Đánh giá theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 68 - 71)

Nông – lâm – ngư nghiệp

Bảng 4.12 Chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngành nông - lâm - ngư nghiệp tại Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Chất lượng cấp tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp khá cao, khi tỷ lệ nợ xấu luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên tỷ trọng cấp tín dụng có xu hướng giảm dần qua các năm một phần do khả năng sinh lời lĩnh vực này khá thấp trong khi chi phí cao vì hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phân tán nhỏ lẻ, số lượng khách hàng lớn với giá trị từng món vay thấp, đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố thời tiết, dịch bệnh mà Ngân hàng không đo lường được mức độ rủi ro.

Cùng với đó là tốc độ luân chuyển vốn thấp dưới 1 vòng/năm. Cho thấy được nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp tốc độ luân chuyển vốn thấp. Điều này chưa hẳn chứng minh công tác thu nợ của

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Dư nợ nông-lâm-ngư nghiệp /tổng dư nợ % 81,05 77,61 66,22 76,62 68,52 Hệ số thu nợ % 38,56 84,30 74,26 95,53 88,33 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,60 0,93 0,97 0,79 0,73 Tỷ lệ nợ xấu % 2,81 0,83 1,58 1,20 2,82

ngân hàng không tốt mà ngược lại thu hồi nợ đối với lĩnh vực này khá tốt và luôn tăng qua các năm (biểu hiện hệ số thu nợ có xu hướng tăng), vòng quay vốn thấp cho thấy xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trung dài hạn đối với lĩnh vực này của Ngân hàng.

Việc giảm dần quy mô tín dụng đối với lĩnh vực này là không tốt, vì có thể thấy tuy mức sinh lời khá thấp nhưng chất lượng nợ rất cao, hộ sản xuất luôn có ý thức trong việc trả nợ cho ngân hàng khi sản xuất kinh doanh hiệu quả, cũng như số lượng khách hàng lớn với giá trị từng khoản vay nhỏ vì vậy rủi ro đối với lĩnh vực này thấp và phân tán, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn.

Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần có giải pháp hữu hiệu thúc đẩy tăng quy mô cũng như tỷ trọng lĩnh vực này, khai thác tối đa thị trường truyền thống đặc biệt xem xét cấp tín dụng trung dài hạn đối với lĩnh vực này để tăng khả năng sinh lời của nguồn vốn.

Công nghiệp chế biến

Bảng 4.13 Chỉ tiêu đánh giá tín dụng ngành công nghiệp chế biến tại Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Ngân hàng ngày càng nâng tỷ trọng các khoản cấp tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, trong giai đoạn từ 2011 đến 2013 thì tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế mức thấp do những chính sách cũng như nổ lực của ngân hàng trong việc cơ cấu lại các khoản nợ.

Nếu so sánh với lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp thì: Chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến cao hơn so với ngành nông – lâm – ngư nghiệp (Bảng 4.12) trong giai đoạn 2011 – 2013, cho thấy hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến trong tỉnh rất hiệu

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Dư nợ công nghiệp

chế biến /tổng dư nợ % 17,62 20,20 31,16 21,54 29,22

Hệ số thu nợ % 92,09 86,87 61,24 93,60 100,24

Vòng quay vốn tín

dụng Vòng 2,39 2,32 1,38 1,67 0,85

quả trong những năm trước. Tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2014, tỷ lệ nợ xấu ngành này tăng đột biến từ mức 0,85% lên đến 10,54%. Điều này phản ánh, đến thời điểm hiện tại, lĩnh vực đầu tư này không mang lại hiệu quả cho ngân hàng, các khoản cấp tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi hàng loạt doanh nghiệp chế biến đứng trước nguy cơ phá sản và chỉ hoạt động cầm chừng.

Vì vậy, trong thời gian tới ngân hàng nên hạn chế thực hiện hợp đồng tín dụng đối với lĩnh vực này, tập trung giải quyết nợ xấu bằng nhiều biện pháp mạnh như bán tài sản thế chấp, kiện ra tòa. Chỉ cấp tín dụng đối với khách hàng kinh doanh hiệu quả, quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Ngành khác

Bảng 4.14 Chỉ tiêu đánh giá tín dụng một số ngành khác tại Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Hoạt động cấp tín dụng đối với những ngành này khá hiệu quả khi hệ số thu nợ cao, khả năng thu hồi vốn tốt, cùng với đó vòng luân chuyển vốn nhanh trong khi đó tỷ lệ nợ xấu đối với những lĩnh vực này luôn được kiềm chế mức thấp dưới 3%.

Tuy các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến có tỷ lệ nợ xấu tăng rất cao vào 6 tháng đầu năm 2014, nhưng riêng đối với lĩnh vực này tỷ lệ nợ xấu là 2,72%. Cho thấy được ngân hàng đầu tư vốn vào những lĩnh vực này rất hiệu quả, luôn đảm bảo được chất lượng.

Tuy nhiên quy mô đầu tư của ngân hàng còn quá thấp chiếm không đến 3% trong tổng dư nợ. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần đưa ra nhiều sản phẩm tín dụng hấp dẫn để tận dụng khai thác hết thị trường tiềm năng này vì đây là lĩnh vực ít chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, rủi ro thấp trong khi đó mức sinh lời khá cao.

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Dư nợ ngành khác /tổng dư nợ % 1,33 2,19 2,62 1,84 2,26 Hệ số thu nợ % 44,13 67,55 69,77 117,18 110,28 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 0,95 1,44 1,50 0,86 1,62 Tỷ lệ nợ xấu % 0,84 1,19 1,51 1,12 2,72

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 68 - 71)