Vai trò của giao thông vận tải NghệAn trong những năm 1969 1972

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 94 - 97)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.Vai trò của giao thông vận tải NghệAn trong những năm 1969 1972

3.2.1. Phục vụ sản xuất

Ngay sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc, quân dân Nghệ An tiếp tục bước vào một thời kỳ mới, với nhiệm vụ thử thách ngày càng ác liệt hơn.

Tranh thủ thời gian hoà bình quý giá ngành GTVT đã phối hợp với các ngành nghề khác, khắc phục những hậu quả chiến tranh, phục vụ sản xuất "Đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương tiến lên một bước mới, toàn diện nhanh chóng và vững chắc nhằm phục vụ nhu cầu cách mạng cả nước... đồng thời chuẩn bị cho tích cực lâu dài, sẵn sàng chống phá địch bắn phá trở lại" (Nghị quyết II Ban Chấp Hành Tỉnh Uỷ (tháng 2 - 1969).

Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Nghệ An là khắc phục hậu quả chiến tranh ổn định đời sống nhân dân, tổ chức sản xuất, công việc cần làm là rà phá các loại bom đạn, thuỷ lôi chưa nổ, sửa chữa và giải phóng giao thông, phối hợp với cải tạo đồng ruộng, sửa chữa hư hỏng nhà cửa trong nhân dân.

Ngành GTVT vẫn giữ nhiệm vụ là "ngành đi trước một bước" ngay sau khi chiến tranh kết thúc cán bộ, công nhân ngành phối hợp với các lực lượng và đơn vị khác đã nhanh chóng khôi phục các tuyến đường giao thông thuỷ bộ, san lấp hố bom, đảm bảo giao thông thông suốt. Thực hiện nghị quyết của Tỉnh Uỷ, ngành GTVT tập trung sửa chữa cầu đường, phương tiện giao thông và xây dựng mạng luới GTNT, đẩy mạnh vận tải trong điều kiện khó khăn. Cùng với lực lượng của ngành, 18 đội công binh dân quân, 2 đội công binh của tỉnh duy trì và tham gia các công trình tại nhiều nơi, láng nhựa được một số đoạn trên các tuyến đường 7, đường 49, quốc lộ 1, tiếp tục làm tuyến đường Trại Lạt, Cây Chanh, sửa chữa đường Vinh - Cửa Hội. Mạng lưới giao thông nông thôn ngày càng mở rộng, các tuyến đường liên huyện, liên xã ngày càng được mở rộng, năm 1969 là thêm 614, 6km đường, bước sang 1970

làm thêm 440 km [41, Tr 116].Qua bốn năm chiến tranh phá hoại, các phương tiện giao thông trên lĩnh vực đường thuỷ, số thuyền vận tải của các HTX có 8199 tấn xuống còn 662 chiếc thuyền với 4527 tấn, thuyền biển chỉ còn 23 chiếc với trọng tải 2345 tấn, ca nô cón 14 chiếc, xà lan tự hành còn 31 chiếc, Vận tải đường bộ số lượng ôtô tải chỉ còn 116 chiếc, 22 xe ca, tổng số ôtô chủ lực của các ngành còn 175 chiếc, 63 chiếc xe thồ chuyên nghiệp, 1783 chiếc bán chuyên nghiệp. Tuy nhiên do thiếu phụ tùng thay thế nên chỉ huy động 60 - 70% số phương tiện đó tham gia vào công tác vận tải nhưng chỉ trong tháng 1 - 1969 ngoài việc hoàn thành kế hoach được giao, tỉnh vận chuyển hơn 500 tấn muối ra các tỉnh phía Bắc

Để tăng cường vận tải phục vụ kinh tế địa phương và vận chuyển hàng hoá vào chiến trường, ngành GTV T xác định “Vận tải là nhiệm vụ chính trị cao nhất, khôi phục sản xuất và sửa chữa phương tiện là công tác hàng đầu, cải tiến tổ chức và tăng cường quản lý là khâu trọng tâm, đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật là yếu tố then chốt bao trùm mọi hoạt động" [19, Tr 15]. Năm 1970 nhà máy đại tu ôtô được đưa vào hoạt động với năng suất phục hồi 300 đầu máy /năm, lưu lượng xe lưu thông trên các tuyến đường tăng nhanh. Ở Bến Thuỷ mỗi từ 300 xe nay tăng lên 400 xe, Đô Lương từ 50 lên 300 xe mỗi ngày, phương tiện vận tải tăng thêm 9 ô tô ca, 160 thuyền gỗ với trọng tải 1.482 tấn. Con đường vận tải hàng hoá vào Nghệ An không chỉ bằng đường bộ và các phương tiện đường bộ, ngành GTVT đã thực hiện vận tải hàng hoá bằng tàu thuyền trong nuớc và tàu hàng nước ngoài [41, Tr 117], cảng Cửa Hội lại một lần nữa đón những chuyến tàu hàng về, vận chuyển theo các luồng lạch, tại các địa phương công tác giải phóng nhanh phương tiện, tránh ứ đọng hàng hoá, mất mát hư hỏng được tiến hành nhằm tăng cường đảm bảo cho ổn định sản xuất và đời sống. Công tác giao thông đường thuỷ một mặt ra sức thanh thải các dòng sông, củng cố các phao tiêu, biển báo, chú ý đóng

mới các thuyền vận tải từ 5 - 10 tấn, tạo điều kiện cho HTX vận tải tiếp tục vay vốn của nhà nước. Lực lượng dân công và xe thồ cũng tiếp tục tham gia công tác phục vụ sản xuất, Uỷ ban hành chính Tỉnh quyết định ở mỗi huyện thành lập các HTX xe thồ chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp để thực hiện vận chuyển hàng hoá trong huyện.

Ngày 2/9/1969 chủ tịch HCM qua đời, quân dân Nghệ An đã "Biến đau thương thành hành động cách mạng", phát động phong trào "Đền ơn Bác Hồ", dân công hoả tuyến vuợt mức xuất sắc nhiệm vụ được giao, trên các công trường thực hiện khai hoang thuỷ lợi, san lấp hố bom, cải tạo đồng ruộng, làm GTVT nhân dân đã đóng góp 2 triệu ngày công. Ngành GTVT phát động phong trào "Lao động đền ơn Bác Hồ" bằng việc cải tiến kỹ thuật, cải tiến công cụ đạt năng suất lao động cao. Với tinh thần "Một ngày nắng bằng cả tháng mưa" đội TNXP 65 rải nhựa xong đoạn đường Vinh - Kim Liên, xí nghiệp B230 (đơn vị được Bác Hồ gửi lẵng hoa ngày tết 1969) đã phát động công nhân làm 3 ca đưa năng suất sửa xe từ 45 ngày xuóng còn 20 ngày, xí nghiệp ôtô Nghệ An (nay là ôtô 5) phát động phong trào "Năng suất cao, chất lượng tốt, số lượng nhiều" đạt kết quả cao trong lao động, số xe ôtô hoạt động từ 52,1% tăng 69,1%. Nhiều tổ thuyền rút ngắn thời gian chở hàng, trước đây mất 20 ngày nay chỉ còn 12 ngày [41, Tr119].

Trên cơ sở nhiệm vụ đề ra, về sản xuất sửa chữa phương tiện, năm 1970, giao thông đường thuỷ đóng mới 5 phà sắt loại 25 tấn, một số thuyền buồm từ 30 - 50 tấn. Năng lực vận tải của 3 công ty, xí nghiệp vận tải của tỉnh cũng tăng nhanh. Năm 1970 công ty vận tải sông có 188 thuyền trọng tải 1.532 tấn, 68 thuyền gắn máy trọng tải 656 tấn, công ty vận tải biển có 98 thuyền trọng tải 1.020 tấn, xí nghiệp vận tải ô tô có 128 xe trọng tải 437 tấn, sản lượng vận chuyển hàng hoá đạt 820.000 tấn, hàng hoá luân chuyển đạt 33, 3 triệu tấn/km.Kế hoạch B, C hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao. Khối

lượng vận chuyển cả năm 1972 đạt 973.000 tấn trong đó 52.336 tấn hàng phục vụ cho nông n ghiệp.

Một phần của tài liệu Vai trò của giao thông vận tải Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (Trang 94 - 97)