Quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 33 - 35)

Nguồn: Quyết định 909/QĐ-HĐQT-TDHO

Sơ đồ 3.3 Quy trình cấp tín dụng tại Agribank Cà Mau.

Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ

sơ vay vốn.

Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại Agribank tỉnh Cà Mau sẽ được cán bộ tín dụng (CBTD) tư vấn trực tiếp về sản phẩm, đồng thời khi khách hàng nộp giấy đề nghị vay vốn CBTD sẽ hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ để lập hồ sơ vay vốn như:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định pháp luật.

THẨM ĐỊNH TRƯỚC KHI CHO VAY KIỂM TRA, GIÁM SÁT TRONG KHI CHO VAY KIỂM TRA SAU KHI CHO VAY

Bước 1. Tiếp nhận, thu thập thông tin và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.

Bước 2. Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay. Bước 3. Phê duyệt khoản vay

Bước 5. Giải ngân tiền vay

Bước 4. Kiểm tra kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân.

Bước 6. Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ.

Bước 7. Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.

- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo

cáo thẩm định cho vay.

Trường hợp hồ sơ chưa đủ hoặc chưa đúng theo quy định của Agribank Việt Nam thì CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ hoặc lập báo cáo từ chối.

Trường hợp hồ sơ đáp ứng đủ: CBTD đồng thời là người thẩm định báo cáo lên Trưởng phòng Kế hoạch – Kinh doanh, sau khi có ý kiến chấp thuận thì CBTB tiến hành thẩm định khoản vay. CBTD tiến hành kiểm tra, rà soát đánh giá hồ sơ vay vốn của khách hàng:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Thẩm định mục đích vay vốn, khả năng và năng lực tài chính của khách hàng. Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.

- Đánh giá tài sản bảo đảm, đánh giá khả năng trả nợ, mức độ rủi ro và các điều kiện cho vay theo quy định.

- Lập báo cáo thẩm định: CBTD đưa ra nhận xét, đánh giá và đề xuất cho vay hoặc không cho vay, giải ngân hoặc ngừng giải ngân, áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay và chuyển hồ sơ cho người kiểm soát khoản vay.

Đến người kiểm soát khoản vay sẽ rà soát, đánh giá tính đầy đủ, tính chính xác nội dung báo cáo thẩm định (tái thẩm định), kiểm soát báo cáo đề xuất giải ngân, kiểm soát báo cáo đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Nếu cần thiết có thể đánh giá lại kết quả thẩm định.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay

Nhận được hồ sơ vay vốn, người phê duyệt khoản vay (Ban Giám Đốc) căn cứ vào hồ sơ khoản vay, báo cáo thẩm định của CBTD và người kiểm soát khoản vay sẽ xem xét, quyết định phê duyệt khoản vay trong thẩm quyền quyết định. Nếu khoản vay vượt thẩm quyền quyết định của Giám đốc chi nhánh thì lập tờ trình và gửi kèm hồ sơ vay vốn lên Agribank cấp trên.

Bước 4: Kiểm tra kiểm soát hồ sơ trước khi giải ngân:

công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm và nhập kho hoặc gửi giữ tài sản (nếu cho vay có đảm bảo bằng tài sản), CBTD tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra lại lần cuối.

Nếu bảo đảm đầy đủ, đúng yêu cầu thì thực hiện các thông tin cần thiết vào hệ thống ICAPS (số tiền vay, kỳ hạn trả nợ gốc, mức lãi suất cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc cuối cùng…) và phối hợp với cán bộ có liên quan thực hiện giải ngân.

Bước 5: Giải ngân tiền vay

Sau khi nhận hồ sơ vay vốn đã được phê duyệt, hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu có) từ CBTD, giao dịch viên phòng Kế toán- Ngân quỹ tiến hành kiểm tra hồ sơ theo quy định của Agribank Việt Nam và kiểm tra yếu tố pháp lý trên hồ sơ vay vốn; phiếu nhập kho, hợp đồng gửi giử tài sản bảo đảm (nếu cho vay có bảo đảm bằng tài sản). Nếu hồ sơ chứng từ hợp lệ và lập thủ tục chuyển tiền cho khách hàng vào tài khoản tiền gửi hoặc giải ngân bằng tiền mặt cho khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 6: Theo dõi, kiểm tra khoản vay, thu hồi và xử lý nợ.

CBTD theo dõi đôn đốc việc trả nợ gốc, lãi của khách hàng đầy đủ, đúng kỳ. Kiểm tra tiến độ thực hiện và hiệu quả phương án, dự án vay vốn; kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so với mục đích đã thỏa thuận; phân tích tình hình tài chính của khách hàng, của dự án, phương án vay vốn; kiểm tra tình hình trả nợ gốc, phí và lãi; kiểm tra xác định những rủi ro bất khả kháng.

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên đối với các khoản nợ được cơ cấu lại thời gian trả nợ; khoản nợ quá hạn hoặc khả năng trả nợ không bảo đảm; các khoản nợ được phân vào nhóm có rủi ro cao (nhóm 3, 4, 5).

- Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất theo quy định. - Tiến hành thu nợ gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.

Bước 7: Thanh lý hợp đồng và giải chấp tài sản bảo đảm.

Thanh lý hợp đồng: Khi khách hàng trả hết nợ gốc, lãi và phí, giao dịch viên đối chiếu kiểm tra số liệu giữa chứng từ giấy và hệ thống ICAPS để tất toán khoản vay.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 33 - 35)