PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 47 - 49)

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau cũng như định hướng kinh doanh của Agribank Việt Nam là ưu tiên vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với mục tiêu tăng tỷ trọng tín dụng trên 90% trong tổng dư nợ. Thì Agribank Cà Mau đã triển

khai thực hiện tốt nghị quyết, chỉ thị, văn bản của cấp trên, chủ động tập trung mọi nguồn lực để mở rộng và tăng cường hoạt động tín dụng, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt những năm gần đây hoạt động sản xuất nông nghiệp tỉnh đang chuyển biến tích cực, hình thành vùng sản xuất theo hướng tập trung, cùng với việc áp dụng mô hình tiên tiến vào sản xuất thì nhu cầu vốn đối với lĩnh vực này rất lớn. Nắm bắt tình hình đó, Agribank Cà Mau đã có nhiều điều chỉnh trong cơ cấu tín dụng của ngân hàng là tăng dần tỷ trọng tín dụng NNNT và giảm dần tỷ trọng hoạt động tín dụng khác không thuộc đối tượng này.

Bảng 4.5 Cơ cấu tín dụng NNNT trong hoạt động tín dụng chung tại Agribank Cà Mau giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: %

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Qua bảng số liệu trên cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ trong định hướng đầu tư vào nông nghiệp của Ngân hàng, hoạt động tín dụng NNNT chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu tín dụng chung của Ngân hàng. Đến thời điểm hiện tại dư nợ tín dụng chiếm trên 90% tổng dư nợ của Ngân hàng. Đây là kết quả tất yếu khi Ngân hàng đang tích cực thực hiện hàng loạt chính sách tín dụng tập trung kích thích phát triển nền kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà (giảm lãi suất cho vay khoảng 8%/năm đối với kỳ hạn ngắn, tối đa 9%/năm, tăng hạn mức tín dụng không tài sản đảm bảo đến 50 triệu đồng đối với khách hàng là cá nhân hộ gia đình tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; 200 triệu đồng đối với khách hàng là hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hoặc làm dịch vụ phục vụ NNNT thậm chí đến 500 triệu đồng đối với các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, mở rộng đối tượng vay…). Phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế chung của cả nước cũng như tỉnh trong giai đoạn hiện nay - xem nông nghiệp nông thôn là nền tảng phát triển kinh tế vững chắc.

Việc Ngân hàng tập trung mọi nguồn lực vào hoạt động cho vay sản xuất NNNT giúp Ngân hàng khơi thông nguồn vốn tín dụng đồng thời tăng khả

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2014

Doanh số cho vay 59,31 61,79 90,34 95,26

Doanh số thu nợ 57,63 60,04 70,05 90,68

Dư nợ cho vay 63,86 65,58 92,72 96,42

năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Tuy nhiên điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Khi Ngân hàng có trên 90% khách hàng thuộc đối tượng cho vay ưu đãi theo quy định của Chính phủ với lãi suất cho vay tối đa 9%/năm trong khi đó lãi suất huy động khoảng 7%/năm giá thành lãi suất gần 8% và phí sử dụng vốn điều chuyển là 7,8%/năm mức chênh lệch lãi đầu ra – đầu vào rất thấp. Dẫn đến khoản thu nhập lãi và lợi nhuận của Ngân hàng giảm trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở nông thôn luôn chịu ảnh hưởng từ nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, giá cả hàng hóa biến động bất thường, đầu ra sản phẩm không ổn định phụ thuộc nhiều vào sức tiêu thụ của thị trường,… mà Ngân hàng không thể lường trước được.

Đánh giá một cách tổng quan, việc Ngân hàng ngày càng mở rộng hoạt động cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro (biểu hiện nợ xấu tăng nhanh), trong khi tỷ suất sinh lời tương đối thấp (lợi nhuận giảm). Do đó, thời gian tới Ngân hàng cần có giải pháp tích cực nhằm khẳng định vị thế là Ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực đầu tư “tam nông” trên địa bàn tỉnh, đồng thời tận dụng tốt cơ hội tăng trưởng hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như cải thiện kết quả tài chính của mình.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 47 - 49)