972 chiếc máy bay F8 bị bắn rơi tại bầu trời Hoàng Mai, là chiếc máy bay thứ 500 bị bắn hạ trên địa bàn Nghệ An [41, Tr 471].