Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 27)

Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh số tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng, sự biến động về quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng của hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng Agribank Cà Mau qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay và nợ xấu.

 Phương pháp thống kê mô tả là ghi lại, tổng hợp số liệu và lập thành biểu bảng, sau đó nhìn nhận và đánh giá sự phát triển của mô hình nghiên cứu bằng cách tính các chỉ số như trung bình, số trung vị, phương sai, độ lệch chuẩn,… cho các biến số trong mô hình.

 Phương pháp so sánh: Để thực hiện được phương pháp so sánh phải lựa chọn được tiêu chuẩn so sánh. Tiêu chuẩn so sánh có thể là số liệu năm trước hoặc dữ liệu của kỳ kinh doanh trước, các mục tiêu dự kiến, các chỉ tiêu trung bình ngành.

- Phương pháp so sánh số tuyệt đối.

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế:

∆y = y1 - y0 Trong đó:

y0 : là chỉ tiêu năm trước. y1 : là chỉ tiêu năm sau.

∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của chỉ tiêu năm cần tính với số liệu năm trước liền kề xem có biến động tăng giảm như thế nào, cần tìm ra nguyên nhân của sự biến động chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh số tương đối.

Công thức xác định:

y1 - y0 ∆y =

y0 y0: là chỉ tiêu năm trước.

y1: là chỉ tiêu năm sau.

∆y: cho biết tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp phân tích chỉ số tính một số chỉ tiêu tài chính, kết hợp với phương pháp suy luận để đánh giá chính xác chất lượng hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu 3: Từ kết quả của các phương pháp trên kết hợp với phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn gắn với nâng cao chất lượng tại Ngân hàng trong tương lai.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH CÀ MAU 3.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH CÀ MAU

3.1.1 Giới thiệu chung

Tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý đặc biệt nằm ở cực Nam của Tổ quốc, là địa phương duy nhất của Việt Nam giáp cả Biển Đông và Biển Tây với tổng chiều dài bờ biển khoảng 254 km. Theo quyết định số 492/QĐ-TTg, ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Cà Mau thuộc Vùng Kinh Tế Trọng Điểm Đồng bằng Sông Cửu Long được xác định là trung tâm lớn về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản. Với diện tích tương đối lớn 250,3 km2 và dân số đông 204.895 triệu người (năm 2010) với số người trong độ tuổi lao động khá cao. Hiện nay tỉnh đang trên đà phát triển với việc đang dần nâng cao cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, tỉnh Cà Mau đã quy hoạch đầu tư phát triển kinh tế các cửa biển lớn giai đoạn 2011 – 2015 và hướng tới năm 2015 – 2020. Những cửa biển lớn như Sông Đốc, Bồ Đề, Khánh Hội, … sẽ là trung tâm kinh tế biển lớn của tỉnh. Hơn thế, năm 2010 thành phố Cà Mau được thủ tướng Chính phủ công nhận đạt đô thị loại II, là một trong bốn đô thị động lực của vùng kinh tế Đồng bằng Sông Cửu Long và dự kiến từ năm 2015 – 2020 sẽ được nâng cấp thành đô thị loại I (đã có ý kiến của Chính phủ). Điều này đã giúp cho nền kinh tế tỉnh không ngừng lớn mạnh, tạo điều kiện cho nhà đầu tư vào các doanh nghiệp. Số doanh nghiệp thành lập trên địa bàn liên tục tăng, năm 2012 có 424 doanh nghiệp thành lập với tổng số vốn đăng ký 2.100 tỷ đồng. Điều đó đã góp phần gia tăng hoạt động của các NHTM nói chung và Agribank Cà Mau nói riêng.

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 6 tháng đầu năm 2014

Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2014 của tỉnh đạt được nhiều kết quả khả quan. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) đạt 12.422 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 4.228 tỷ đồng, tăng 9,5%; Khu vực công nghiệp, xây dựng đạt 4.663 tỷ đồng, tăng 6,5%; Khu vực dịch vụ đạt 3.531 tỷ đồng tăng 8,6% so với cùng kỳ.

Sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp trong 6 tháng đầu năm tiếp tục phát triển dù có những khó khăn nhất định. Diện tích nuôi tôm công nghiệp và quảng canh cải tiến gia tăng nhanh, tôm nuôi phát triển tốt. Sản xuất vụ lúa hè thu năm 2014 khá thuận lợi. Hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực trồng rừng có

những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, giá tôm nguyên liệu thường xuyên biến động theo chiều hướng giảm, giá vật tư phục vụ sản xuất vẫn ở mức cao, nên lợi nhuận của người nuôi tôm giảm đáng kể; bệnh trên tôm nuôi công nghiệp vẫn còn phát sinh và gây hại; tình hình thiên tai, nhất là sạt lở đất, dông, lốc xoáy gây thiệt hại ở nhiều nơi và mức độ càng gia tăng.

3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG AGRIBANK TỈNH CÀ MAU

3.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng Agribank tỉnh Cà Mau Mau

Thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, năm 1986 kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị trường. Nhà Nước đưa ra nhiều chính sách giải quyết, trong đó có việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Minh Hải tiền thân của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam tỉnh Cà Mau theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội Đồng Bộ Trưởng, do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được ra đời và chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 01/10/1988, do cơ chế hoạt động của Ngân hàng có sự thay đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp sang hệ thống ngân hàng hai cấp. Do vậy, NHNN tỉnh Minh Hải được chuyển thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Minh Hải.

Ngày 01/01/1997 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ tách tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu thì Ngân hàng Nông nghiệp Minh Hải được tách ra thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Cà Mau và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tỉnh Bạc Liêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một NHTM hoạt động chịu sự kiểm soát của Agribank Việt Nam với phương châm hoạt động: “Trung thực – Kỷ cương – Sáng tạo – Chất lượng – Hiệu quả” từ khi thành lập Agribank Cà Mau đã vượt qua nhiều khó khăn do địa bàn hoạt động rộng cùng với sự phát triển không đồng điều giữa các vùng, trình độ dân trí thấp,… để đạt được nhiều thành tựu như ngày nay là cả sự phấn đấu không ngừng học hỏi, đổi mới để vương lên đứng vững tạo dựng vị thế trên thương trường.

3.2.2 Mạng lưới hoạt động.

Sau khi được tách ra từ Agribank tỉnh Minh Hải thì Agribank Cà Mau có mạng lưới rộng khắp trong tỉnh với 9 chi nhánh trực thuộc và khoảng hơn 10 phòng giao dịch giúp ngân hàng dể dàng tiếp cận, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng (KH). Ngày càng khẳng định được vị thế và vai trò của mình.

Hội sở Agribank Cà Mau Thành phố Cà Mau PGD Tắc Vân PGD Phường 7 PGD Trưng Nhị Huyện Trần Văn Thời PGD Sông Đốc Huyện Phú Tân PGD Phú Tân PGD Vàm Đình PGD Phường 6 Huyện U Minh Huyện Thới Bình Trí PhúPGD Huyện Năm Căn PGD Số 1 Huyện Đầm Dơi Huyện Ngọc Hiển Huyện Cái Nước PGD Phú Hưng PGD Đầm Cuông Ghi chú PGD: Phòng giao dịch Nguồn: Phòng Hành chính –Nhân sự

3.2.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự

3.2.3.1 Cơ cấu tổ chức

Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Agribank Cà Mau.

Nhận xét: Agribank Cà Mau có cơ cấu tổ chức hợp lý, chức năng và nhiệm vụ của các phòng được phân chia rõ ràng đảm bảo tính thống nhất hoạt động, phối hợp nhịp nhàng và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết giúp ngân hàng vận hành một cách hiệu quả nhất.

3.2.4 Các sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng

3.2.4.1 Huy động vốn

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của tầng lớp dân cư và tổ chức kinh tế.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với hình thức phong phú: tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoai tệ, tiết kiệm bậc thang (theo thời gian, theo số dư tiền gửi), tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm học đường, tiền gửi tiết kiệm có lãi suất thả nổi,…

3.2.4.2 Sản phẩm tín dụng

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ. Cho vay theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP, ưu đãi xuất khẩu.

- Cầm cố các loại kỳ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm.

- Cho vay vốn sản xuất – kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, sửa chửa nhà, phục vụ đời sống; Cho vay trả góp, cho vay sản xuất phụ đối với cán bộ và công nhân viên.

GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng Kinh doanh ngoại hối PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Kinh doanh Phòng Dịch vụ và Marketing Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Điện toán PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Kế toán Phòng Hành chính – Nhân sự Phòng Kiểm tra và Kiểm soát nội

bộ

PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ trách Kiểm soát

- Nhận cho vay ủy thác theo ủy nhiệm của các tổ chức trong và ngoài nước; Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá như: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, GTCG do tổ chức khác phát hành, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, Séc.

3.2.4.3 Sản phẩm và dịch vụ khác

- Thanh toán quốc tế: Mở L/C thanh toán hàng nhập khẩu; Thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu; Thanh toán chuyển tiền bằng điện; Thông báo, thanh toán, chiết khấu L/C hàng nhập khẩu,…

- Tài trợ xuất khẩu, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền điện tử, phát hành và thanh toán thẻ.

3.2.5 Quy trình cấp tín dụng

Nguồn: Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHO

Sơ đồ 3.3 Quy trình cấp tín dụng tại Agribank Cà Mau.

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ

sơ vay vốn.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại Agribank tỉnh Cà Mau sẽ được cán bộ tín dụng (CBTD) tư vấn trực tiếp về sản phẩm, đồng thời khi khách hàng nộp giấy đề nghị vay vốn CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ để lập hồ sơ vay vốn như: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật.

THẨM ĐỊNH TRƯỚC KHI CHO VAY KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRONG KHI CHO VAY KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY

Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. Bước 3. Phê duyệt khoản vay

Bước 5. Giải ngân tiền vay

Bước 4. Kiểm tra kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân.

Bước 6. Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ.

Bước 7. Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo

cáo thẩm định cho vay.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định của Agribank Việt Nam thì CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ hoặc lập báo cáo từ chối.

Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ: CBTD đồng thời là người thẩm định báo cáo lên Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh, sau khi có ý kiến chấp thuận thì CBTB tiến hành thẩm định khoản vay. CBTD tiến hành kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Thẩm định mục đích vay vốn, khả năng và năng lực tài chính của khách hàng. Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Đánh giá tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ rủi ro và các điều kiện cho vay theo quy định.

- Lập báo cáo thẩm định: CBTD đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cho vay hoặc không cho vay, giải ngân hoặc ngừng giải ngân, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay và chuyển hồ sơ cho người kiểm soát khoản vay.

Đến người kiểm soát khoản vay sẽ rà soát, đánh giá tính đầy đủ, tính chính xác nội dung báo cáo thẩm định (tái thẩm định), kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, kiểm soát báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nếu cần thiết có thể đánh giá lại kết quả thẩm định.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Nhận được hồ sơ vay vốn, người phê duyệt khoản vay (Ban Giám Đốc) căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định của CBTD và người kiểm soát khoản vay sẽ xem xét, quyết định phê duyệt khoản vay trong thẩm quyền quyết định. Nếu khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh thì lập tờ trình và gửi kèm hồ sơ vay vốn lên Agribank cấp trên.

Bước 4: Kiểm tra kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân:

công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), CBTD tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối.

Nếu bảo đảm đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện các thông tin cần thiết vào hệ thống ICAPS (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc cuối cùng…) và phối hợp với cán bộ có liên quan thực hiện giải ngân.

Bước 5: Giải ngân tiền vay

Sau khi nhận hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có) từ CBTD, giao dịch viên phòng Kế toán- Ngân quỹ tiến hành kiểm tra hồ sơ theo quy định của Agribank Việt Nam và kiểm tra yếu tố pháp lý trên hồ sơ vay vốn; phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giử tài sản bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu hồ sơ chứng từ hợp lệ và lập thủ tục chuyển tiền cho khách hàng vào tài khoản tiền gửi hoặc giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng.

Bước 6: Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ.

CBTD theo dõi đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án, dự án vay vốn; kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thỏa thuận; phân tích tình hình tài chính của khách hàng, của dự án, phương án vay vốn; kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi; kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 27)