Đảm bảo mạch máu giao thông, chi viện cho chiến trường

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 102 - 108)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Đảm bảo mạch máu giao thông, chi viện cho chiến trường

Tháng 10/1972 Đế quốc Mỹ tuyên bố nghừng ném bom miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, Nghệ An vẫn nằm trong phạm vi máy bay giặc oanh tạc ngày càng ác liệt hơn.Hàng trăm lần máy bay, trong đó hàng chục lần máy bay B52 tiến hành ném bom rải thảm xuống nhiều vùng như ga Si (Diễn Châu), Giang Sơn, Đà Sơn (Đô luơng), Thanh Hà, Thanh Tài (Thanh Chương), Cầu Mượu (Nam Đàn), trên các đầu mối giao thông máy bay Mỹ liên tục quần thảo ném bom khống chế, tại các của sông, của Lạch, bom từ trường, thuỷ lôi Mỹ thả dày đặc lớp này đến lớp khác. Tính cả năm 1972, Hoàng Mai bị đánh phá 21 lần, cầu Giát 17 lần, Bến thuỷ 96 lần, ga yên Lý 84 lần. Với mức độ đánh phá ác liệt của địch công tác khôi phục giao thông của ta gặp nhiều khó khăn hơn trong lúc hoạt động vận tải cho chiến trường ngày càng đứng trước yêu cầu khẩn trương cấp bách.

Ngay từ tháng 3/1972, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ ngành GTVT, công nhân GTVT khẩn trương tiến hành các biện pháp đưa ra. Ngoài ra ngành GTVT được Tỉnh bố trí 100 cán bộ điều động từ các ngành và các huyện sang, bổ sung thêm hai đại đội TNXP với tổng số 300 người vào công ty cầu I và đội cầu 12/9 để đảm bảo giao thông, taị cầu Cấm và cầu Phương Tích luôn được đảm bảo giao thông, đảm bảo cơ động ở cầu Bùng bố trí 200 dân công cho công ty cầu 2 phụ trách làm đường và bốc xếp ở ga Sy, tại Hoàng Mai, cầu Cấm lực lượng TNXP sủa chữa băng lăn, lắp ráp cầu phao, làm bến cầu phao lưu thông, phà Nam Đàn luôn sẵn sàng 3 phà sắt, 3 ca nô để ứng cứu

cho phà Bến Thuỷ khi cần thiết, nhà máy ôtô thống nhất thành lập một đội sửa chữa và ứng cứu giao thông, các đội này có nhiệm vụ sửa chữa kịp thời các phương tiện giao thông tại những nơi bị địch đánh phá.

Trước tình tình hình đó, ngày 29/9/1972 thường vụ Tỉnh uỷ họp quyết định động viên toàn bộ nhân dân tham gia làm GTV T.Các phương tiện vận tải, lực lượng lái xe của các cơ quan, trường học, nông trường dưới sự chỉ huy của ty giao thông tập trung thành một dơn vị vận chuyển có sự chỉ huy thống nhất, các phương tiện vận chuyển chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của các HTX nông nghiệp cũng được huy động để vận chuyển hàng nội địa và khi cần thiết chuyển tải phục vụ chiến trường, các lực lượng quân dân Nghệ An đồng lòng ra quân phục vụ tốt công tác vận tải, công tác GTVT được đảy mạnh hơn bao giờ hết và trở thành một nhiệm vụ thiêng liêng. Gần 1 vạn dân công xe đạp thồ được tổ chức thành đội xe thồ X72 làm nhiệm vụ chuyển tải bằng phương pháp "sâu đo" để tạo chân hàng theo 3 tuyến: Hoàng Mai - Hưng Đông - Hưng Xá, Tuần - Nam Đàn, Dốc Lụi - Dùng. Với tinh thần quyết tâm cao, về cơ bản ta vẫn đảm bảo GTVT kịp thời trước sự đánh phá điên cuồng của Mỹ. Chiến tranh càng ác liệt, mục tiêu GTVT bị đánh phá nhiều hơn, năm 1972 địch đánh phá 7.605 lần các mục tiêu trên đất Nghệ An, trút xuống mảnh đất này 57.019 tấn bom thì các mục tiêu GTVT gánh chịu 4.694 lần và 39.915 tấn bom.Tính chất ác liệt cụ thể như sau:

I. Tình hình địch đánh:

a - Số trận đánh vào giao thông: 280 trận

Ném bom: 262 trận

Pháo kích: 18 trận

b - Số trận trúng đường và phương tiện: 76 trận

Số trận trúng đường: 56 trận Số trận trúng phà: 09 trận Số trận trúng cầu: 11 trận

c - Phân tích các đường như sau:

Đường 1A: 144 trận trong đó có 18 trận pháo kích

Đường 15a: 22 trận Đường 15b: 17 trận Đường 49: 10 trận Đường 7: 30 trận Đường 38: 8 trận Đường 34: 2 trận Đường 35: 2 trận Đường 8: 2 trận Đường 48: 3 trận Đường 205: 8 trận

Đường Vin h - Cửa Hội: 6 trận Đường Giát - Lạch Quèn: 6 trận

Đường sông 23 trận

Tổng số bom các loại: 2.235 quả - Bom phá: 970 quả

- Bom bi: 189 quả

- Sát thương: 864 quả

- Bom TN: 202 quả

II.Tình hình thiệt hại:

Nền đường hỏng: 15.500 mét khối Mặt đường hỏng: 5.420 mét vuông Cầu các loại hỏng: 11 cái/215 mét

Cầu cáp hỏng: 1 cái/106 mét (Mường Xén) Phà hỏng 4 cái loại 25 tấn 91 cái bị chìm ở phà Bến Thuỷ) Phao bị thủng: 32 cái/128 mét

Thuyền bị đắm 4 cái loại 24 tấn Sà lan bị thủng 4 cái

Ôtô cháy và hỏng: 13 cái

Chết và bị thương: chết 1 công nhân của hạt Đô Lương, 21 dân thường Bị thương 8 công nhân và 24 khách qua đường.

III. Tình hình lưu lượng xe qua các bến:

Phà Bến Thuỷ:

- Cao nhất: 186

- Thấp nhất: 49

- Bình quân: 102

IV. Tình hình tắc thông ở các tuyến: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a, Hoàng Mai: tắc từ ngày 13/8 - 17/8 và 23 đến 25 /8 b, Yên Lý: tắc từ ngày 1 - 3/8

c, Cầu Bùng: tắc 7 - 19/8 và 26 đến 31/8 d, Cầu Cấm: tắc từ 1 - 19/8

đ, Tràn Diễn Thành: tắc từ 28 - 30/8

g, Mỹ Lý: tắc 1 đêm do hố bom lấp chưa xong e, khe Mưng: tắc đêm 19/8

- Cầu Om: tắc từ 30 - 31/8

- Phà Nam Đàn: tắc một đêm do ca nô hỏng (26/8) - Cầu Đậu: tắc 9/8 - 15/8

(Đêm 31 do bom TN)

- Choang, Khơi, Kiền, Nằn, Mường Xén tắc từ ngày 23 - 31/8 - do mưa to ngập nước xe không đi được.

Tắc điểm:

- Cầu Hòn Nấc tắc 30, 31 do máy bay đánh hỏng cầu không phục hồi. - Phà Hiếu tắc 2 đêm 30, 31 do còn có bom TN

- Đường 38 tắc do các cầu hỏng chưa phục hồi. - Phương tích tắc 1 đêm do địch đánh hỏng đường.

- Đường sông tắc từ ngày 24 - 26 tại khu vực Cửa Tiền [66].

Vì vậy đảm bảo GTVT là một nhiệm vụ nặng nề. với ý chí sắt đá trên các công trường quân dân Nghệ An ngày đêm kiên trì bám trụ với công tác rà phá bom mìn, san lấp hố bom, sửa chữa mặt đường, mở thêm đường vòng, đường tránh, huyện Quỳnh Lưu đã huy động 3 vạn lao động trong một đêm làm đường xế, đường ngầm qua sông Hoàng Mai, sông cầu Giát, đào đắp hơn 3000 mét khối đất đá, các xã Nghi Hương, Nghi Tần, Nghi Thu đã huy động hàng trăm lượt thuyền vượt qua thuỷ lôi tiếp tế cho đảo mắt, đảo Ngư.Các hoạt động vận tải được ưu tiên tạo mọi điều kiện để hoàn thành kế hoạch chuyển bộ đội, tính riêng trong năm 1972 Nghệ An tổ chức tuyển quân và chuyển quân với 26.763 tân binh cho chiến trường. Nắm bắt được quy luật đánh phá của địch nên lực lượng cơ giới, thô sơ, dân công lúc ẩn lúc hiện vượt lên phía trước hoàn thành nhiệm vụ vận tải hàng hoá phục vụ chiến trường và nội tỉnh. Công nhân phà Bến Thuỷ có sáng kiến lắp thêm phà phụ có đủ ca nô lai dắt rút ngắn thời gian vượt sông, nếu năm 1964 thời gian vượt sông mất 30 phút thì nay chỉ còn 5 phút, đảm bảo lưu lượng1.000 xe qua lại trong một ngày đêm, tại các bến vượt sông khác cũng đảm bảo mỗi đêm có 7 - 8 giờ thông xe. Các điểm tắc trên các tuyến đường bộ nhất là quốc lộ 1và đường 15 nhanh chóng được giải quyết. Tuyến đường sắt Hà Nội - Vinh được khôi phục và thông xe trong một thời gian ngắn, các đoàn xe thồ với sức chở từ 2, 5 đến 5 tạ hàng/chuyến hoạt động thường xuyên, chuyển chở được một khối lượng hàng hoá lớn đến nơi quy định.

Các mục tiêu giao thông gánh chịu tới 68% số lượng bom đạn giặc Mỹ cày xới ở Nghệ An nhưng giặc Mỹ đã không cắt đứt nổi mạch máu giao thông như ý định của chúng mạng lưới giao thông vẫn phát triển rộng khắp mọi

vùng miền trên mảnh đất này, tại trung du, miền núi lực lượng vận tải chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp vẫn ngày đêm bám trụ trên 841km đường nông thôn vừa được làm mới, trên 1545 km đường được sửa chữa, nhân dân lao động đã góp 5 triệu ngày công phục vụ chiến đấu và GTVT.Với sự nỗ lực của lực luợng vận tải khối lượng hàng hoá vận chuyển cho chiến trường năm 1972 tăng 1, 7 lần so với năm 1971.

Đối phó với việc giặc Mỹ có thể ngăn chặn trong một thời gian ngắn phương tiện cơ giới, ngành giao thông tỉnh nhà thực hiện khẩu hiệu "Đôi vai ngàn cân, đôi chân ngàn dặm" lực lượng vận tải Nghệ An bằng phương tiện thô sơ với xe đạp thồ, xe cải tiến, xe trâu bò kéo hoạt động không ngưng nghỉ kịp thời vận chuyển hàng hoá chi viện chiến trường, nhiều đơn vị lập được thành tích xuất sắc về khối lượng và ngày công, đó là các đội thuyền các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, HTX Phúc Thọ (Nghi Lộc), bến đò ngang Vạn Rú (Nam Đàn), đội xe thồ X72 trong tháng 10 - 1972 đã vận chuyển 4.800 tấn hàng hoá từ bắc Nghệ An sang Hà Tĩnh. Vận tải biển cũng khắc phục khó khăn lớn, phát huy nhiều sáng kiến trong vận chuyển, các xã trên địa bàn từ Cửa Hội, Cửa Lò đối diện với đảo Ngư đã xây dựng những tuyến hào giao thông vào làng xã, suốt gần hai tháng vùng đất hẹp này đã phải chịu 2.700 trận đánh phá của máy bay, tàu chiến địch nhưng cán bộ, Đảng viên và nhân dân nơi đây đã hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển hàng hoá hai chiều từ đất liền ra đảo và ngược lại, từ tháng 4 đến tháng 11/1972 vận tải biển Nghệ An vận chuyển được 21.927 tấn hàng vào bờ an toàn. Thời điểm không quân Mỹ tập trung đánh Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận, giảm mật độ đánh phá trong tỉnh Thường vụ quân uỷ khu IV và tỉnh uỷ Nghệ An thống nhất mở chiến dịch GTVT chuyển hàng vào chiến trường.Ngày 25/12/1972 tuyến đường sắt Thanh Hóa - Vinh được phục hồi, các bến vượt sông luôn có 1 - 2 phà, đảm bảo xe chạy suốt 24/24 giờ mỗi ngày.Cán bộ, công nhân viên chức và các lực lượng tham gia

đảm bảo GTVT trên địa bàn Nghệ An đã thấm nhuần lời Bác Hồ dạy trong hội nghị GTVT 1966: " GTVT là một mặt trận, mỗi cán bộ, công nhân, TNXP là một chiến sĩ qụyết tâm làm GTVT thắng lợi, GTVT thắng lợi tức chiến tranh đã thắng lợi rồi" [64, Tr 99], do có nhiều thành tích nổi bật một số cá nhân như đồng chí Nguyễn Hữu Tùng phà Bến Thuỷ được tặng danh hiệu Anh hùng lao động, 280 tập thể và cá nhân được tặng thưởng huân chương kháng chiến các loại bằng khen của Chính phủ, 3.000 tập thể và cá nhân được tặng danh hiệu "Dũng sỹ giao thông vận tải thắng Mỹ".

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 102 - 108)