Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 73 - 77)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.1.4.Phải hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế

Ngoài các quy định ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế theo quy định của các luật thuế, do vậy hệ thống Pháp luật thuế phải được hoàn thiện theo hướng đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng và bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau.

* Đối với thuế doanh thu :

Mặc dầu đây là một sắc thuế có thể mang đến cho NSNN nguồn thu lớn và ổn định, song đây là sắc thuế có tác dụng điều tiết tiêu dùng của mọi tầng lớp dân cư không phân biệt giàu nghèo. Do đó, trong điều kiện của Lào, với chủ trương đẩy mạnh công cuộc xóa đói, giảm nghèo thì mức độ điều tiết của thuế doanh thu không nên đặt quá cao, nghĩa là thuế suất thuế doanh thu nên xây dựng ở mức vừa phải, đặc biệt đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của các tầng lớp dân cư.

Với quan điểm xác định mục tiêu điều tiết của thuế doanh thu như trên, trong giai đoạn tới việc hoàn thiện thuế doanh thu nên tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

+ Về đối tượng đánh thuế:

Cần xem xét giảm bớt số nhóm hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế doanh thu nhằm ổn định nguồn thu cho NSNN và tạo điều kiện cho việc tính thuế, khấu trừ thuế liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất, kinh doanh và khuyến khích xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ. Mặt khác, khi sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá đã đạt đến một trình độ nhất định, có thể đưa thêm một số sản phẩm

nông nghiệp vào diện chịu thuế doanh thu để bảo đảm tính liên hoàn và thống nhất của thuế doanh thu từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu dùng. Việc đưa thêm một số sản phẩm nông nghiệp vào diện chịu thuế doanh thu để được khấu trừ các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc là có lợi cho sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn và từng bước cải thiện đời sống của nông dân.

+ Về thuế suất:

Hiện tại thuế suất thuế doanh thu ở Lào chỉ còn hai mức, nhưng việc sắp xếp hàng hoá, dịch vụ nào chịu thuế 5% hoặc 10% là chưa thể hiện rõ quan điểm điều tiết tiêu dùng, gây trở ngại cho việc tính toán thu thuế. Hướng hoàn thiện thuế suất thuế doanh thu trong thời gian tới là phân biệt tính chất hàng hoá, dịch vụ một cách hợp lý, khoa học,mức 5% chỉ nên áp dụng đối với các loại hàng hoá thiết yếu ảnh hưởng đến đời sống của đại đa số dân cư, còn 10% thì nên áp dụng cho hàng hoá và dịch vụ còn lại.

Phải quy định cụ thể về cơ chế nộp tờ khai thuế hàng tháng, đồng thời phải thống nhất về thời gian, mẫu tờ khai, mẫu bảng kê hoá đơn đầu ra và hoá đơn đầu vào có liên quan đến thuế trong tháng đó khi nộp cho cơ quan thuế.

Phải có quy định rõ về quy mô của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào được coi là doanh nghiệp lớn, thực hiện đầy đủ chế độ kế toán và ngược lại.

* Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt:

+ Về mặt hàng chịu thuế

Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Lào hiện nay đã áp dụng với 10 mặt hàng và 4 nhóm dịch vụ. Về cơ bản là phù hợp với tình hình thực tế hiện tại của Lào. Tuy nhiên, với xu hướng mở rộng tiêu dùng, hiện đã xuất hiện một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ lớn, thuộc nhóm hàng, dịch vụ đặc biệt phục vụ cho người có thu nhập cao, nhưng chưa đưa vào diện chịu thuế TTĐB như hoạt động khai thác tài nguyên và sản xuất công nghiệp có ảnh hưởng đến môi trường, vàng, bạc, đá quý, lốp ô tô, một số thuốc lá sợi dùng để hút tẩu, để nhai hoặc để ngửi, các dịch vụ đặc biệt phục vụ cho người giàu… Để điều tiết và tăng thu cho NSNN, cần đưa các loại hàng hoá và dịch vụ kể trên đưa vào diện chịu thuế TTĐB.

+ Về thuế suất

Các mức thuế suất thuế TTĐB ở Lào hiện nay quá phức tạp, vừa gây trở ngại cho

công tác quản lý thu thuế, vừa không phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể: thuế suất đối với rượu, bia hiện nay phân biệt theo nồng độ cồn với mức 50-70%. Ô tô có thuế suất 25% đối với ô tô dưới 15 chỗ ngồi, 20% đối với ô tô trên 15 chỗ ngồi; đối với xe con thì thuế suất phân biệt theo dung tích máy và có đến 11 mức từ 30% - 90%. Để khắc phục những hạn chế này, trong thời gian tới, cần quy định ít số lượng thuế suất hơn, đồng thời cần tăng mức thuế suất cao hơn đối với những mặt hàng có nhu cầu lớn không cần thiết, có hại cho sức khoẻ, ô nhiễm môi trường để góp phần tăng thu cho NSNN. Riêng ô tô cần thiết kế thuế suất có sự phân biệt về số lượng chỗ ngồi và dung tích máy theo hướng tăng thu cho NSNN và khuyến khích sử dụng tiết kiệm năng lượng.

+ Về chế độ miễn giảm

Trong những năm tới nên xóa bỏ việc miễn giảm thuế TTĐB theo thuế xuất, nhập khẩu để đảm bảo nguồn thu cho NSNN.

* Đối với thuế xuất, nhập khẩu:

Hướng hoàn thiện chủ yếu là khuyến khích tối đa hàng hoá xuất khẩu, đặc biệt đối với các loại hàng hoá đã qua chế biến, hạn chế xuất khẩu nguyên liệu, sản phẩm thô chưa qua chế biến. Trong những năm tới cần sửa đổi một số quy định về thuế suất, giá tính thuế, tôn trọng lộ trình cắt giảm thuế suất mà Lào đã cam kết với AFTA và CEPT. Cụ thể:

+ Về đối tượng đánh thuế

Trên tinh thần thực hiện bảo hộ có trọng điểm, có thời hạn đối với một số ngành công nghiệp quan trọng có vai trò quyết định đến việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá như công nghiệp cán thép, máy móc phục vụ nông nghiệp. Trước mắt, để hạn chế nhập khẩu những sản phẩm này cần duy trì mức thuế suất hợp lý, song về lâu dài, khi mà năng lực cạnh tranh của các ngành này có bước cải thiện đáng kể, thì có thể từng bước giảm mức thuế suất đối với nhập khẩu các loại sản phẩm này để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh. Phải xây dựng chính sách bảo hộ đối với hàng hoá có tiềm năng xuất khẩu, tạo mọi điều kiện để hàng hoá xuất khẩu đó đã qua công đoạn chế biến.

+ Về thuế suất thuế nhập khẩu

Tinh thần chung là thực hiện đầy đủ các cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu theo quy định của AFTA và CEPT, song phải có sự cân nhắc về lộ trình cắt giảm sao cho

có lợi cho đất nước mà không vi phạm các cam kết, bảo đảm đến năm 2015 có khoảng 80% dòng thuế có thuế suất 0%. Xác lập 4 loại sản phẩm hàng hoá trong biểu thuế nhập khẩu để xác định các loại sản phẩm hàng hoá thuộc đối tượng CEPT bao gồm: Danh mục hàng hoá phải giảm thuế ngay, danh mục tạm thời chưa giảm, danh mục hàng hoá nông sản chưa qua chế biến có tính nhạy cảm, danh mục hàng miễn trừ không áp dụng CEPT theo những cam kết đã ký. Thay đổi việc tính thuế theo giá tối thiểu bằng giá hải quan mà GATT-WTO quy định. Nghiên cứu xây dựng thuế bán phá giá và thuế chống trợ cấp để bảo đảm áp dụng trong quan hệ thương mại không lành mạnh khi có tình huống xảy ra. Xoá bỏ chế độ miễn, giảm hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho các dự án nhằm bảo đảm yêu cầu cạnh tranh lành mạnh.

+ Xoá bỏ hoặc thu hẹp chế độ miễn, giảm thuế vì phải thực hiện chính sách khác. Chỉ miễn, giảm thuế xuất, nhập khẩu nằm trong quy định của luật thuế xuất nhập khẩu và cam kết quốc tế.

* Đối với thuế lợi tức :

+ Về đối tượng nộp thuế

Hiện nay việc phân biệt đối tượng nộp thuế lợi tức và đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân trong hai sắc thuế này chưa thực rõ ràng, nhiều chỗ lẫn lộn, gây không ít khó khăn cho công tác thu thuế. Về nguyên tắc, các đối tượng có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nên liệt vào đối tượng nộp thuế lợi tức, những đối tượng hành nghề độc lập như nhà thiết kế, nhà văn, nhạc sĩ, luật sư, người môi giới…nên liệt vào đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.

+ Về thuế suất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuế suất thuế lợi tức áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước còn ở mức rất cao, không khuyến khích quá trình tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Để khắc phục khiếm khuyết này, trong thời gian tới, thuế suất thuế lợi tức cần được sửa đổi theo hướng giảm dần đến mức độ vừa bảo đảm nguồn thu vừa phải, vừa tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước mở rộng đầu tư, vừa hạ thấp khoảng cách chênh lệch với thuế suất áp dụng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vừa không quá cao so với các nước trong khu vực và đến một thời gian thích hợp nên áp dụng thống nhất thuế suất thuế lợi tức.

+ Về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế.

Thực tế hiện nay chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế trong thuế lợi tức chưa thực

rõ ràng về tính mục đích và thời hạn miễn, giảm còn kéo dài. Hướng bổ sung sửa đổi chế độ ưu đãi miễn, giảm thuế lợi tức trong thời gian tới theo tinh thần chung là giảm bớt mức và các loại ưu đãi, miễn, giảm; xác định rõ các mục tiêu ưu đãi, miễn, giảm và quy định rõ thời hạn của ưu đãi, miễn, giảm.

Trong những năm tới chỉ đặt vấn đề ưu đãi, miễn giảm thuế lợi tức cho các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn, ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn, hoặc đầu tư vào ngành nghề thu hút nhiều lao động, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

+ Về thu nhập chịu thuế

Trong nền kinh tế thị trường ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các doanh nghiệp còn mở rộng các loại hình kinh doanh mới mang lại thu nhập khá cao như kinh doanh thuộc lĩnh vực bất động sản, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ cho vay cầm cố, mua bán ngoại tệ. Các loại thu nhập này chưa được thuế lợi tức hiện hành điều tiết. Vì vậy, trong giai đoạn tới ngoài các loại thu nhập đã được thuế lợi tức điều tiết, cần bổ sung các loại thu nhập trên vào diện điều tiết của thuế lợi tức nhằm, một phần, tăng thu cho NSNN, phần nữa, bảo đảm công bằng, bình đẳng trong hoạt động của các doanh nghiệp.

+ Về các chi phí hợp lý, hợp lệ.

Hiện tại việc quy định chi phí hợp lý, hợp lệ để tính lợi tức chịu thuế chưa thực rõ ràng, chặt chẽ vừa gây thất thu cho NSNN, vừa khó cho công tác thu thuế. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần quy định rõ tiêu thức xác định chi phí hợp lý, hợp lệ. Nói chung những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi tức trực tiếp cho doanh nghiệp mới được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ vào lợi tức để xác định lợi tức chịu thuế. Trên cơ sở những tiêu thức như vậy, cần xác định chi phí nào là những chi phát sinh thực tế được trừ vào lợi tức, những chi phí nào Nhà nước quy định một mức nhất định được phép trừ vào lợi tức để tính thuế.

Các khoản chi phí được coi là hợp lý hợp lệ phải có chứng từ, hoá đơn hợp pháp và thực tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 73 - 77)