6. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Tiêu thổ kháng chiến
Ngày 28/8/1945 Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ký thông cáo của chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà thành lập bộ giao thông công chính - một trong 13 bộ đầu tiên của nước ta ông Đào Trọng Kim một nhân sỹ yêu nước đảm nhận chức vụ bộ trưởng, tại địa phương thành lập các ty giao thông công chính, đánh dấu mốc ra đời của ngành GTVT. Trên cơ sở đó ngành GTVT Nghệ An cũng ra đời trên cơ sở kinh nghiệm quản lý chưa cơ sở kinh nghiệm quản lý chưa có, công tác chuyên môn kỹ thuật còn yếu, trong toàn cảnh chung của đất nước ngành GTVT vừa mới ra đời đã phải gánh vác những nhiệm vụ nặng nề trước muôn vàn khó khăn thử thách, ngành GTVT tỉnh nhà đã vươn lên đáp ứng những khó khăn và thử thách đối với nước nhà.
Tháng10/1945 tỉnh ủy lâm thời đã đề ra nhiệm vụ khẩn cấp trong đó nêu rõ "khôi phục lại hệ thống giao thông liên lạc giữa các cấp" [37, Tr174], thực hiện các nhiệm vụ cấp bách đó ngay từ những ngày đầu ngành GTVT Nghệ An đã tiến hành khôi phục, sửa chữa lại các tuyến đường giao thông chính như đường 1A, 7A và một số đường nội tỉnh bị hư hỏng, cầu phà, một số đầu máy xe lửa trong tỉnh, tổ chức dự trữ than dầu cho các loại xe, huy động hàng hoá vận tải trên sông. Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ Nam bộ
kháng chiến của chủ tịch HCM công nhân đường sắt Nghệ An đã cùng công nhân đường sắt toàn quốc tổ chức nhiều chuyến tàu vận tải vũ khí, lương thực, thuốc men và các đoàn quân Nam tiến tiếp tế, chi viện cho chiến trường miền Nam.
Điểm nổi bật của GTVT trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp là thực hiện phong trào phá dỡ các công trình giao thông nhằm ngăn chặn các cuộc hành quân xâm lược của kẻ thù đặc biệt hưởng ứng lời kêu gọi "Tiêu thổ kháng chiến" (ngày 6/2/1947) "Bây giờ ta phải phá đi để chặn Pháp lại không cho chúng tiến lên, không cho chúng lợi dụng" ngành giao thông ngành GTVT Việt Nam đã phối hợp cùng với các lực lượng quân đội dân quân du kích cùng với nhân dân đia phương đã phá hoại tất cả các công trình giao thông mà địch có thể lợi dụng để thực hiện chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, trong một thời gian ngắn trên toàn quốc đã phá huỷ 10.700km đường ôtô, trên 30.000m cầu cống các loại và trên 1.540km đường sắt [42Tr6]. Tại Nghệ An ngành GTVT tỉnh nhà đã tham gia kế hoạch phá hệ thống cầu đường tập trung vào các tuyến đường xung yếu như đường 1A, đường 7 cùng một số tuyến nội tỉnh, tiến hành xẻ đường, đắp các ụ đất. Tính đến năm 1947, 1948 cán bộ, công nhân ngành GTVT Nghệ An đã phá dỡ 231km đường bộ, 30 chiếc cầu lớn nhỏ, phá dỡ toàn bộ tuyến đường sắt nội tỉnh
Bên cạnh "Phá hoại để kháng chiến" ngành GTVT tỉnh nhà tham gia vào công cuộc tản cư của nhân dân lên các An toàn khu trên miềm tây của tỉnh, tham gia vận chuyển máy móc, di dời nhân dân. trong thời kỳ này, hệ thống đường bộ đã bị phá hỏng, các loại xe cơ giới không còn phát huy tác dụng nên phương tiện chủ yếu là đường sông và vận chuyển bằng sức người. Đây là một trong những khó khăn, thử thách đối với ngành GTVT nhưng cuối cùng nhiệm vụ cũng đựơc hoàn thành xuất sắc. Kết quả đã đưa 2 vạn máy
móc, thiết bị từ Vinh lên An toàn khu của tỉnh, trong đó có 12 đầu máy xe lửa, nhiều đầu máy ô tô, thiết bị khác, góp phần ổn định sản xuất của an toàn khu. Các vùng An toàn khu dần dần trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự của Nghệ An mà còn của mặt trận Bình Trị Thiên của một số tỉnh Bắc Bộ và đông bắc Lào và là hậu của tự do của vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.