Về quản lý đối tượng nộpthuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 53 - 55)

7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.2.3.Về quản lý đối tượng nộpthuế

Đây là công việc đầu tiên trong quy trình quản lý thuế, có ý nghĩa quyết định đến số thu NSNN và công tác kiểm tra tình hình chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp. Muốn quản lý thu thuế tốt thì phải quản lý chặt chẽ được các đối tượng nộp thuế.

Để quản lý tốt đối tượng nộp thuế Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư đã thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan như Sở Kế hoạch đầu tư, Sở giao thông, v.v... đặc biệt là Sở Công thương (nơi cấp giấy phép đăng ký kinh doanh) để nắm được các đối tượng xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, trên cơ sở đó đối chiếu với số doanh nghiệp hiện Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư đang quản lý từ đó tìm ra những doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể đã được cấp giấy phép hoặc có kinh doanh nhưng chưa đăng ký cấp mã số thuế. Các bộ phận quản lý của Sở thuế thường xuyên đối chiếu với bộ phận máy tính để nắm được số hộ có xin cấp mã số thuế, tên và mã số thuế của từng doanh nghiệp. Các phòng thuế huyện đối chiếu số lượng doanh nghiệp thuộc Phòng thuế đã được cấp đăng ký với số đã cấp mã số thuế để thống nhất phạm vi và giới hạn quản lý giữa Sở thuế và Phòng thuế để tránh bỏ sót đối tượng nộp thuế đặc biệt là các doanh nghiệp có sự chuyển giao từ Sở thuế xuống Phòng hay từ Phòng thuế lên Sở thuế quản lý theo phân cấp quản lý đối tượng nộp thuế.

Sau đó, bộ phận máy tính phối hợp với các bộ phận quản lý tiến hành phân loại doanh nghiệp theo các loại hình doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, DN tư nhân, hộ SXKD cá thể theo từng ngành nghề như sản xuất, xây dựng, vận tải, thương mại, dịch vụ,... Hoặc phân theo ngành kinh tế như nông lâm nghiệp, thủy sản chế biến, sản xuất phân phối điện nước, xây dựng, thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng, thông tin liên lạc, văn hóa thể thao, tài chính, ngân hàng, kinh doanh dịch vụ, phục vụ,…

Phân loại theo quy mô: lớn, vừa, nhỏ theo tiêu thức vốn, lao động, doanh thu, số thuế nộp trong 1 năm từ đó có biện pháp quản lý thích hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp theo ngành kinh doanh và quy mô kinh doanh. Đồng thời phân tích có bao nhiêu DN đang hoạt động, bao nhiêu DN tạm nghỉ kinh doanh, bao nhiêu DN có đăng ký kinh doanh nhưng không kinh doanh với những lý do khác nhau như chuyển đi nơi khác, giải thể, chưa rõ lý do...

Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp do Sở thuế tỉnh Ắt Ta Pư quản lý tăng lên nhanh chóng. Bảng 2.3 dưới đây sẽ chỉ rõ tình hình biến động số lượng của

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ắt Ta Pư:

Bảng 2.3: Tình hình quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ắt Ta Pư

Đơn vị tính: doanh nghiệp

Loại hình Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010 Năm 2012 So sánh 2011 Năm 2013 So sánh 2012 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối % - DNNN 5 5 - - 5 - - 5 - - - DNNQD 532 563 31 5,82 573 10 1,77 593 20 3,49 + CtyTNHH 110 137 27 24,54 144 7 5,10 152 8 1,39 + DNTN 422 426 4 0,94 429 3 0,70 441 12 2,79 Tổng 537 568 31 5,77 578 10 1,76 598 20 3,46

(Nguồn: Báo cáo quản lý đối tượng nộp thuế Sở Thuế tỉnh Ắt Ta Pư)

Như vậy, trong năm 2011 số doanh nghiệp mà Sở thuế quản lý là 568 doanh nghiệp tăng 31 doanh nghiệp so với năm 2010 với số tương đối là 5,77%; năm 2012 là 578 doanh nghiệp tăng lên 10 doanh nghiệp so với năm 2011 với số tương đối là 1,76%; năm 2013 doanh nghiệp tăng lên 20 doanh nghiệp so với năm 2012 với số tương đối là 3,49%. Trong đó ta thấy doanh nghiệp Nhà nước là không đổi, điều đáng chú ý là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hàng năm đều tăng lên, chẳng hạn như Công ty trách nhiệm hữu hạn (năm 2011 tăng 27 công ty so với năm 2010 với số tương đối là 24,54%; năm 2012 tăng 7 công ty so với năm 2011 với số tương đối là 5,10%; năm 2013 tăng 8 công ty so với năm 2012 với số tương đối là 1,39%); Doanh nghiệp tư nhân (năm 2011 tăng 4 doanh nghiệp so với năm 2010 với số tương đối là 0,94%; năm 2012 tăng 3 doanh nghiệp so với năm 2011 với số tương đối là 0,70%; năm 2013 tăng 12 doanh nghiệp so với năm 2012 với số tương đối là 2,79%). Điều này cho thấy, công tác quản lý đối tượng nộp thuế của Sở thuế đã dần hoàn thiện, đáp ứng được tốc độ tăng trưởng các đơn vị cũng như sự năng động của kinh tế địa phương.

(Nguồn: Tác giả tự thiết lập theo số liệu bảng 2.3)

Biểu đồ 2.3: Sơ đồ sự gia tăng của các doanh nghiệp qua các năm

0 5 10 15 20 25 30 2011 2012 2013 DNNQD Cty TNHH DNTN 44

Tuy nhiên, sự tăng lên của các đối tượng nộp thuế cũng khiến cho các cán bộ của Sở thuế phải đối mặt quá tải công việc, đồng thờicông tác thu nộp cũng phức tạp hơn nhiều. Do Số lượng doanh nghiệp có nhiều cũng làm công tác thanh tra, kiểm tra các đối tượng gặp rất nhiều khó khăn, trong khi cán bộ làm công tác thanh tra còn rất thiếu thì không thể thực hiện thanh tra được đối tượng nộp thuế trong kỳ, đồng thời chất lượng của công tác thanh tra thuế cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều. Cũng bởi nguyên nhân đó mà trong mỗi cuộc thanh tra đều phải thực hiện kiểm tra quyết toán gộp một lần nhiều năm, khi khối lượng công việc quá nhiều thì chắc chắn không thể bao quát đầy đủ các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG tác THU THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa bàn TỈNH ắt TA pư (2) (Trang 53 - 55)