Về công tác quản lý hóa đơn, chứng từ đối với các DN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 83 - 84)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.4.Về công tác quản lý hóa đơn, chứng từ đối với các DN

Hóa đơn, chứng từ do các doanh nghiệp sử dụng một mặt phản ánh các hoạt động của doanh nghiệp, mặt khác nó là căn cứ để xác định doanh thu, chi phí của doanh nghiệp, căn cứ vào hóa đơn chứng từ để xác định thuế đầu ra, thuế đầu vào của doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế. Bởi vậy, hóa đơn, chứng từ là một loại ấn chỉ đặc biệt có giá trị ngang tiền và có khi còn hơn cả tiền vì mệnh giá của nó rất lớn. Do vậy cần phải có một cơ chế quản lý, kiểm soát và xử phạt nghiêm khắc đối với những trường hợp vi phạm quy định sử dụng hóa đơn. Hiện nay, ở Lào đối với các doanh nghiệp có sử dụng các loại hóa đơn sau:

- Hóa đơn do Bộ tài chính phát hành.

- Hóa đơn do các doanh nghiệp tự in (được Bộ tài chính cho phép phát hành). Ngoài ra trên thị trường vẫn còn tồn tại những hóa đơn không hợp pháp do các cửa hàng, các đơn vị tự phát hành (chưa được Bộ Tài chính cho phép phát hành).

Đối với các doanh nghiệp nhỏ do đặc thù hoạt động của doanh nghiệp nên Nhà nước không bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện chế độ hóa đơn như các doanh nghiệp khác (chỉ số doanh nghiệp nhỏ) mà chỉ khuyến khích sử dụng hóa đơn, chứng từ có hiệu quả thì người quản lý cần sử dụng một số biện pháp:

Một là: Khuyến khích các doanh nghiệp tự in hóa đơn. Hóa đơn tự in phải được thiết kế theo mẫu thống nhất do Bộ tài chính quy định, có những dấu hiệu đặc thù để chống làm giả. Hóa đơn tự in phải được sự đồng ý của Vụ thuế về mẫu mã, số hiệu hóa đơn. Đồng thời với việc cho phép các doanh nghiệp tự in hóa đơn thì trong pháp luật thuế cũng cần quy định rõ ràng trách nhiệm của người phát hành hóa đơn và người nhận hóa đơn không đúng quy định và phải có hình thức xử phạt nghiêm khắc với các

doanh nghiệp vi phạm.

Hai là: Cơ quan thuế cần kết hợp chặt chẽ với cơ quan công an, quản lý thị trường và chính quyền địa phương các cấp trong việc kiểm tra, phát hiện những sai phạm trong sử dụng và lưu hành hóa đơn.

Ba là: Từng bước thực hiện nối mạng trong toàn ngành thuế, trước mắt là thực hiện nối mạng giữa một số Sở thuế để có thể kiểm tra, đối chiếu xem việc xuất hóa đơn, nhận hóa đơn và nội dung của hóa đơn có chính xác hay không. Điều này rất có ý nghĩa trong việc xác minh số thuế đầu ra, thuế đầu vào của các doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế nhất định.

Bốn là: Khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 83 - 84)