7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
1.2.2.2. Quản lý các đơn vị thuthuế
Xét trong một chu trình thu thuế tỉnh, thành phố thì quản lý các đơn vị thu thuế có ý nghĩa quyết định, khi kết thúc lập dự toán thu thuế mới chỉ xác định được các chỉ tiêu thu và mức độ của mỗi chỉ tiêu mong muốn đạt được trong kỳ kế hoạch. Còn đạt được các chỉ tiêu đó ở mức độ nào lại phụ thuộc vào diễn biến tình hình kinh tế - xã hội của năm NS và hiệu quả của các biện pháp tổ chức, quản lý thu thuế, sự năng động của các cơ quan thu thuế. Mặt khác khâu quyết toán thu thuế và tính hữu dụng của các biện pháp đã được áp dụng trong quản lý để rút kinh nghiệm đồng thời báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về kết quả thực hiện được.
Việc tổ chức quản lý các đơn vị thu thuế tỉnh, thành phố được dựa trên các căn cứ sau:
+ Dựa vào các văn bản pháp luật hiện hành như Luật NSNN, Luật Thuế, Luật Hải quan, Luật Công sản, Luật Đất đai và các văn bản dưới luật về thu NSNN. Các văn bản pháp luật hiện hành là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện thu thuế tỉnh, thành phố.
+ Dựa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh, thành phố. Có thể nói, kế hoạch phát triển kinh tế nói chung là căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp quản lý thu thuế tỉnh, thành phố cho phù hợp. Kế hoạch phát triển sản xuất, kinh doanh ở tỉnh, thành phố là căn cứ có tính hiện thực để tính toán số thu dự kiến cho từng đơn vị trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Dựa vào chính sách chế độ, các định mức thu nộp NSNN của Nhà nước hiện hành. Chính sách chế độ quản lý của Nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành là căn cứ thiết thực, tác động trực tiếp đến quá trình tổ chức chấp hành thu NSNN tỉnh, thành phố và từ đó còn có ảnh hưởng trực tiếp đến số thu thuế tỉnh, thành phố [4]
.