Góp phần chi viện cho chiến trường

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 44 - 50)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Góp phần chi viện cho chiến trường

Trong giai đoạn phản công chiến lược (1951 - 1953) công tác giao thông vận tải càng được xúc tiến mạnh mẽ, ngay từ những năm1945, theo chủ trương của Bộ chỉ huy chiến khu IV, nhiều cán bộ đầu ngành của Nghệ An đã đi khảo sát và làm việc với các huyện miền tây, giành thời gian thăm hỏi đồng bào các dân tộc và giải thích chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước động viên các nhân dân ở đây xây dựng và bảo vệ vùng rừng núi của tổ quốc đoàn kết với nhân dân Lào anh em bảo vệ thành quả cách mạng, sau chuyến khảo sát của đoàn công tác các ngành GTVT, y tế giáo dục...công tác hậu cần cho lực lượng vũ trang ở miền tây chuyển biến tốt hơn, các hoạt động phối hợp với chiến trường Lào vùng biên giới phát triển hơn một bước [37, Tr 211, 212]. Để thúc đẩy chi viện cho chiến trường Lào nghị quyết TW Đảng và khu IV đề ra nhiệm vụ giải phóng nước Lào để giải phóng đông dương, kiềm chế lực lượng địch, phối hợp đánh lớn với Bắc Bộ và Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng với hạ Lào "Nhiệm vụ trung tâm là xây dựng căn cứ địa trong

nội địa Lào chuẩn bị cho chiến trường chủ lực hoạt động ra sức đào tạo cán bộ Lào, thực hiện phương châm "chính trị và quân sự đi đôi", tháng 8 và tháng 9/1950 ban cán sự trung Lào và liên khu uỷ liên tiếp tổ chức 2 hội nghị bàn về đẩy mạnh cuộc kháng chiến ở trung Lào, hội nghị giao cho Thanh Nghệ Tĩnh phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị ta hoạt động trên dất nước bạn.

Trước tình hình mới, nhiệm vụ mới theo tinh thần gấp rút hoàn thành giai đoạn để chuẩn bị nhanh sang tổng phản công, vấn đề đặt ra cho GTVT tỉnh nhà là làm thế nào để đáp ứng yêu cầu vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm cho hậu phương đồng thời vạn chuyển cung cấp kịp thời cho tiền phương.

Từ ngày 14 đến 21/5/1951, tại làng Hoa Quân huyện Thanh Chương, đại hội Đảng bộ liên khu IV ra quyết nghị về nhiệm vụ của liên khu là "Tiếp tục động viên nhân tài, vật lực phục vụ tiền tuyến, phục vụ chiến trường Bình Trị Thiên - Lào". Năm 1952 tình hình chiến sự trên mặt trận Việt - Lào có những thay đổi lớn có lợi cho ta, trước sự lớn mạnh của kháng chiến, trên cơ sở thoả thuận giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ kháng chiến Lào quân tình nguyện Việt Nam và Pa thét Lào phối hợp mở chiến dịch thượng Lào. Nghệ An và Thanh Hóa là những địa phương được giao nhiệm vụ này.

Ngày 21/2/1953 tỉnh mở hội nghị dân chính Đảng bàn về nhiệm vụ và các giải pháp về tổ chức vận tải chiến dịch thượng Lào

Bốn tháng trước khi mở màn chiến dịch Thượng Lào, Nghệ An tích cực chuẩn bị tốt công tác giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu chi viện cho chiến trường. Sau khi khôi phục xong đường Đô Lương - Mường xén sang Lào dài 170km, ngành GTVT Nghệ An phối hợp cùng nhân dân làm 100 cầu phao, cầu tạm, huy động 72.900 công, nâng cấp, mở rộng đường Đô lương - Như xuân (Thanh Hóa) dài 102 km, làm 3 cầu lớn, 52 cầu nhỏ 53 cống sử dụng hết 1.574.152 công, hoàn thành đường Đô Lương - Nam Đàn dài 30 km, các

tuyến giao thông được củng cố, sửa chữa đường ôtô Đô Lương - Diễn Châu 34km, đường Phủ Quỳ - Yên Lý dài 38km, đường 38 Cầu Bùng - Yên Thành, đường Bảo Nham, Phương Tích và đường Sen - Yên Thành dài 30km nối liền miền ngược với miền xuôi, nạo vét 35.656m khối đất cát kênh nhà Lê. Hệ thống giao thông phục vụ cho chiến dịch gồm 270km đường ôtô chạy, 280km đường xe bò, 480 km đường xe thồ, ba gác. Kênh nhà Lê đảm bảo cho lưu thông từ 20 - 25 ngày trong tháng. Tính chung năm 1953 Nghệ An đã huy động 40.620 lượt dân công phục vụ tiền tuyến với 3.856.470 ngày công. Số dân công đường bộ 36.790 lượt người cùng 2.120 xe đạp, đường thuỷ 2000 lượt thuyền có 2110 thuỷ thủ. Cũng trong năm 1953 huy động được 56.720 lượt người làm đường chiến lược với 2.597.937 ngày công. Năm 1953 giao thông vận tải tỉnh nhà đã tạo nên một mạng lưới giao thông thuỷ bộ dày đặc, cơ động cho các loại phương tiện vận tải - liên lạc thông suốt giữa Nghệ An với các tỉnh liên khu IV, khu V và phía Nam, khu III và phía Bắc. Đặc biệt đoạn đường 7 nối liền Việt - Lào thông suốt.

Để vận chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch, Nghệ An huy động toàn bộ đoàn thuyền, tổ chức thành các đơn vị vận tải với 180 chiếc từ 3 - 6 tấn, đội tàu thuyền được biên chế thành từng tổ, mỗi tổ 3 thuyền, 6 người chèo giỏi, thuyền 6 tấn chở 3 tấn, loại 3 tấn chở 1,5 tấn. Hơn 100 chiếc thuyền độc mộc của xã Luân Mai, Mỹ Lý chở từ 3 tới 8 tạ vượt thác lên Mường Xén với hình thức vượt thác ở mỗi thác có một trung đội chuẩn bị sẵn dây, sào kéo qua thuyền qua thác.

Theo đường số 7 và sông Lam, các đội dân công tham gia vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược phục vụ chiến dịch. Với 25.000 công dân loại A, 363 xe đạp thồ đã vận chuyển 1.380 tấn gạo, 50 tấn muối, 3 tấn cá khô, 937 con trâu, bò, 35 con lợn và 1.250 công cụ cầm tay. Trên các tuyến đường ta thành lập các trạm trung chuyển ở Cửa Rào, Khe Kiền, Khe Nậm,

Khe Tùng, Ta Đo. Để vận chuyển ra chiển trường Nghệ An huy động 72.940 dân công sửa chữa 170 km đường làm 100 cây cầu tạm, cầu phao trên tuyến đường 7 từ phủ Diễn đến Đô Lương lên Mường Xén tới Xiêng Khoảng dân công phải mở đường xuyên núi rừng Noọng Hét, Bản Ban, đường qua núi Qoặc cao chót vót, đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, nhiều đoạn đường chưa có người đi, đường mở tới đâu đặt trạm tới đó.

Chiến dịch thượng Lào kết thúc vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh nối liền với hậu phương kháng chiến Lào, với vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh, chiến thắng Thượng Lào chọc thủng vành đai phong toả của địch ở phía Tây, bảo vệ hậu phương kháng chiến của ta, tạo điều kiện cách mạng hai nước ở khu vực biên giới.

Thực hiện kế hoạch tác chiến chiến lược đông xuân 1953 - 1954, ta chủ trương phối hợp với Pa Thét Lào mở chiến dịch Trung Lào nhằm thu hút lực lượng cơ động của Pháp, phá thế tập trung của NaVa ở đồng bằng Bắc Bộ, phá âm mưu đánh vào hậu phương Thanh - Nghệ - Tĩnh của Pháp. Trung Lào là vùng rừng núi rộng, lớn, khí hậu khắc nghiệt, phía Bắc giáp Xiêng Khoảng, phía Đông giáp Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam. Giao thông khó khăn, Trung Lào được xem là địa bàn chiến lược quan trọng đối với toàn bộ bán đảo Đông Dương, đặc biệt đường số 9, 12 và cao nguyên Bôlôven, Nghệ An một lần nữa đựoc giao nhiệm vụ chi viện cho chiến dịch. Với lực lượng dân công là công tác thường xuyên, TNXP được xây dựng thành đội ngũ vững chắc, công tác phòng gian bảo mật được chú ý. Trên các tuyến đường giao thông của tỉnh, đánh hơi được quân và dân ta ồ ạt ra tiền tuyến, địch cho bắn phá các trục đường kho bãi, các công trình thuỷ lợi như Vòm Cóc, cầu Mụ Bà, đập nước Nam Đàn, Bến Thuỷ, trên mặt biển chúng cho tàu bắn phá vào bờ biển, bắt ngư dân, hơn 2000 dân công bộ và thuyền, 1.500 xe thồ của Nghệ An lên đường phục vụ chiến dịch. Trên 1.300 TNXP

các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương được phiên chế thành 10 đại đội với các nhiệm vụ như sửa đường, mở đường, vận chuyển súng đạn cứu thương đồng thời xây dựng đường dây vận tải gồm 21 trạm trên đường 9...

Xây dựng ĐBP thành tập đoàn chiến lược với hệ thông hầm hào kiên cố, vũ khí hoả lực mạnh Nava dự kiến từ ĐBP lấy toàn bộ tây bắc, cắt đứt đường viện trợ sang Lào của Việt Nam... Trước tình hình Đảng và nhà nước chủ trương làm những tuyến đường với phục vụ cho mặt trận.Hệ thống trục chính cho ĐBP tổng cộng dài 2.500km gồm 3 hướng triển khai lực lượng làm đường như sau:

- Hướng phía Bắc Biên Giới - Thái Nguyên - Yên Bái - đường 13 - khe Cò Nòi vận chuyển vũ khí.

- Hướng phía Nam từ Nghệ An - Thanh Hóa ra Hoà Bình dài trên 300 km [42, Tr 75].

- Hướng Đông tây từ Hoà Bình đi Tuần Giáo, ĐBP tập trung sửa chữa, nâng cấp đường, bến phà...

Đánh giá cao tầm quan trọng của công tác hậu cần chiến dịch, nhà nước ta thành lập hội đồng cung cấp mặt trận TW. Là vùng hậu phương quan trọng được giao nhiệm vụ chi viện cho chiến dịch ĐBP, Nghệ An thành lập hội đồng cung cấp tiền phương của tỉnh nhằm huy động mọi tiềm lực để phục vụ chiến dịch.

Để phục vụ chiến dịch ĐBP, theo chỉ đạo tỉnh mở tiếp đoạn đường 15A, con đường chiến lược dài 320km từ Đô Lương qua San sẻ (phà Sen ở Tân Kỳ) lên Phủ Quỳ qua Lâm Na, Bãi Xăng ra Thanh Hóa, Hoà Bình lên Tây bắc, ngay từ 5/1953 các đội TNXP đã lên Tân Kỳ, Nghĩa Đàn làm nhiệm vụ mở con đường này việc hoàn thành đoạn đường 15A tạo điều kiện cho vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh cung ứng mức cao nhất sức người, sức của cho mặt

trận. Để xây dựng và sửa chữa chủ yếu sử dụng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như đá dăm, cấp phối với lực lượng thi công chủ yếu là thủ công, phương tiện vận chuyển vật liệu làm công trình chủ yếu là xe thô sơ, đặc biệt hơn một số công trường có 1 ít ô tô tham gia vận chuyển, các phong trào trao đổi kinh nghiệm phát huy sáng kiến được mọi người tham gia mạnh mẽ và có hiệu quả [32, Tr 75]. Đúng mồng 1 tết Giáp Ngọ, 32.000 dân công trong đó có 2000 dân công xe đạp thồ cùng hàng ngàn tân binh, TNXP công nhân kỹ thuật nô nức lên đường ra tiền tuyến thực hiện quyết tâm chiến lược" Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng" với khẩu hiệu "Thanh niên xung phong còn thì mạch máu giao thông được giữ vững" trên mặt trận tiếp tế vận tải hàng vạn TNXP và dân công Nghệ An cùng sát cánh với quân dân cả nước vượt qua đèo cao, suối sâu và bom đạn quân thù, tiếp tế vũ khí, đạn dược lương thực cho bộ đội góp phần xứng đáng trong chiến dịch ĐBP.

Tiểu kết chương 1

Mạng lưới giao thông thuỷ - bộ tại Nghệ An suốt thời kỳ phong kiến mặc dù còn thô sơ nhưng đã góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế, văn hoá cho điạ phương qua các triều đại mà còn có những đóng góp tích cực vào những chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc.Sang thời kỳ thuộc Pháp hệ thống giao thông vận tải đa dạng và tương đối thuận lợi, để có được điều đó là trả giá bằng sự hi sinh xương máu của phu làm đường.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Nghệ An trở thành hậu phương quan trọng cho các chiến trường phía Bắc và Thượng Lào. Giao thông vận tải Nghệ An đã đóng vai trò lớn trong việc phục vụ sản xuất ở vùng tự do và chi viện cho chiến trường Bắc Bộ, Điện Biên Phủ và Thượng Lào. Mặc dù với nhũng phương tiện vận tải hết sức thô sơ nhưng bằng những nỗ lực phi thường, tinh thần đoàn kết chiến đấu giao thông vận tải Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh Đảng và nhà nước giao trong công cuộc chinh phục tự nhiên và chiến thắng kẻ thù.

Chương 2

VAI TRÒ CỦA GIAO THÔNG VẬN TẢI NGHỆ AN TRONG GIAI ĐOẠN 1954 - 1964

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 44 - 50)