Tín dụng nông nghiệp nông thôn theo thời hạn

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 50 - 58)

Do đặc điểm chung của nền sản xuất nông nghiệp tỉnh Cà Mau nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất mang tính thời vụ và chu kỳ sản xuất ngắn. Từ đặc điểm đó Agribank Cà Mau tập trung triển khai nhiều hình thức cho vay ngắn hạn phù hợp với nhu cầu khách hàng như cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng. Vì vậy, các khoản cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tín dụng NNNT tại ngân hàng. Cụ thể qua bảng sau:

Bảng 4.6 Cơ cấu tín dụng NNNT theo kỳ hạn của Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: %

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Sơ bộ qua bảng số liệu trên cho thấy Ngân hàng luôn chú trọng đến việc tăng cường hoạt động tín dụng ngắn hạn, chiếm trên 83% tổng dư nợ và khá ổn định qua các năm. Sở dĩ như vậy, do thói quen làm nông nghiệp nhỏ lẻ, phân tán và kinh doanh với quy mô nhỏ nên nhu cầu vốn chỉ cần trong ngắn hạn. Một phần do nguồn vốn của Ngân hàng có kỳ hạn ngắn, để hạn chế rủi ro thanh khoản Ngân hàng chú trọng cấp tín dụng kỳ hạn ngắn. Đây cũng chính là xu hướng chung của các NHTM vì cho vay ngắn hạn rất linh hoạt về lãi suất, thời gian luân chuyển vốn nhanh và được xem ít rủi ro.

Ngoài ra cũng còn một số nguyên nhân hạn chế các khoản cho vay trung dài hạn là:

- Do các khoản cho vay này có mức độ rủi ro cao vì thế Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay cao hơn từ 2% - 3% so với khoản cho vay ngắn hạn cùng thời kỳ và điều kiện khắt khe nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.

- Về phía doanh nghiệp, một phần do các doanh nghiệp vẫn e ngại về tình trạng kinh tế khó khăn không thể mang lại hiệu quả đầu tư nên không Theo kỳ hạn Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2014

Ngắn hạn DSCV 88,91 90,21 89,92 83,94 DSTN 83,40 88,31 91,31 85,81 Dư nợ 83,40 86,80 86,80 85,22 Nợ xấu 79,05 83,31 74,45 85,23 Trung dài hạn DSCV 11,09 9,79 10,08 16,06 DSTN 16,60 11,69 8,69 14,19 Dư nợ 16,60 13,20 13,20 14,78 Nợ xấu 20,95 16,69 25,55 14,77

mạnh dạn đầu tư trung dài hạn chỉ chủ yếu đầu tư các khoản mục ngắn hạn có thể thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Nhìn chung, việc Ngân hàng chú trọng cấp tín dụng ngắn hạn sẽ giảm được rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, vòng quay vốn nhanh góp phần đưa dòng vốn tín dụng đến được với nhiều người dân. Tuy nhiên Ngân hàng tập trung cấp tín dụng ngắn hạn sẽ giảm sức sinh lợi của nguồn vốn cũng như giảm tính cạnh tranh với các NHTM khác và có thể mất khách hàng lớn.

Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần có biện pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng trung dài hạn như đơn giản hóa thủ tục, giảm lãi suất, nâng hạn mức cho vay,…chủ động là đầu mối các dự án lớn trong tỉnh để cân đối cơ cấu tín dụng hợp lý có như thế thì nguồn vốn của ngân hàng được đầu tư đạt hiệu quả nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng.

Bảng 4.7 Kết quả hoạt động tín dụng NNNT theo thời hạn của Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Theo kỳ hạn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012-2011

Chênh lệch 2013-2012

Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Ngắn hạn DSCV 3.295.252 4.132.147 6.717.401 3.516.700 4.237.768 836.895 25,40 2.585.254 62,56 721.068 20,50 DSTN 1.724.065 3.428.889 4.715.321 3.359.116 4.008.899 1.704.824 98,88 1.286.432 37,52 649.783 19,34 Dư nợ 2.389.726 3.092.984 5.095.064 3.250.568 5.323.933 703.258 29,43 2.002.080 64,73 2.073.365 63,78 Nợ xấu 55.187 23.387 59.024 29.887 270.028 (31.800) (57,62) 35,637 152,38 240.141 803,49 Trun g dài hạn DSCV 411.143 448.513 753.222 219.076 811.002 37.370 9,09 304.709 67,94 591.926 270,19 DSTN 343.227 453.898 448.759 195.112 662.844 110.671 32,24 (5.139) (1,13) 467.732 239,72 Dư nợ 475.747 470.362 774.825 494.326 922.982 (5.385) (1,13) 304.463 64,73 428.657 86,72 Nợ xấu 14.628 4.685 20.252 9.627 46.813 (9.943) (67,97) 15.567 332,27 37.186 386,28

4.3.1.1 Tín dụng ngắn hạn

Tín dụng ngắn hạn là khoản cấp tín dụng có thời hạn nhỏ hơn một năm, nhằm bù đắp lượng vốn thiếu hụt tạm thời cho hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn để cải tạo đất, mặt nước nuôi trồng, nâng cấp trang thiết bị đánh bắt thủy sản cũng như bổ sung vốn lưu động tạm thời cho các doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh.

Từ bảng số liệu 4.7, cho thấy quy mô tín dụng ngắn hạn luôn tăng với tốc độ rất cao, đặc biệt trong năm 2013 DSCV tăng với tốc độ 62,56%, dư nợ tăng 64,73% so với năm 2012. Điều đó khẳng định nhu cầu vốn của khách hàng trong tỉnh là rất lớn, với nhu cầu vốn lớn như vậy nguồn vốn huy động không thể đáp ứng đầy đủ vì vậy trong giai đoạn này Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển khá cao, chiếm trên 36% tổng nguồn vốn. Quy mô tín dụng ngắn hạn tăng là tín hiệu tốt cho ngân hàng khi nguồn vốn được sử dụng với hiệu suất cao, vòng quay vốn nhanh và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nhiều khách hàng hơn.

Có được tốc độ tăng quy mô cũng như dư nợ tín dụng như vậy do từ lâu Ngân hàng đã xác định chiến lược kinh doanh là phục vụ cho nông nghiệp nông thôn có chọn lọc, đầu tư đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó là chú trọng đầu tư phát triển ngành nuôi trồng thủy sản vì đây là ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh. Đặc biệt trong những năm gần đây người dân mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi tôm quảng canh sang quảng canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp, đẩy mạnh hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng với thời gian thu hoạch ngắn từ đó hình thành nhiều vùng nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn. Cũng như áp dụng mô hình tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp như: Trồng lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nông - Nhà khoa học - Nhà nước - doanh nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc,…Cùng với phong trào nuôi tôm, từ sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất, mạng lưới dịch vụ cũng phát triển mạnh mẽ có gần 200 cơ sở dịch vụ thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản với hơn 800 cơ sở thu mua tôm gắn kết giữa nhà máy chế biến với vùng nuôi để phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy hải sản thuận lợi. Mà phần lớn hoạt động sản xuất này điều cần nguồn vốn ngắn hạn. Vì vậy nhu cầu vốn ngắn hạn của người dân là rất lớn.

Để tăng cường hoạt động tín dụng NNNT cũng như thực hiện chủ trương đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Ban lãnh đạo của Ngân hàng tích cực triển khai thực hiện Nghị định 41 trong toàn hệ thống, mở rộng đối tượng cho vay (kinh tế hộ, các đối tượng theo Nghị định 41 của

Chính phủ, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, các doanh nghiệp công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp). Với những ưu đãi về lãi suất, giảm lãi suất cho vay (đến thời điểm hiện tại lãi suất cho vay ngắn hạn là 8%/năm, giảm lãi suất đối với các khoản vay trước đây), nới lỏng điều kiện tín dụng như: đối với khách hàng là hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh ở nông thôn được vay không có tài sản đảm bảo đến 50 triệu đồng, tối đa đến 200 triệu đồng đối với khách hàng là hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ NNNT; thậm chí tới 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, chủ trang trại trong lĩnh vực NNNT mà không cần tài sản thế chấp. Đồng thời xây dựng kế hoạch về doanh số, dư nợ theo định kỳ cho từng địa phương, thị trấn, chỉ đạo từng chi nhánh, cán bộ tín dụng thực hiện tốt chỉ tiêu đề ra, cũng như áp dụng chính sách ưu đãi khuyến khích thu hút khách hàng làm ăn hiệu quả, ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn đối với khách hàng xếp loại loại A. Đặc biệt Ngân hàng đã áp dụng chính sách lãi suất dành riêng cho những khách hàng đã vay nhiều lần và có thành tích tốt trong quá khứ. Nhằm giúp các tổ chức cá nhân tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần xây dựng nền nông nghiệp nông thôn hiện đại phù hợp với yêu cầu thực tiễn từ đó góp phần tăng trưởng tín dụng cao trong ngân hàng.

Cùng với việc ngân hàng ngày càng đẩy mạnh tăng trưởng doanh số cho vay nông nghiệp nông thôn thì công tác thu nợ được ngân hàng đặc biệt quan tâm, vì đây là nguồn vốn giúp ngân hàng tái đầu tư, bảo toàn được số vốn bỏ ra, tránh thất thoát cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng. Nhìn chung DSTN ngắn hạn luôn tăng trưởng qua các năm nhưng hiệu quả giảm dần, nếu năm 2012 DSTN tăng với mức gần như 100% so với năm 2011 thì đến năm 2013 DSTN chỉ tăng 37,52% so với năm 2012. Có được kết quả này do thời gian qua ngân hàng thực hiện nhiều chính sách thu hồi vốn hiệu quả như:

- Chi lương, thưởng cho nhân viên tín dụng tích cực thu hồi nợ và xử lý nợ xấu thông qua Quyết định 3373/NHNo - TDDN ngày 07/09/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, nên cán bộ tín dụng chăm lo thu hồi nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, tập trung xử lý nợ tồn đọng.

- Chủ động xây dựng kế hoạch thu nợ, giảm nợ xấu theo chỉ thị 06/CT- NHNN của Thống đốc NHNN. Thực hiện cho vay đối với những hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cho vay - thu nợ theo quy trình khép kín, giải ngân theo chuyển khoản. Đồng thời thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định khách hàng, đảm bảo khách hàng kinh doanh hiệu quả.

đảm bảo nguồn vốn luân chuyển tốt. Tuy nhiên kết quả thu hồi nợ còn phụ thuộc nhiều vào ý thức trả nợ của khách hàng. Trong năm 2012, hoạt động sản xuất của người dân gặp nhiều thuận lợi, năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp tăng cao do hiệu quả từ chuyển đổi mô hình canh tác mang lại, đồng thời người dân được giá khi các thương lái đến tận nơi thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc. Vì vậy thu nhập của người dân tương đối ổn định đời sống được cải thiện, ý thức trả nợ của người dân được nâng lên để tạo mối quan hệ lâu dài với Ngân hàng đặc biệt tất toán các khoản nợ quá hạn trước đây góp phần cải thiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng tiến hành sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý nợ có khả năng mất vốn và khi xử lý thì xem như Ngân hàng đã thu hồi được khoản nợ. Dẫn đến DSTN năm 2012 tăng rất cao, tăng 98,88% so với năm 2011, gấp 4 lần tốc độ tăng DSCV (25,4%). Giúp Ngân hàng có đủ lượng vốn kinh doanh, giảm áp lực về huy động vốn, chủ động trong hoạt động đầu tư cũng như nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

Đến năm 2013 kết quả sản xuất của người dân không được thuận lợi, lạm phát làm giá cả đầu vào tăng cao, thời tiết thất thường, lóc xoáy, dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra trên diện rộng, giá biến động liên tục đều này không những ảnh hưởng đến thu nhập của hộ sản xuất mà tác động rất lớn đến các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt là ngành chế biến xuất khẩu thủy sản. Khi một số doanh nghiệp thu mua, chế biến tiêu thụ thủy sản chỉ hoạt động cầm chừng do tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ khó khăn, gặp nhiều rào cản: Mỹ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam, rào cản kỷ thuật về ethoxyquin từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy công tác thu nợ của ngân hàng bị ảnh hưởng, các khoản cho vay không thu hồi được, hiệu quả thu nợ giảm.

Với mức tăng trưởng dư nợ ngắn hạn khá cao qua các năm, nhưng nợ xấu biến động tăng giảm không ổn định. Năm 2012 nếu dư nợ tăng 29,43% thì nợ xấu lại giảm 57,62% so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng mạnh. Nhìn chung, nợ xấu có xu hướng tăng cao, chất lượng tín dụng giảm dần khi Ngân hàng ngày càng mở rộng quy mô tín dụng ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ món vay ngắn hạn của các doanh nghiệp chế biến, khi doanh nghiệp kinh doanh gặp khó khăn chỉ hoạt động cầm chừng đồng thời ngân hàng áp dụng phương pháp phân loại khách hàng theo văn bản 1406/NHNo-TD kết hợp giữa phương pháp định lượng truyền thống (căn cứ thời gian quá hạn khoản nợ) với phương pháp định tính (dựa vào xếp hạng tín dụng) và hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện vì thế nợ xấu tăng rất nhanh gấp 9 lần so với cùng kỳ năm 2013.

Nhìn chung, Ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích khách hàng vay vốn (giảm lãi suất, tăng hạn mức tín dụng không đảm bảo,…) từ đó quy mô tín dụng ngắn hạn ngày càng tăng cao là một tín hiệu tốt bởi nó cho thấy kênh tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân đã được khơi thông và hiệu quả mang lại từ chính sách kích thích tín dụng tại ngân hàng rất lớn. Cùng lúc đó Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thu hồi vốn, tuy nhiên do điều kiện khách quan (thời tiết, dịch bệnh, giá cả biến động bất thường,…), về chủ quan do công tác kiểm tra giám sát sau khi giải ngân chưa chặt chẽ vì thế một số doanh nghiệp chế biến thủy sản sử dụng vốn sai mục đích đầu tư trái ngành (bất động sản). Chính nhưng lý do đó mà hiệu quả thu nợ của Ngân hàng giảm dần, chất lượng khoản cấp tín dụng không được đảm bảo. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng cường kiểm soát, giám sát hoạt động sử dụng vốn của khách hàng sau khi giải ngân, đảm bảo nguồn vốn đầu tư mở rộng theo chiều sâu đúng ngành nghề, lĩnh vực như cam kết ban đầu.

4.3.1.2 Tín dụng trung dài hạn

Đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp chế biến và hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn sản xuất, kinh doanh quy mô lớn. Với nguồn vốn trung dài hạn khách hàng có thể đầu tư kết cấu hạ tầng cho sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, tài sản cố định, đổi mới dây chuyền sản xuất, trồng các loại cây lâu năm như cây keo lai, thanh long,…

Trong giai đoạn này, dư nợ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm, tăng cao nhất vào năm 2013 với mức tăng 64,73% so với năm 2012. Điều này không những giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư, tạo sự cạnh tranh với các NHTM khác mà góp phần gia tăng thu nhập. Nguyên nhân dư nợ tăng trưởng cao như vậy là do:

- Ngân hàng tiếp tục thực hiện cho vay trung dài hạn lãi suất ưu đãi (đến thời điểm hiện tại là 11,5%/năm, thấp hơn 0,5% so với đối tượng khác) với những phương án, dự án sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại.

- Đặc biệt năm 2012 Ngân hàng còn thực hiện giảm lãi suất, cơ cấu lại nhóm nợ hỗ trợ các doanh nghiệp đang vay trong quá trình gặp khó và có khả năng hồi phục theo văn bản 1149 của Thủ tướng Chính phủ, tinh thần Quyết định 780 của NHNN, tạo điều kiện để doanh nghiệp phục hồi ổn định sản xuất kinh doanh.

- Đồng thời, Ngân hàng tiến hành cơ cấu nợ và cấp tín dụng mới đối với

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 50 - 58)