7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
2.2.2.1. Công tác lập kế hoạch tại sở thuế Ăt Ta Pư
Công tác lập kế hoạch thu thuế tại Sở thuế Ắt Ta Pư hàng năm, phần lớn thực hiện theo phương thức truyền thống dựa trên các quy định của pháp luật thuế, các dữ
BAN LÃNH ĐẠO SỞ Các phòng thuế quận, huyện Phòng tổ chức, cán bộ-hành chính Phòng thanh tra, kêa toán DN Phòng tin học Phòng quản lý thu thuế thu nhập DN & lệ phí Phòng quản lý thu & hóa đơn 37
liệu thu thập được và các con số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tại địa bàn tỉnh tổ chức quản lý thu (theo phương pháp thống kê và phân tích số liệu).
Trên thực tế, cho thấy, công tác lập kế hoạch thu thuế là căn cứ vào những quy đinh sau:
- Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và kế hoạch thu ngân sách nhà nước hàng năm nay so với năm trước để đặt ra cho những năm sau do Bộ tài chính giao;
- Chiến lược tài chính trung và dài hạn của tỉnh đã đề ra;
- Mức độ tăng trưởng kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, và mức tăng trưởng của doanh nghiệp;
- Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính trong từng thời kỳ về việc lập kế hoạch thu ngân sách nhà nước;
- Kế hoạch khảo sát thực tế đối với đơn vị thu thuế;
- Lập kế hoạch phân tích của cán bộ thuế tại sở thuế và phòng thuế huyện; - Khả năng khai thác nguồn thu từ đơn vị sản xuất, thương mại và dịch vụ; - Xác định mục tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Bảng 2.1: Kế hoạch thu thuế do cấp trên bàn giao cho Sở thuế tỉnh
Đơn vị tính: tỷ kíp
Loại thuế Kế hoạch năm
2010 2011 2012 2013
Thuế thu nhập DN 13.979,30 14.671,00 19.625,90 28.427,22 Thuế GTGT 11.598,13 12.172,00 16.282,90 23.585,04 Thuế khác 6.819,57 7.157,00 9.574,20 13.867,74
Tổng 32.397,00 34.000,00 45.483,00 65.880,00
(Nguồn: Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư)
Các cơ sở để lập kế hoạch thu thuế của Sở thuế đó là:
Thứ nhất là căn cứ vào chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Ngành thuế là một quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách, nên các kế hoạch thu thuế do sở thuế đề ra phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.Nếu hoạt động của Sở mà đi ngược lại xu thế phát triển, vi phạm những lợi ích chung của nền kinh tế nó sẽ bị đào thải, ngược lại nếu nhận thức và hòa mình vào xu thế phát triển chung thì Sở thuế sẽ phát triển ổn định và bền vững.
Thứ hai là căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu hoạt động kinh doanh của thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò trực tiếp hướng
dẫn ngành thuế lựa chọn lĩnh vực và phương án thu thuế có hiệu quả. Kết quả điều tra nghiên cứu phải phản ánh được qui mô, cơ cấu đối với từng đối tượng nộp thuế, có tính đến tác động của các nhân tố làm tăng hoặc giảm cầu để đáp ứng yêu cầu của công tác lập kế hoạch.
Thứ ba là căn cứ vào kết quả phân tích và dự báo về tình hình phát triển kinh tế, về khả năng nguồn lực có thể khai thác. Sở thuế căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động thu thuế thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể khai thác được,đặc biệt là dựa vào những lợi thế sẵn có của từng địa phương, sử dụng khoa học công nghệ sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch.Các chỉ tiêu chất lượng của hoạt động thu thuế cần phải được chú trọng tập trung phân tích.
Các phương pháp lập kế hoạch thu thuế là:
Trong thực tế Sở thuế có thể sử dụng nhiều phương pháp để lập kế hoạch, tuỳ thuộc vào mục đích, yêu cầu mà sở thuế sử dụng các phương pháp khác nhau.
Một là phương pháp cân đối, phương pháp này gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định khả năng sẵn có và khả năng chắc chắn có trong tương lai của địa phương và các yếu tố khai thác nguồn thu.
Bước 2:Cân đối giữa nhu cầu của thị xã hội và khả năng về các yếu tố để quản lý thu thuế.
Trong nền kinh tế thị trường, phương pháp cân đối được xác định bởi những yêu cầu sau:
-Cân đối được thực hiện phải là cân đối động.Cân đối để lựa chọn phương án tối ưu chứ không phải là cân đối theo phương án đã được chỉ định.Các yếu tố để cân đối là những yếu tố biến đổi theo môi trường kinh doanh, đó là nhu cầu của thị trường và khả năng có thể khai thác các nguồn lực của sở thuế trong kỳ kế hoạch.
-Thực hiện cân đối liên hoàn,nghĩa là tiến hành nhiều cân đối kế tiếp nhau để bổ sung và điều chỉnh phương án cho phù hợp với những thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh trong xã hội.
-Trước khi tiến hành cân đối tổng thể các yếu tố thì phải thực hiện cân đối trong những yếu tố trước.Kết quả cân đối tổng hợp phải là căn cứ để xác định năng lực quản lý thu thuế của ngành và là cơ sở để xác định hoặc điều chỉnh các phương án thu thuế của Sở thuế.
Hai là phương pháp tỷ lệ cố định,nội dung của phương pháp này là tính toán một số chỉ tiêu của năm kế hoạch theo một tỷ lệ đã được xác định trong năm báo cáo trước đó. Theo phương pháp này Sở thuế sẽ coi tình hình của năm lập kế hoạch giống như tình hình của năm báo cáo đối với một số chỉ tiêu nào đó.
Phương pháp này cho thấy kết quả nhanh nhưng thiếu chính xác, vì thế chỉ nên sử dụng trong trường hợp không đòi hỏi độ chính xác cao, và thời gian thực hiện kế hoạch không kéo dài.
Ba là phương pháp lập kế hoạch từ việc phân tích các nhân tố tác động, đây là một phương pháp lập kế hoạch có tính chất truyền thống và vẫn được sử dụng rộng rãi.Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi các nhà quản lý phải có cách xem xét,phân tích hệ thống và tổng thể nhiều vấn đề.
Bốn là phương pháp phân tích chu kỳ sống của doanh nghiệp, chu kỳ sống của doanh nghiệp là khoảng thời gian từ khi nó được thành lập cho đến khi nó không còn tồn tại trên thị trường. Chu kỳ sống của doanh nghiệp được đặc trưng bởi 4 giai đoạn chủ yếu: Triển khai, tăng trưởng, bão hoà và suy thoái.Tương ứng với mỗi giai đoạn là các vấn đề và cả cơ hội tồn tại, phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, sở thuế cần nắm vững đặc điểm của từng giai đoạn để lập kế hoạch thu thuế phù hợp vì mỗi giai đoạn của chu kỳ sống có mức độ tăng trưởng trên thị trường khác nhau.