7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.1. Về tổ chức bộ máy quản lý thuthuế
Tổ chức bộ máy quản lý thuế có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ công cuộc cải cách thuế; sức sống của từng chính sách, pháp luật thuế càng phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý thuế, vì vậy vấn đề tổ chức bộ máy quản lý thuế được Nhà nước rất quan tâm, ngày 06/09/2007 Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 35/CT- TTg về việc chuyển đổi tổ chức bộ máy các ngành thuế, hải quan và kho bạc theo ngành dọc.
Ngành thuế tỉnh Ắt Ta Pư đã có nhiều cố gắng, từng bước ổn định, kiện toàn bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy ngành thuế tỉnh Ắt Ta Pư được thành lập theo quyết định số 2499, ngày 15
tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng bộ tài chính. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức và nhân viên toàn ngành thuế của tỉnh Ắt Ta Pư là 82 người, nữ 20 người trong đó tại Sở thuế 40 người, nữ 12 người, còn lại là ở các huyện bộ máy quản lý thuế của Sở được tổ chức như sau :
- Ban lãnh đạo sở thuế: có một giám đốc và hai phó giám đốc.
- Các phòng chức năng : có 06 phòng chức năng + Phòng tổ chức - hành chính
+ Phòng thanh tra kế toán doanh nghiệp + Phòng quản lý thu thuế và hóa đơn + Phòng quản thu thị xã
+ Phòng kế hoạch thông tin (ICT)
+ Phòng quản lý thu thuế thu nhập và lệ phí
- Các phòng thuế ở các huyện: có 05 phòng đặt tại các huyện mỗi phòng thuế gồm có 3 đội
+ Đội hành chính tổng hợp + Đội quản lý thu
+ Đội thanh tra
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Sở thuế Ắt Ta Pư 2.2.2. Lập kế hoạch (dự toán) thu thuế
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tại sở thuế Ăt Ta Pư
Công tác lập kế hoạch thu thuế tại Sở thuế Ắt Ta Pư hàng năm, phần lớn thực hiện theo phương thức truyền thống dựa trên các quy định của pháp luật thuế, các dữ
BAN LÃNH ĐẠO SỞ Các phòng thuế quận, huyện Phòng tổ chức, cán bộ-hành chính Phòng thanh tra, kêa toán DN Phòng tin học Phòng quản lý thu thuế thu nhập DN & lệ phí Phòng quản lý thu & hóa đơn 37
liệu thu thập được và các con số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại địa bàn tỉnh tổ chức quản lý thu (theo phương pháp thống kê và phân tích số liệu).
Trên thực tế, cho thấy, công tác lập kế hoạch thu thuế là căn cứ vào những quy đinh sau:
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch thu ngân sách nhà nước hàng năm nay so với năm trước để đặt ra cho những năm sau do Bộ tài chính giao;
- Chiến lược tài chính trung và dài hạn của tỉnh đã đề ra;
- Mức độ tăng trưởng kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và mức tăng trưởng của doanh nghiệp;
- Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính trong từng thời kỳ về việc lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước;
- Kế hoạch khảo sát thực tế đối với đơn vị thu thuế;
- Lập kế hoạch phân tích của cán bộ thuế tại sở thuế và phòng thuế huyện; - Khả năng khai thác nguồn thu từ đơn vị sản xuất, thương mại và dịch vụ; - Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Bảng 2.1: Kế hoạch thu thuế do cấp trên bàn giao cho Sở thuế tỉnh
Đơn vị tính: tỷ kíp
Loại thuế Kế hoạch năm
2010 2011 2012 2013
Thuế thu nhập DN 13.979,30 14.671,00 19.625,90 28.427,22 Thuế GTGT 11.598,13 12.172,00 16.282,90 23.585,04 Thuế khác 6.819,57 7.157,00 9.574,20 13.867,74
Tổng 32.397,00 34.000,00 45.483,00 65.880,00
(Nguồn: Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư)
Các cơ sở để lập kế hoạch thu thuế của Sở thuế đó là:
Thứ nhất là căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Ngành thuế là một quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách, nên các kế hoạch thu thuế do sở thuế đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.Nếu hoạt động của Sở mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải, ngược lại nếu nhận thức và hòa mình vào xu thế phát triển chung thì Sở thuế sẽ phát triển ổn định và bền vững.
Thứ hai là căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu hoạt động kinh doanh của thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò trực tiếp hướng
dẫn ngành thuế lựa chọn lĩnh vực và phương án thu thuế có hiệu quả. Kết quả điều tra nghiên cứu phải phản ánh được qui mô, cơ cấu đối với từng đối tượng nộp thuế, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch.
Thứ ba là căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình phát triển kinh tế, về khả năng nguồn lực có thể khai thác. Sở thuế căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động thu thuế thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể khai thác được,đặc biệt là dựa vào những lợi thế sẵn có của từng địa phương, sử dụng khoa học công nghệ sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch.Các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động thu thuế cần phải được chú trọng tập trung phân tích.
Các phương pháp lập kế hoạch thu thuế là:
Trong thực tế Sở thuế có thể sử dụng nhiều phương pháp để lập kế hoạch, tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà sở thuế sử dụng các phương pháp khác nhau.
Một là phương pháp cân đối, phương pháp này gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định khả năng sẵn có và khả năng chắc chắn có trong tương lai của địa phương và các yếu tố khai thác nguồn thu.
Bước 2:Cân đối giữa nhu cầu của thị xã hội và khả năng về các yếu tố để quản lý thu thuế.
Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp cân đối được xác định bởi những yêu cầu sau:
-Cân đối được thực hiện phải là cân đối động.Cân đối để lựa chọn phương án tối ưu chứ không phải là cân đối theo phương án đã được chỉ định.Các yếu tố để cân đối là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu của thị trường và khả năng có thể khai thác các nguồn lực của sở thuế trong kỳ kế hoạch.
-Thực hiện cân đối liên hoàn,nghĩa là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với những thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh trong xã hội.
-Trước khi tiến hành cân đối tổng thể các yếu tố thì phải thực hiện cân đối trong những yếu tố trước.Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ để xác định năng lực quản lý thu thuế của ngành và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh các phương án thu thuế của Sở thuế.
Hai là phương pháp tỷ lệ cố định,nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo một tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó. Theo phương pháp này Sở thuế sẽ coi tình hình của năm lập kế hoạch giống như tình hình của năm báo cáo đối với một số chỉ tiêu nào đó.
Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác, vì thế chỉ nên sử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao, và thời gian thực hiện kế hoạch không kéo dài.
Ba là phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động, đây là một phương pháp lập kế hoạch có tính chất truyền thống và vẫn được sử dụng rộng rãi.Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải có cách xem xét,phân tích hệ thống và tổng thể nhiều vấn đề.
Bốn là phương pháp phân tích chu kỳ sống của doanh nghiệp, chu kỳ sống của doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi nó được thành lập cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Chu kỳ sống của doanh nghiệp được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu: Triển khai, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái.Tương ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cả cơ hội tồn tại, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, sở thuế cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn để lập kế hoạch thu thuế phù hợp vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tăng trưởng trên thị trường khác nhau.
2.2.2.2. Công tác tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch thu thuế
Trong những năm qua mặc dù tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, giá xăng dầu tăng cao, tỷ giá hối đoái biến động liên tục ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nhưng ngành thuế của tỉnh Ắt Ta Pư đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong thực hiện kế hoạch thu thuế vào NSNN mà Nhà nước đã giao cho hàng năm.
Hàng năm, trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 6 các cơ quan thu tại các huyện thực hiện phối hợp với UBND huyện và Phòng Tài chính cấp huyện thực hiện lập dự toán thu NS. Sau đó, báo cáo lên cấp trên (các cơ quan thu thuộc cấp thành phố hoặc cấp tỉnh).
Tại thời điểm khoảng tháng 7 - 8, dựa vào số thu dự kiến của cấp huyện đã báo cáo, cơ quan thu cấp thành phố hoặc cấp tỉnh phối hợp làm việc với Sở Tài chính và UBND tỉnh, thành phố thống nhất về dự toán thu của toàn tỉnh, thành phố sau đó, gửi
trình lên cấp Vụ.
Tại thời điểm khoảng cuối tháng 8 cơ quan thu cấp vụ dựa trên báo cáo thu của các tỉnh và thành phố trên toàn quốc thực hiện làm việc hoàn thành dự toán thu và trình lên Bộ Tài chính.
Dựa vào các báo cáo dự toán thu của các Vụ trực thuộc cơ quan thu Bộ Tài chính xem xét lại và thống nhất số dự toán thu của toàn ngành. Sau đó trình Chính phủ trong kỳ họp Quốc hội.
Căn cứ vào lý do và tình hình thực tiễn của đất- nước Quốc hội phê chuẩn dự toán thu NSNN và giao lại cho Bộ Tài chính. Đồng thời Bộ Tài chính triển khai và phân chia các khoản thu cho các bộ phận có liên quan từ cấp trên cho đến cấp dưới. Đầu tháng 10 của hàng năm, dự toán thu đã được hoàn chỉnh và các cơ quan thu phải chấp hành thu đúng nhiệm vụ mà cấp trên đã giao.
Để thấy rõ công tác quản lý thu thuế ta đi xem xét kết quả thu thuế của Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư qua bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện thu thuế của Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư qua các năm
Đơn vị tính: tỷ kíp
Năm Kế hoạch Thực hiện So với kế hoạch(%) So với năm trước(%)
2010 32.397,00 42.693,00 131,78 33,19
2011 34.000,00 53.401,00 157,06 25,08
2012 45.483,00 70.987,00 156,07 32,93
2013 65.880,00 66.775,00 101,36 -5,93
(Nguồn: Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư)
Qua biểu bảng 2.2, ta có thể thấy rằng tình hình thu ngân sách Nhà nước của Sở Thuế tỉnh Ắt Ta Pư qua các năm đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao, số thu qua các năm có xu hướng tăng lên cụ thể là:
Năm 2009 – 2010, kế hoạch được giao là 32.397 tỷ kíp, tính đến ngày 30/09/2010 tổng số thu của Sở thuế đạt 42.693 tỷ kíp, đạt 131,78%, vượt kế hoạch 31,78% tăng 33,19% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2010 - 2011 số kế hoạch được giao là 34.000 tỷ kíp, tính đến ngày 30/09/2011 tổng số thuế thực thu của Sở Thuế là 53,401 tỷ kíp, đạt 157,06%, vượt kế hoạch 57,06% so và tăng 25,08% so với năm 2010.
Năm 2011 - 2012 số kế hoạch được giao là 45.483 tỷ kip, tính đến ngày 30/09/2012 tổng số thuế thực thu của Sở thuế là 70.987 tỷ kip, đạt 156,07%, vượt kế
hoạch được giao là 56,07% và tăng 32,93% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2012-2013 số kế hoạch được giao là 65.880 tỷ kíp, tính đến ngày 30/09/2013 tổng số thuế thực thu của sở thuế là 66.775 tỷ kíp, đạt 101,36% vượt kế hoạch được giao là 1,36% và giảm xuống 5,93% so với cùng kỳ năm trước.
(Nguồn: Tác giả tự thiết lập theo số liệu bảng 2.1)
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thực hiện thu thuế so với kế hoạch tại Sở thuế tỉnh Ăt Ta Pư từ năm 2010-2013
Kết quả đạt được như vậy là do Sở thuế đã tăng cường công tác rà soát các đối tượng nộp thuế để yêu cầu kê khai đầy đủ hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
Tuy số thu của Sở thuế qua các năm đạt kế hoạch, nhưng vấn đề thất thu thuế vẫn còn tồn tại là do nhiều nguyên nhân như là trình độ của các cán bộ thuế còn thấp kém, cơ sở vật chất chưa được nâng cấp cho phù hợp với xu thế hiện tại. Các công ty tư nhân đa phần quản lý bằng các trang thiết bị hiện đại như là máy vi tính, nhưng cán bộ của chúng ta thì chưa quen thuộc với các thiết bị này, nhiều khi còn bỡ ngỡ trong việc kiểm tra các số liệu hoặc các sổ sách kế toán thông qua các máy vi tính đó. Vì thế, cũng dẫn đến tình trạng thất thu về thuế.
Những thành quả trên, cho thấy năm nào mức độ hoàn thành kế hoạch thu thuế đều rất cao. Điều này đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của cán bộ ngành thuế trong thời gian vừa qua.
Dựa vào bảng 2.1, chúng ta thấy rằng năm nào cũng hoàn thành kế hoạch rất cao, điều này chứng tỏ việc xây dựng kế hoạch thu thuế chưa khoa học, chưa đảm bảo tính chất tiên tiến. Bởi vì kế hoạch là do cấp bộ ấn định chưa dựa vào tình hình kinh tế của địa phương nên cho dù năm nào đều rất tăng cao, nhưng nó lại tăng mất cân xứng giữa năm nay so với năm trước (xem bảng phần chênh lệch giữa thực hiện kế hoạch và kế hoạch được giao của từng năm).
- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2010 2011 2012 2013 Kế hoạch (tỷ LAK) Thực hiện (tỷ LAK) 42
2.2.3. Về quản lý đối tượng nộp thuế
Đây là công việc đầu tiên trong quy trình quản lý thuế, có ý nghĩa quyết định đến số thu NSNN và công tác kiểm tra tình hình chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp. Muốn quản lý thu thuế tốt thì phải quản lý chặt chẽ được các đối tượng nộp thuế.
Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư đã thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở giao thông, v.v... đặc biệt là Sở Công thương (nơi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh) để nắm được các đối tượng xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trên cơ sở đó đối chiếu với số doanh nghiệp hiện Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư đang quản lý từ đó tìm ra những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể đã được cấp giấy phép hoặc có kinh doanh nhưng chưa đăng ký cấp mã số thuế. Các bộ phận quản lý của Sở thuế thường xuyên đối chiếu với bộ phận máy tính để nắm được số hộ có xin cấp mã số thuế, tên và mã số thuế của từng doanh nghiệp. Các phòng thuế huyện đối chiếu số lượng doanh nghiệp thuộc Phòng thuế đã được cấp đăng ký với số đã cấp mã số thuế để thống nhất phạm vi và giới hạn quản lý giữa Sở thuế và Phòng thuế để tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế đặc biệt là các doanh nghiệp có sự chuyển giao từ Sở thuế xuống Phòng hay từ Phòng thuế lên Sở thuế quản lý theo phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế.
Sau đó, bộ phận máy tính phối hợp với các bộ phận quản lý tiến hành phân loại doanh nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp như sau:
Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân, hộ SXKD cá thể theo từng ngành nghề như sản xuất, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ,... Hoặc phân theo ngành kinh tế như nông lâm nghiệp, thủy sản chế biến,