Nội dung cơ bản về thuthuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 29 - 31)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.2.3.Nội dung cơ bản về thuthuế

Nội dung quan trọng của quản lý thu thuế là thiết kế các quy trình quản lý thu thuế cho các khâu công việc có liên quan đến người nộp thuế và hoạt động quản lý của cơ quan thuế. Trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế thì quy trình quản lý thuế gồm các khâu cơ bản như: đăng ký thuế và cấp mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, xử lý hoàn thuế và thoái trả tiền thuế, miễn thuế, giảm thuế và gia hạn nộp thuế, quyết toán thuế và xác nhận nghĩa vụ nộp thuế, tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế. Nếu

căn cứ vào các yếu tố cấu thành của một sắc thuế thì nội dung cụ thể của quản lý thuế bao gồm: quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý các căn cứ tính thuế, quản lý thu nộp thuế, quản lý miễn giảm, hoàn thuế, truy thu thuế cũng như công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

* Quản lý đối tượng nộp thuế

Quản lý đối tượng nộp là khâu đầu tiên và quan trọng nhất đối với công tác quản lý thu thuế. Để quản lý ĐTNT, cơ quan thuế cần quản lý chặt chẽ các đối tượng sản xuất kinh doanh, các đối tượng có thu nhập qua việc cấp của số thuế, qua đó cơ quan thuế có thể thu nhập, lưu giữ các thông tin, tài liệu quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

* Quản lý căn cứ tính thuế

Đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế, bởi lẽ số thuế thu được nhiều hay ít phần lớn phụ thuộc vào cơ sở tính thuế và thuế suất. Đối với mỗi sắc thuế có cơ sở tính thuế riêng, quy định mức thuế riêng cho phù hợp, nhưng nhìn chung giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, cần quản lý sao cho bao quát hết các căn cứ tính thuế, hạn chế tình trạng gian lận, làm giảm cơ sở tính thuế, thất thoát nguồn thu của NSNN và phát sinh thêm các chi phí quản lý.

* Quản lý thu nộp tiền thuế

Bên cạnh việc đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính: tự kê khai, tự tính và tự nộp thuế của đối tượng nộp thuế (ĐTNT) thì cơ quan thuế cần tổ chức tốt khâu tổ chức thu nộp, khâu quan hệ giữa các cơ quan hải quan, kho bạc, các ngân hàng phải được tăng cường để tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi thông tin. Cơ quan thu thuế có thể giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng từ đó có biện pháp đôn đốc nộp thuế đúng hạn, cơ quan thuế cần tập trung quản lý chặt chẽ các ĐTNT tránh tình trạng nợ đọng, gian lận thuế, việc theo dõi số thuế nợ theo từng loại thuế, nguyên nhân nợ đọng thuế và tìm hiểu kỹ về tình hình của đối tượng từ đó xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ phù hợp.

* Quản lý miễn, giảm thuế

Chính sách miễn, giảm, hoàn thuế nhằm thực hiện các mục tiêu ưu đãi thuế của NN đối với một số đối tượng và đảm bảo thực hiện đúng các thông lệ, tập quán thương mại quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là yếu tố để các doanh nghiệp lợi dụng trốn thuế, do vậy ngoài việc đề ra các chính sách rõ ràng thì cần có các biện pháp quản lý phù hợp

nhằm hạn chế các tình trạng gian lận, và giảm hiệu quả công tác quản lý thu thuế.

* Thanh tra, kiểm tra thuế

Thanh tra kiểm tra thuế là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế, nhằm phát hiện và từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thuế, hạn chế thất thu thuế, đặc biệt trong cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp thuế thì vai trò của thanh tra kiểm tra càng quan trọng. Nội dung thanh tra kiểm tra thuế bao gồm thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, việc chấp hành chế độ sổ sách, kế toán, hoá đơn, chứng từ…[4]

.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý thuế - Kết quả thực hiện dự toán thu thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 29 - 31)