Đối với các ngân hàng nói chung và Agribank Cà Mau nói riêng nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kinh doanh và đầu tư sinh lời. Với quy mô nguồn vốn lớn, ổn định và cân đối sẽ tăng tính chủ động của ngân hàng, khẳng định được sức mạnh về tài chính đồng thời nâng cao uy tín trên thị trường. Để có cơ cấu vốn hợp lý là điều mà bất kỳ ngân hàng nào cũng quan tâm, không những tiết kiệm được chi phí mà góp phần gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tại Agribank Cà Mau, nguồn vốn được hình thành từ hai nguồn chính là vốn huy động tại địa phương và vốn điều chuyển từ trụ sở chính. Những năm trước đây có một phần nhỏ từ nguồn vốn ủy thác, nguồn vốn này hàng năm được Agribank Việt Nam phân bổ trực tiếp khi có vốn ủy thác từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ nhưng việc đầu tư đã kết thúc vào năm 2012.
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014
Trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng khá cao trên 60%. Đây là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng góp
0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2013 6T/2014 61,30 63,74 60,17 58,98 60,35 38,06 36,26 39,83 41,02 39,65 0,64
phần vào sự thành công chung của ngân hàng, là một trong những mặt mạnh của Ngân hàng khi so sánh với nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khác, chiếm khoảng 32,5% thị phần vốn huy động trên địa bàn tỉnh (theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Cà Mau năm 2013). Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn này có xu hướng giảm nhẹ, mặc dù quy mô nguồn vốn huy động tăng liên tục nhưng tốc độ tăng giảm trong khi đó nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng ngày càng cao vì thế ngân hàng đã tăng quy mô nguồn vốn điều chuyển đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu vốn và khả năng thanh khoản cho ngân hàng, kết quả tỷ trọng nguồn vốn huy động giảm dần và tỷ trọng vốn điều chuyển ngày càng tăng đây là vấn đề Ngân hàng cần lưu ý. Bởi vì nếu tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển tiếp tục tăng lên cao sẽ làm cho Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào Hội sở, hạn chế tính chủ động về vốn của ngân hàng đồng thời gia tăng chi phí lãi vì đây là nguồn vốn có phí sử dụng cao hơn lãi suất huy động vốn tại chổ, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
Do vậy, Ngân hàng cần phải tiếp tục đưa ra kế hoạch điều hòa, cân đối nguồn vốn hợp lý. Cũng như có những biện pháp để tận dụng tối đa nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương với chi phí thấp, hạn chế sử dụng vốn điều chuyển góp phần cải thiện kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Để thực hiện tốt vấn đề này, Ngân hàng cần kết hợp tốt chính sách lãi suất, chính sách khen thưởng trong công tác huy động vốn đối với từng nhân viên, đa dạng các hình thức huy động cũng như sự tiện lợi có như thế mới giúp Ngân hàng mở rộng quy mô và tăng thêm vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn năm 2011 đến năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Giá trị % Giá trị % VHĐ 2.880.206 3.643.798 3.993.773 763.592 26,51 349.975 9,60 VĐC 1.788.104 2.072.859 2.643.895 284.755 15,92 571.036 27,55 Vốn ủy thác 30.101 30 - (30.071) (99,90) (30) (100,00) Tổng 4.698.411 5.716.687 6.637.688 1.018.276 21,67 920.981 16,11
Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của Agribank Cà Mau giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau
Xét về quy mô, có thể thấy qua các năm quy mô nguồn vốn của Ngân hàng luôn tăng trưởng bền vững và khá ổn định với tốc độ tăng trên 16%, tăng cả quy mô vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó tốc độ tăng vốn huy động giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt cho Ngân hàng. Bởi vì, thời điểm hiện tại nhu cầu vốn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng là rất lớn trong khi nguồn vốn huy động tăng trưởng chậm sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô tín dụng cũng như hạn chế tính chủ động trong việc sử dụng vốn, phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển từ Trụ sở. Đồng thời Ngân hàng bị động hơn khiến khả năng nhạy bén không nhanh lẹ trong trường hợp thị trường tiền tệ biến động, dẫn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị ảnh hưởng xấu.
Nhưng đánh giá khách quan trong giai đoạn này Ngân hàng phải đối mặt với sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ của Chính phủ giảm trần lãi suất huy động đã tác động rất lớn đến công tác huy động của Ngân hàng, sản phẩm huy động không mang lại hiệu quả như trước. Vì vậy, trong thời gian tới Ngân hàng cần tăng cường quy mô nguồn vốn đặc biệt nguồn vốn huy động bằng cách tiếp cận, thu hút nguồn vốn từ nền kinh tế. Đảm bảo hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng với nguyên tắc “có tăng trưởng nguồn vốn ổn định mới tăng dư nợ”.