79
lượng 0,1%; 0,3%; 0,5%; 0,7% và 1% lần lượt được ký hiệu là TAg1, TAg2, TAg3, TAg4 và TAg5. Sự có mặt của nano bạc trên vật liệu nano Ag/Than hoạt tính được đặc trưng bằng phương pháp XRD. Giản đồ XRD của các mẫu Ag/Than hoạt tính ở các hàm lượng nano bạc khác nhau được đưa ra trong hình 3.4. Kết quả thu được từ các giản đồ XRD của các vật liệu nano Ag/Than hoạt tính cho thấy xuất hiện các píc tại 2θ = 38,20; 44,10; 64,40 đặc trưng cho sự hiện diện của bạc kim loại [111]. Cường độ các píc ở các giản đồ từ hình 3.4a ÷3.4e tăng dần theo sự tăng hàm lượng bạc kim loại trong vật liệu.
Hàm lượng bạc trong các mẫu vật liệu nano Ag/Than hoạt tính được phân tích bằng phương pháp AAS. Kết quả phân tích được đưa ra trong bảng 3.1 cho thấy hàm lượng bạc thực tế trong vật liệu sau quá trình tẩm đạt gần như hàm lượng theo tính toán lý thuyết. Kết quả này chứng tỏ được ưu điểm của quá trình tẩm có thể tạo ra được vật liệu có hàm lượng bạc theo ý muốn.
Hình 3.4: Giản đồ XRD của các mẫu Ag/Than hoạt tính (a) TAg1; (b) TAg2; (c) TAg3; (d) TAg4; (e) TAg5
80
Bảng 3.1: Kết quả phân tích hàm lượng bạc trên các mẫu Ag/Than hoạt tính
Mẫu vật liệu Hàm lượng bạc theo tính toán, % khối lượng
Hàm lượng bạc theo AAS, % khối lượng TAg1 0,1 0,085 TAg2 0,3 0,279 TAg3 0,5 0,438 TAg4 0,7 0,632 TAg5 1,0 0,924
Kích thước của các hạt nano bạc trên vật liệu nano Ag/Than hoạt tính được quan sát trên ảnh TEM của mẫu vật liệu TAg5 (hình 3.5). Mẫu TAg5 là mẫu có hàm lượng bạc được đưa lên cao nhất so với các mẫu còn lại. Ảnh TEM của mẫu
TAg5 cho thấy sự xuất hiện của các hạt nano bạc trên vật liệu có kích thước khoảng 10-20 nm, được giữ nguyên như kích thước các hạt nano bạc trong dung dịch chứa
nano bạc đã được tổng hợp ban đầu cho quá trình tẩm lên vật liệu than hoạt tính. Kết quả này cho thấy phương pháp tẩm đã được thực hiện khá tốt, không xảy ra hiện tượng co cụm của các hạt nano bạc trên chất mang than hoạt tính ở hàm lượng bạc cao nhất trong các thí nghiệm đã thực hiện (mẫu TAg5, Ag chiếm 1% khối lượng).
81