Tín dụng nông nghiệp nông thôn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 58 - 65)

Cà Mau với lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu từ lâu ngành sản xuất nông nghiệp, thủy hải sản phát triển rất mạnh, được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Đặc biệt trong những năm qua tỉnh đang tập trung quy hoạch phát triển vùng sản xuất đạt chất lượng và năng suất cao, tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động đánh bắt xa bờ. Vì vậy, nhu cầu vốn cho lĩnh vực này là rất lớn.

Nắm bắt được định hướng phát triển kinh tế trong tỉnh, Agribank Cà Mau chỉ đạo toàn hệ thống tích cực triển khai tăng cường hoạt động cho vay nông ngiệp nông thôn chủ yếu đối với lĩnh vực sản xuất truyên thống: sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp cũng như ngành công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn nông thôn trong tỉnh. Kết quả đạt được rất khả quan và vốn tín dụng của ngân hàng được đầu tư đúng lĩnh vực, ngành nghề mà Chính phủ quan tâm cũng như định hướng phát triển của tỉnh nhà. Được thể hiện rõ qua bảng sau:

Bảng 4.8 Cơ cấu tín dụng NNNT theo ngành kinh tế của Agribank Cà Mau giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

ĐVT: %

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Cơ cấu tín dụng của Ngân hàng có sự chênh lệch lớn giữa các ngành nghề, chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và ngành công nghiệp chế biến vì đây là ngành lợi thế của tỉnh.

Tỷ trọng cấp tín dụng đối với ngành nông - lâm - ngư nghiệp có xu hướng giảm trong khi công nghiệp chế biến có xu hướng ngày càng tăng. Điều này giúp cho Ngân hàng thuận lợi trong công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khi đối tượng vay chủ yếu ngành công nghiệp là các doanh nghiệp chế biến có phương án kinh doanh khả thi với khoản vay có giá trị lớn, số lượng khách hàng tương đối ít, đảm bảo nguồn vốn sử dụng đúng mục đích và kinh doanh có hiệu quả. Chiếm tỷ trọng rất thấp là các ngành phi sản xuất: thương mại, dịch vụ, xây dựng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Do Cà Mau không có thế mạnh về lĩnh vực này và chủ yếu nhằm phục vụ hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa vì vậy nhu cầu vốn thấp. Bên cạnh đó luôn chịu sự cạnh tranh gây gắt với các NHTM khác trên địa bàn vì đây là lĩnh vực ít tác động bởi yếu tố khách quan thời tiết, dịch bệnh,… hoạt động sản xuất ổn định nên khi đầu tư vào lĩnh vực này mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng với mức rủi ro thấp.

Ngành kinh tế Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2014

Nông-lâm-ngư nghiệp DSCV 66,60 61,57 58,34 62,17 DSTN 46,04 61,24 62,68 63,73 Dư nợ 81,05 77,61 66,22 68,52 Nợ xấu 93,37 81,52 77,38 38,07 Công nghiệp chế biến DSCV 32,02 35,72 38,31 36,38 DSTN 52,87 36,61 33,94 33,36 Dư nợ 17,62 20,20 31,16 29,22 Nợ xấu 6,17 15,17 19,68 60,72 Ngành khác DSCV 1,38 2,71 3,35 2,45 DSTN 1,09 2,15 3,38 2,92 Dư nợ 1,33 2,19 2,62 2,26 Nợ xấu 0,46 3,31 2,94 1,21

Bảng 4.9 Kết quả hoạt động tín dụng NNNT theo ngành kinh tế của Agribank Cà Mau giai đoạn 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank Cà Mau

Ngành

kinh

tế Chỉ tiêu 2011 Năm Năm 2012

Năm 2013 6T/2013 6T/2014 Chênh lệch 2012-2011 Chênh lệch 2013-2012 Chêh lệch 6T/2014-6T/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nông- lâm- ngư nghiệp DSCV 2.468.579 2.820.541 4.358.713 2.322.596 3.370.546 351.962 14,26 1.538.172 54,53 1.047.950 45,12 DSTN 951.860 2.377.682 3.236.933 2.218.775 2.977.146 1.425.822 149,79 859.251 36,14 758.371 34,18 Dư nợ 2.322.608 2.765.467 3.887.247 2.869.288 4.280.647 442.859 19,07 1.121.780 40,56 1.411.359 49,19 Nợ xấu 65.185 22.885 61.347 34.407 120.621 (42.300) (64,89) 38.462 168,07 86.214 250,57 Công nghiệp chế biến DSCV 1.186.838 1.636.439 2.862.158 1.359.097 1.554.727 449.601 37,88 1.225.719 74,90 195.630 14,39 DSTN 1.092.935 1.421.559 1.752.899 1.272.082 1.558.408 328.624 30,07 331.340 23,31 286.326 22,51 Dư nợ 504.871 719.751 1.829.010 806.766 1.825.329 214.880 42,56 1.109.259 154,12 1.018.563 126,25 Nợ xấu 4.310 4.259 15.603 4.335 192.386 (51) (1,18) 11.344 266,35 188.051 4.337,92 Ngành khác DSCV 50.978 123.680 249.752 54.082 123.497 72.702 142,61 126.072 101,93 69.415 128,35 DSTN 22.497 83.546 174.248 63.371 136.189 61.049 271,37 90.702 108,57 72.818 114,91 Dư nợ 37.994 78.128 153.632 68.840 140.940 40.134 105,63 75.504 96,64 72.100 104,74 Nợ xấu 320 928 2.326 772 3.834 608 190,00 1.398 150,65 3.062 397,02

4.3.2.1 Nông - lâm - ngư nghiệp

Đối tượng khách hàng chủ yếu là những hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn nông thôn thuộc đối tượng ưu tiên theo Nghị định 41 của Chính phủ. Đây là lĩnh vực đầu tư truyền thống của ngân hàng, đặc biệt trong những năm gần đây ngành sản xuất phát triển rất mạnh. Vì vậy ngân hàng tập trung đầu tư vốn, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa NNNT theo chủ trương của Chính phủ.

Nhìn chung quy mô tín dụng cho vay sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp luôn tăng trưởng qua các năm về doanh số cũng như dư nợ tín dụng, đáng chú ý nhất vào năm 2013 với tỷ lệ tăng trưởng dư nợ rất cao 40,56% so với năm 2012. Có sự tăng trưởng cao như vậy do trong giai đoạn này, người dân mạnh dạn chuyển đổi hình thức nuôi tôm quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán công nghiệp, công nghiệp có xu thế phát triển (kể cả tôm sú và thẻ chân trắng). - Và nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mới như: Mô hình tôm lúa kết hợp, trồng lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (năm 2012 diện tích trồng lúa theo mô hình này chỉ có 531 ha, đến năm 2013 đã tăng lên 4.667 ha, mô hình này phát triển mạnh ở các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh,…), mô hình trồng tràm lấy tinh dầu liên kết sản xuất giữa hợp tác xã với người dân, doanh nghiệp. Trồng rừng thâm canh với việc áp dụng kỹ thuật trồng cây keo lai ở huyện U Minh hay kết hợp vườn cây – ao cá.

- Đồng thời Ngân hàng cũng hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy hải sản bằng việc thực hiện cấp tín dụng để ngư dân đóng mới và nâng cấp tàu đánh bắt xa bờ, mua sắm ngư cụ,…

Từ đó nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt từ khi Nghị định 41 được ban hành, đã có nhiều hộ dân mạnh dạn vay vốn Ngân hàng để đầu tư phát triển kinh tế gia đình. Song song đó, ngân hàng tiếp tục thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ- TTg ngày 15/10/2010 về Hỗ trợ giảm thất thoát sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Tích cực thực hiện công văn 2569/NHNo-TDHo ngày 24/04/2012 về chỉ đạo NHNo loại 3 trực thuộc khảo sát, đánh giá với từng xã, tổng hợp thành “Đề án cho vay Hộ sản xuất và cá nhân” gắn với phát triển sản phẩm dịch vụ của từng chi nhánh trực thuộc, thuận lợi cho khách hàng là cá nhân và hộ gia đình tiếp cận với nguồn vốn tín dụng. Góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp cho Ngân hàng.

Cùng với việc tăng cường hoạt động cho vay, Ngân hàng rất quan tâm đến công tác thu hồi vốn, coi đây là công việc quan trọng nhằm nâng cao chất

lượng tín dụng, an toàn kho quỹ, quản lý tài sản hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm. Vì vậy thu hồi vốn đối với ngành này của Ngân hàng khá tốt, tăng mạnh nhất vào năm 2012 tăng gấp 2,5 lần so với DSTN vào năm 2011. Do Ngân hàng tích cực thu hồi vốn bằng nhiều biện pháp như:

- Giao chỉ tiêu về doanh số cho từng cán bộ tín dụng, áp dụng lãi suất phạt đối với khoản nợ quá hạn (tối đa 150% lãi suất cho vay).

- Hàng tháng, hàng quý thực hiện tốt phân loại nợ theo đúng quy định, đồng thời tổ chức phân nhóm nợ còn tồn đọng, nợ đã xử lý rủi ro, xác định nguyên nhân từ đó có biện pháp thu nợ hiệu quả. Kết quả doanh số thu nợ tăng mạnh vào năm 2012 khi tăng 149,79% so với năm 2011, một phần ý thức trả nợ người dân tăng lên khi sản xuất hiệu quả. Trong năm năng suất sản phẩm nông nghiệp tăng từ việc chuyển đổi mô hình canh tác, cùng với đó là thời tiết tương đối ổn định, giá sản phẩm tăng cao khi các doanh nghiệp tăng cường thu mua tôm để xuất khẩu sang Trung Quốc làm thu nhập người dân được cải thiện thuận lợi cho công tác thu hồi vốn của ngân hàng.

Đến năm 2013 doanh số thu nợ vẫn tăng nhưng với tốc độ chậm lại do sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản bị ảnh hưởng lớn của thời tiết nắng hạn kéo dài đầu năm và tình trạng xâm nhập mặn diễn ra ở nhiều địa phương phía Nam làm hàng trăm nghìn ha lúa, hoa màu và cây công nghiệp bị ngập úng, dẫn đến năng suất nhiều loại cây trồng giảm so với năm trước; dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở khắp các địa phương gây tâm lý lo ngại cho người nuôi. Mặc khác chất lượng yếu tố đầu vào giảm sút, thị trường tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước bị thu hẹp; giá bán nhiều sản phẩm, nhất là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản ở mức thấp trong khi giá vật tư, nguyên liệu đầu vào tiếp tục tăng cao gây nhiều khó khăn cho phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Do đó giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức thấp hơn năm trước. Tác động rất lớn đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng khi có nhiều hộ gia đình không có nguồn thu để thanh toán cho ngân. Đến 6 tháng đầu năm 2014, tình trạng này vẫn tiếp tục đã tác động không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Nợ xấu đối với cho vay lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp biến động không theo xu hướng tăng trưởng quy mô tín dụng. Giảm mạnh vào năm 2012 với mức giảm 64,89%, nguyên nhân do trong năm hiệu quả thu hồi vốn của Ngân hàng rất tốt, năng suất chất lượng sản phẩm tăng cao từ mô hình sản xuất mới mang lại nên người dân có ý thức tốt trong việc trả nợ cũng như tất toán khoản nợ xấu trước đây. Tuy nhiên nợ xấu tăng trở lại vào năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 do Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận

khách hàng cũng như kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn do địa bàn nông thôn rộng lớn, khách hàng phân tán nhỏ lẻ. Cộng thêm, hoạt động sản xuất luôn bị tác động bởi yếu tố tự nhiên: thời tiết, dịch bệnh, cũng như giá cả biến động bất thường mà Ngân hàng không lường trước được rủi ro. Điều này phản ánh, cùng với mức tăng trưởng cao của quy mô tín dụng thì chất lượng nợ đối với lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần.

4.3.2.2 Công nghiệp chế biến

Bên cạnh cho vay bù đắp chi phí sản xuất nông nghiệp thì các ngành phi sản xuất như công nghiệp chế biến từ sản phẩm nông nghiệp cũng được Ngân hàng chú trọng đầu tư. Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp tham gia hoạt động chế biến tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, quy mô tín dụng đối với lĩnh vực này tăng qua các năm về cả doanh số và dư nợ, đặc biệt trong năm 2013 với mức tăng dư nợ gấp 2,5 lần so với năm 2012. Đây tín hiệu tốt đối với ngân hàng, khi tận dụng triệt để nguồn vốn đầu tư mang lại nguồn thu cũng như lợi nhuận cho ngân hàng.

Đặc biệt khi hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, sản xuất nông nghiệp với mô hình tiên tiến từ đó năng suất sản lượng tăng cao kích thích các ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến và xuất khẩu thủy sản trên địa bàn phát triển khá nhanh mở rộng quy mô hoạt động thì nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Trước thực tế đó, ngân hàng đã đơn giản hóa thủ tục, nới lỏng điều kiện vay khoản vay, nâng hạn mức tín dụng, giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và chế biến nông lâm, thủy sản theo chính sách phát triển của Chính phủ (Nghị định 41). Cũng như tiến hành cơ cấu nợ và cấp tín dụng mới đối với các doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đồng thời ngân hàng giao chỉ tiêu cho vay doanh nghiệp cho tất cả cán bộ tín dụng nhằm kích thích doanh nghiệp đầu tư vốn sản xuất, từ đó quy mô hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực chế biến luôn tăng trưởng rất cao qua các năm.

Về kết quả thu nợ: Cùng với sự tăng lên doanh số cho vay ngân hàng áp dụng nhiều phương pháp thu hồi vốn đối với lĩnh vực công nghiệp chế biến, khuyến khích doanh nghiệp trả nợ đúng hạn được nâng hạn mức tín dụng với lãi suất ưu đãi đối với khoản cấp tín dụng mới, tiến hành cho vay trung dài hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ đối với các ngành công nghiệp chế biến khá ổn định và tăng trưởng tốt qua các năm với tốc độ khoảng 26%/năm trong giai đoạn 2011 - 2013, riêng 6 tháng đầu năm 2014 với kết quả thu nợ khá tốt.

Kết quả thu nợ của ngân hàng còn phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp chế biến. Trong giai đoạn này, tình hình hoạt động sản xuất gặp nhiều thuận lợi, với sự hỗ trợ Chính phủ như áp dụng mức

thuế xuất khẩu 0%, nguồn nguyên liệu chế biến dồi dào, ổn định, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng (tăng xuất khẩu mặt hàng thủy sản sang Mỹ, EU, Nhật Bản,… đặc biệt là tôm thẻ chân trắng và tôm sú). Bên cạnh đó do ngân hàng luôn thực hiện nghiêm túc công tác thẩm định và ưu tiên cho vay đối với những khách hàng uy tín, quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng và những doanh nghiệp có phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Ngân hàng cũng đồng thời thực hiện cho vay – thu hồi nợ theo quy trình khép kín tạo thuận lợi cho công tác thu nợ.

Với mức tăng trưởng dư nợ cho vay công nghiệp chế biến, nợ xấu có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt vào 6 tháng đầu năm 2014 tăng gấp 44,4 lần so với 6 tháng đầu năm 2013 và gấp 12,33 lần so với cuối năm 2013. Có thể thấy được, cùng với mức tăng trưởng cao quy mô thì chất lượng nợ có xu hướng giảm mạnh. Nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ phía khách hàng, do sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt, thị trường thu hẹp, sức mua giảm mạnh dẫn đến một số doanh nghiệp trong ngành công nghệ chế biến gặp khó khăn. Theo thống kê từ Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), năm 2013 trong số 34 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh thì chỉ có 40% hoạt động hiệu quả, còn lại hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả kinh doanh thua lỗ (Hữu Tùng, 2013). Nguyên nhân là do:

- Các doanh nghiệp này vay vốn đầu tư nhà máy lớn nhưng không hoạt động hết công suất (thiếu nguyên liệu, thiếu vốn), nguồn vốn kinh doanh từ vốn vay nên giá thành sản xuất tăng cao dẫn đến không có lãi cùng lúc đó ngân hàng thắt chặt khoảng cấp tín dụng dẫn đến các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng do khó khăn về vốn.

- Thị trường tiêu thụ khó khăn khi gặp nhiều rào cản: Mỹ kiện chống trợ cấp đối với tôm đông lạnh Việt Nam, rào cản kỷ thuật về ethoxyquin từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích cam kết, thực hiện đầu tư trái ngành đặc biệt đầu tư vào bất

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nông nghiệp nông thôn đạt chất lượng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh cà mau (Trang 58 - 65)