Giải pháp tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 81 - 82)

- Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng khu vực nông

nghiệp nông thôn.

Do điều kiện khách quan, việc tiếp nhận thông tin tài chính ngân hàng của khách hàng ở nông thôn vẫn còn hạn chế. Khi chưa tìm hiểu rõ thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng sẽ không sử dụng hay sử dụng ở mức độ thấp, do vậy ngân hàng cần tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, tin cậy về tài chính ngân hàng cho khách hàng qua một số kênh sau:

+ Cán bộ ngân hàng trực tiếp tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng chưa quan hệ tín dụng, giới thiệu về sản phẩm dịch vụ, kích thích nhu cầu của khách hàng. Đa phần khách hàng ở khu vực nông thôn do họ mua bán, sản xuất kinh doanh theo kiểu truyền thống nên ít sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình, phân tích rõ ràng những tiện ích khi sử dụng sản phẩm của ngân hàng cũng như cách sử dụng sản phẩm, khơi dậy khả năng sử dụng dịch vụ cho khách hàng.

+ Thông qua các Hội nghị, Hội thảo về các sản phẩm nông nghiệp, kỹ thuật nuôi trồng. Đây là cơ hội để cán bộ ngân hàng tiếp xúc được lượng khách hàng lớn mà không cần phải mất nhiều thời gian tìm kiếm. Qua cuộc hội thảo, hội nghị này, xin với ban tổ chức sắp xếp cho ngân hàng giới thiệu các sản phẩm của mình, lắng nghe những thắc mắc và giải đáp tận tình để khách hàng tiếp cận được sản phẩm dịch vụ phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

- Mở rộng phạm vi, hình thức chuyển tải vốn.

Mở rộng cho vay thông qua các cấp hội (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ), hợp tác xã trên đại bàn tỉnh vì ngân hàng không thể bao quát hết được địa bàn, cán bộ ngân hàng đến tận nơi thì không đủ sức. Ngân hàng cho vay thông qua hình thức ủy thác.

Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện các công đoạn ủy thác vốn vay và giám sát sử dụng nguồn vốn đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả. Có cán bộ chuyên trách hoạt động ủy thác; mở sổ sách để quản lý chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn; bình xét công khai từng đối tượng vay vốn với sự có mặt của các hộ dân. Đồng thời, tuyên truyền nắm bắt và triển khai các văn bản mới và quy định về các chương trình vay vốn của ngân hàng. Chủ động tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ, đột xuất, hoặc lồng ghép kiểm tra hoạt động ủy thác tại các cơ sở Hội, chi hội/tổ, nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh, những khó khăn, vướng mắc, các trường hợp vi phạm quy định đã thỏa thuận đồng thời có kế hoạch đôn đốc thu hồi nợ quá hạn có biện pháp xử lý kịp thời.

- Phát triển hình thức cho vay và sản phẩm tín dụng mới.

(1) Phát triển hình thức cho vay liên kết, khép kín giữa 3 nhà: Ngân hàng – doanh nghiệp – nông dân, cho vay theo các chuỗi liên kết sản xuất - thu mua - tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp. Khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia vào quy trình này có thể được hưỡng mức lãi suất thấp hơn. Cụ thể quy trình sau:

+ Ngân hàng cho doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất, cung cấp máy móc, thiết bị, con giống, cây giống, phân bón, thức ăn và các sản phẩm phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp cho nông dân sản xuất.

+ Ngân hàng thu nợ của doanh nghiệp để cho nông dân vay dưới hình thức hiện vật bằng các sản phẩm của doanh nghiệp như các phương tiện, máy móc, vật tư, …

+ Tiếp theo, ngân hàng thu nợ từ người nông dân để cho các doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản vay.

Với hình thức này sẽ giúp vốn của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích, đảm bảo tính gắn kết giữa sản xuất với thị trường, tăng tính ổn định, tiết kiệm chi phí hạn chế rủi ro và mang lại hiệu quả cho các bên. Đối với Ngân hàng, sản phẩm tín dụng này sẽ tạo ra một chu trình khép kín vốn tín dụng, tiết kiệm được nguồn vốn cho vay đối với một sản phẩm và bảo đảm tính an toàn của nguồn vốn tín dụng (dòng vốn tín dụng luôn luân chuyển trong hệ thống ngân hàng).

(2) Phát triển thêm các sản phẩm tín dụng như: Cho vay làng nghề truyền thống, các sản phẩm công nghiệp - dịch vụ, cho vay xuất khẩu lao động, dịch vụ tại địa bàn nông thôn, mở rộng cho vay theo niên vụ cây trồng; cho vay tiêu dùng đối với hộ nông dân.

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 81 - 82)