HÀNG AGRIBANK CÀ MAU NĂM 2014
3.4.1 Mục tiêu
- Ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn, cho xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), …
- Sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp; tăng cường khâu đào tạo sản phẩm mới đối với cán bộ nghiệp vụ. Thay đổi mạnh tác phong giao dịch và cách tiếp cận, theo hướng “Agribank đến với khách hàng”. Tiếp tục khẳng định giữ vững thị trường – thị phần nông thôn, đồng thời tạo điều kiện để phát triển thị phần tại khu vực đô thị, vùng kinh tế tập trung.
- Tăng cường các hoạt động thu ngoài tín dụng. Phát triển mạnh sản phẩm dịch vụ; chú ý: các sản phẩm liên kết ABIC, thực hiện mua bán vàng miếng theo ủy nhiệm của Agribank Việt Nam.
- Nguồn vốn huy động: tăng tối thiểu 13%. Dư nợ tăng tối đa 17,5%. Trong đó dư nợ cho vay NNNT 92%/tổng dư nợ. Nợ xấu <3% (số tuyệt đối <100 tỷ).
3.4.2 Phương hướng phát triển kinh doanh
- Agribank Cà Mau là NHTM Nhà nước duy nhất, giữ vai trò chủ lực trong thị trường tín dụng phục vụ cho chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nước. Vốn tín dụng chủ yếu đầu tư cho nông nghiệp-nông thôn-nông dân, doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, DNNVV.
- Quá trình thực hiện đầu tư tín dụng phải kết hợp với việc cung cấp các sản phẩm tiện ích, hiện đại cho thị trường, nhất là thị trường nông thôn, cho hộ nông dân.
- Tập trung đề ra các biện pháp cần thiết để cũng cố và nâng cao thị phần huy động vốn tại địa bàn hành chính đơn vị hoạt động. Kết hợp với công tác huy động vốn với việc hỗ trợ về an sinh xã hội tại từng địa phương.
- Duy trì mức tăng trưởng tín dụng hợp lý theo kế hoạch quý, năm đã thông báo. Cơ cấu vốn tín dụng, tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, cho vay xuất khẩu, DNNVV. Giữ vững tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trên 90%/ tổng dư nợ.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TỈNH CÀ MAU 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG AGRIBANK CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014
4.1.1 Phân tích khái quát nguồn vốn của Ngân hàng
Đối với các ngân hàng nói chung và Agribank Cà Mau nói riêng nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và đầu tư sinh lời. Với quy mô nguồn vốn lớn, ổn định và cân đối sẽ tăng tính chủ động của ngân hàng, khẳng định được sức mạnh về tài chính đồng thời nâng cao uy tín trên thị trường. Để có cơ cấu vốn hợp lý là điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm, không những tiết kiệm được chi phí mà góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tại Agribank Cà Mau, nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn chính là vốn huy động tại địa phương và vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Những năm trước đây có một phần nhỏ từ nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn này hàng năm được Agribank Việt Nam phân bổ trực tiếp khi có vốn ủy thác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ nhưng việc đầu tư đã kết thúc vào năm 2012.
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao trên 60%. Đây là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng góp
0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 61,30 63,74 60,17 58,98 60,35 38,06 36,26 39,83 41,02 39,65 0,64
phần vào sự thành công chung của ngân hàng, là một trong những mặt mạnh của Ngân hàng khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác, chiếm khoảng 32,5% thị phần vốn huy động trên địa bàn tỉnh (theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cà Mau năm 2013). Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm nhẹ, mặc dù quy mô nguồn vốn huy động tăng liên tục nhưng tốc độ tăng giảm trong khi đó nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng ngày càng cao vì thế ngân hàng đã tăng quy mô nguồn vốn điều chuyển đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu vốn và khả năng thanh khoản cho ngân hàng, kết quả tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm dần và tỷ trọng vốn điều chuyển ngày càng tăng đây là vấn đề Ngân hàng cần lưu ý. Bởi vì nếu tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển tiếp tục tăng lên cao sẽ làm cho Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào Hội sở, hạn chế tính chủ động về vốn của ngân hàng đồng thời gia tăng chi phí lãi vì đây là nguồn vốn có phí sử dụng cao hơn lãi suất huy động vốn tại chổ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Do vậy, Ngân hàng cần phải tiếp tục đưa ra kế hoạch điều hòa, cân đối nguồn vốn hợp lý. Cũng như có những biện pháp để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương với chi phí thấp, hạn chế sử dụng vốn điều chuyển góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này, Ngân hàng cần kết hợp tốt chính sách lãi suất, chính sách khen thưởng trong công tác huy động vốn đối với từng nhân viên, đa dạng các hình thức huy động cũng như sự tiện lợi có như thế mới giúp Ngân hàng mở rộng quy mô và tăng thêm vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị % Giá trị % VHĐ 2.880.206 3.643.798 3.993.773 763.592 26,51 349.975 9,60 VĐC 1.788.104 2.072.859 2.643.895 284.755 15,92 571.036 27,55 Vốn ủy thác 30.101 30 - (30.071) (99,90) (30) (100,00) Tổng 4.698.411 5.716.687 6.637.688 1.018.276 21,67 920.981 16,11
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Xét về quy mô, có thể thấy qua các năm quy mô nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng trưởng bền vững và khá ổn định với tốc độ tăng trên 16%, tăng cả quy mô vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó tốc độ tăng vốn huy động giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt cho Ngân hàng. Bởi vì, thời điểm hiện tại nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất lớn trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô tín dụng cũng như hạn chế tính chủ động trong việc sử dụng vốn, phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Trụ sở. Đồng thời Ngân hàng bị động hơn khiến khả năng nhạy bén không nhanh lẹ trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động, dẫn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu.
Nhưng đánh giá khách quan trong giai đoạn này Ngân hàng phải đối mặt với sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ của Chính phủ giảm trần lãi suất huy động đã tác động rất lớn đến công tác huy động của Ngân hàng, sản phẩm huy động không mang lại hiệu quả như trước. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường quy mô nguồn vốn đặc biệt nguồn vốn huy động bằng cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế. Đảm bảo hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng với nguyên tắc “có tăng trưởng nguồn vốn ổn định mới tăng dư nợ”.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng
Ngân hàng huy động vốn dưới hình thức nhận tiền gửi từ tầng lớp dân cư trong tỉnh, tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước (KBNN). Việc sử dụng nguồn vốn huy động tại địa phương sẽ có nhiều thuận lợi như việc cho vay của Ngân hàng được chủ động hơn, không phải chờ vốn điều chuyển, người vay có được vốn vay một cách nhanh chóng đáp ứng kịp thời hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013 Giá trị % Vốn huy động 3.684.518 4.502.760 818.242 22,21 Vốn điều chuyển 2.562.009 2.605.064 43.055 16,81 Vốn ủy thác - - - - Tổng nguồn vốn 6.246.527 7.107.824 861.297 13,79
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Hình 4.2 Cơ cấu vốn huy động của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng điều chỉnh theo hướng ổn định, bền vững, tập trung huy động vốn từ dân cư chiếm trên 95% tổng vốn huy động. Sở dĩ như vậy là do ngân hàng xác định khách hàng mục tiêu là các tầng lớp dân cư trong tỉnh, đồng thời ngân hàng là chi nhánh loại 1 trực thuộc trụ sở có mạng lưới chi nhánh rộng khắp các huyện, thị trấn với 9 chi nhánh và 10 phòng giao dịch trong tỉnh. Thương hiệu ngân hàng gần gủi và gắn liền với người dân hơn các ngân hàng khác nên uy tín của ngân hàng lớn, thu hút được lượng tiền huy động rất lớn từ dân cư. Tuy nhiên những năm gần đây do sự cạnh tranh gây gắt giữa các NHTM lớn trên địa bàn tỉnh (Vietcombank, Vietinbank, Sacombank,…) nên một phần tác động không nhỏ đến thị phần nguồn vốn huy động của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ từ 1,87% - 4,86% trong cơ cấu vốn huy động tại ngân hàng là khoản vốn tiền gửi TCTD khác và KBNN.
Bảng 4.3 Tình hình huy động vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 98,13 98,48 95,15 97,34 96,95
Tiền gửi dân cư Tiền gửi KBNN Tiền gửi TCTD
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị % Giá trị % Tiền gửi dân cư 2.826.369 3.588.479 3.799.938 762.110 26,96 211.459 5,89 Tiền gửi KBNN 48.978 51.716 187.914 2.738 5,59 136.198 263,36 Tiền gửi TCTD 4.589 3.603 5.921 (986) (21,49) 2.318 64,34 Tổng 2.880.206 3.643.798 3.993.773 763.592 26,51 349.975 9,60
Bảng 4.4 Tình hình huy động vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Xét về quy mô vốn huy động, nguồn vốn này luôn tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng giảm dần, năm 2012 nếu vốn huy động tăng 26,51% thì đến năm 2013 tốc độ tăng giảm, chỉ tăng 9,6%. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ tiền gửi dân cư.
Tiền gửi dân cư: Tầng lớp dân cư trong tỉnh thường gửi tiền dưới hình thức tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhằm mục đích hưỡng lãi và đảm bảo an toàn cho số tiền gửi. Với đặc điểm giá trị từng món gửi thấp nhưng với số lượng khách hàng lớn và nếu huy động tốt từ tăng lớp dân cư thì sẽ mang lại nguồn vốn ổn định cao cho Ngân hàng. Trong năm 2012, do ảnh hưởng của lạm phát đẩy giá cả hàng hóa tăng cao và biến động bất thường. Cùng lúc đó, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng “chặt chẽ, thận trọng và linh hoạt” kết hợp với chính sách tài khóa góp phần kiềm chế lạm phát, giảm trần lãi suất huy động tiền gửi 5 lần (từ 14%/năm xuống 8%/năm, riêng lãi suất có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên cho phép các NHTM được ấn định theo quan hệ cung cầu). Trước tình hình giá cả hàng hóa leo thang, đời sống khó khăn, người dân có xu hướng thắt chặt các khoản chi tiêu. Đứng trước tình hình đó, ngân hàng đưa ra nhiều chính sách huy động hiệu quả, có tính cạnh tranh cao và ngày càng đa dạng sản phẩm tiền gửi như:
- Tiết kiệm có lãi suất thả nổi, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm học đường, chương trình tiết kiệm dự thưởng, …
- Đồng thời ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn như: 1, 3, 6, 9, 12, 36, … tháng với thời gian rút lãi không cố định: đầu kỳ, cuối kỳ hoặc định kỳ với mức lãi suất tương ứng khác nhau. Phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.
- Áp dụng chính sách khuyến mại hấp dẫn như: tặng quà sinh nhật kèm thư cám ơn đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 6T/2013 6T/2014
Chênh lệch 6T/2014 – 6T/2013
Giá trị %
Tiền gửi dân cư 3.586.600 4.365.298 778.698 21,71
Tiền gửi KBNN 94.075 127.540 33.465 35,57
Tiền gửi TCTD 3.843 9.922 6.079 158,18
- Ngoài ra, hàng năm ngân hàng giao chỉ tiêu huy động cho từng nhân viên theo chức danh (tối thiểu 1 tỷ/ nhân viên) và đây là căn cứ để xét lương kinh doanh cũng như khen thưởng đối với những nhân viên đạt, vượt chỉ tiêu kế hoạch.
- Cũng như tích cực huy động vốn từ các dự án bồi hoàn, giải tỏa trong tỉnh.
Chính những nổ lực trên Ngân hàng đã thu hút được lượng tiền gửi dân cư khá lớn với tốc độ tăng 26,96% và đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng cao so với năm 2011.
Bước sang năm 2013, Ngân hàng không duy trì được sự tăng trưởng cao từ tiền gửi dân cư khi chỉ tăng 5,89% so với năm trước. Nguyên nhân khách quan do chính sách quản lý lãi suất của Agribank Việt Nam cũng như NHNN khống chế trần lãi suất huy động. Trong khi Agribank Cà Mau luôn tuân thủ đúng quy định về trần lãi suất huy động do NHNN khống chế 8%/năm, thì các NHTM khác trên địa bàn có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh về lãi suất từ 9% - 11% để thu hút khách hàng. Thêm vào đó, tỉnh đang quy hoạch phát triển vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm tập trung ở huyện Đầm Dơi, Thới Bình và Thành phố Cà Mau; người dân mở rộng sản xuất theo mô hình mới như trồng lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn bước đầu đạt kết quả khả quan và đem lại lợi nhuận cao từ đó kích thích người dân rút vốn tiền gửi, hơn nửa là vay vốn tại ngân hàng, mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tăng khả năng sinh lời cải thiện kinh tế gia đình. Về phía ngân hàng, tiếp nối thành công huy động trong năm 2012 Ngân hàng tiếp tục phát huy sản phẩm, chính sách lãi suất, chương trình khuyến mãi thu hút và giữ chân khách hàng tuy nhiên hiệu quả mang lại là không cao. Cùng với đó, một số đơn vị trực thuộc Agribank Cà Mau thiếu tích cực trong công tác nguồn vốn, phong cách giao dịch một bộ phận cán bộ chưa thật sự đổi mới như đơn vị Agribank huyện Cái Nước (vốn huy động giảm 1,92%), Agribank huyện U Minh (vốn huy động chỉ tăng 1,13% so với năm 2012). Tuy nhiên với quyết tâm của cán bộ lãnh đạo và sự nổ lực cao của toàn thể nhân viên, Ngân hàng vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cho khách hàng.
Vốn tiền gửi dân cư có dấu hiệu phục hồi vào 6 tháng đầu năm 2014. Có thể thấy mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm nhưng mức giảm không quá nhiều và người dân dần quen với xu hướng lãi suất giảm liên tục trong thời gian qua nên không ảnh hưởng mạnh bởi lãi suất thấp. Vì vậy tâm lý của người dân cải thiện và tăng cường gửi tiền vào Ngân hàng.
Tiền gửi TCTD khác: Với đối tượng khách hàng này chủ yếu gửi không kỳ hạn, trong quá trình hoạt động có lúc vốn trong các TCTD thừa so với nhu cầu của khách hàng vì vậy các TCTD sẽ gửi tiền vào ngân hàng nhằm
đảm bảo được khả năng sinh lời của nguồn vốn bù đắp chi phí lãi phải trả cho