Những kinh nghiệm có khả năng áp dụng vào điều kiện hiện nay ở

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 31)

nước ta

- Nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa của các nước trên cho thấy, sự thành công trong phát triển kinh tế - xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì công nghiệp hóa của các nước đã cung cấp cho Việt Nam những kinh nghiệm quý giá. Ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

+ Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bắt đầu từ nông nghiệp.

Vì đặc điểm phổ biến của các nước Châu Á là tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, năng suất lao động thấp, thị trường nông thôn, sức mua của nông dân hạn chế di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng. Để chống lại xu hướng đó, hầu hết các nước đều chọn nông nghiệp làm điểm xuất phát của công nghiệp hóa. Trong thời kỳ đầu, các nước lựa chọn phương án là khai thác lợi thế về đất đai và nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp để phát triển. Với cách làm này, sẽ tạo ra được một khối lượng nông sản hàng hóa lớn, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội, từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

+ Hai là, phải khai thác tối ưu các lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, về tài nguyên con người, về vốn, công nghệ, thị trường… Các lợi thế này được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, trong đó có sự kết hợp giữa lợi thế bên trong và lợi thế bên ngoài. Khi khai thác tốt lợi thế so sánh sẽ rút ngắn quá trình và nâng hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Ba là, có chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với từng thời kỳ, có sự thay đổi theo thay đổi lợi thế so sánh trong nền kinh tế đang phát triển.

Khi lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú còn là ưu thế, thì nên tập trung phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đến khi các ưu thế mới về vốn, công nghệ, trình độ của lao động tăng, thì cần phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.

+ Bốn là, cần kết hợp phát triển các xí nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở

thành thị lẫn nông thôn.

Đây là một trong những phương cách đưa các nước Châu Á phát triển nhanh, trong đó có Nhật Bản trước đây, Đài Loan, Hàn Quốc ngày nay trở thành những nước công nghiệp mới. Con đường này phù hợp với các nước

đang phát triển, vì nó chiếm ít vốn, dễ ứng biến, phù hợp với trình độ quản lý chưa cao, sử dụng công nghệ nhiều lao động...

+ Năm là, tăng cường vai trò nhà nước.

Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một nước. Thực tế cho thấy, chính phủ nào đủ năng lực đề ra được chiến lược và quyết sách đúng đắn thì sẽ đưa kinh tế phát triển mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chính phủ nào năng lực yếu kém sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển. Điển hình như: Trung Quốc vào những năm 1950, chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, hay Hàn Quốc với chính sách tập trung mọi tiềm lực để xây dựng các xí nghiệp lớn ở đô thị những năm trước 1960… đều thất bại.

- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.

Qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội rất quan trọng. Đóng góp cho thành tựu trên là sự năng động của các ngành và các địa phương; từ hoạt động mang lại hiệu quả có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Riêng vùng đồng bằng Sông Cửu Long có hai địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả cao và cho nhiều kinh nghiệm đáng để học tập đó là An Giang và Cần Thơ.

An Giang: Trước đổi mới, An Giang là một tỉnh đạt sản lượng lương thực rất cao, nhưng đời sống nhân dân vẫn còn nhiều hộ nghèo; nguyên nhân chủ yếu là do nền nông nghiệp An Giang là độc canh và thuần nông.

Vào những năm 1990, An Giang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bên cạnh thâm canh cây lúa, tỉnh phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ. Với cách làm này đã tạo động lực mạnh mẽ, nâng cao thu nhập cho từng hộ dân.

Bên cạnh việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, tỉnh An Giang còn quy hoạch lại đất đai, chuyển hướng đầu tư theo chiều sâu phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng và theo nhu cầu của thị trường.

Cùng với việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, An Giang còn chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, trong đó phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và thủy sản xuất khẩu; công nghiệp cơ khí sửa chữa máy nông nghiệp.

Trong quá trình phát triển, An Giang đã tập trung vào việc đa dạng hóa ngành nghề phục vụ nông nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh. Về cơ sở công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu tập trung ở xã Hòa An (huyện Chợ Mới, cụm sản xuất bông gòn xuất khẩu (Chợ vàm, huyện Phú Tân), cụm xe tơ tằm (Thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu) hoặc sản xuất nông cụ, vật liệu xây dựng (xã Phú Mỹ, huyện Tân Phú), cụm kỹ nghệ sắt (xã Mỹ Phước, Long Xuyên), cụm sản xuất gạch ngói (xã An Châu, Châu Thành)… sự phục hồi và phát triển của các ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp ở nông thôn đã thu hút nhiều việc làm, tăng thu nhập đáng kể cho người dân An Giang.

Cần Thơ: với vị trí là trung tâm của đồng bằng Sông Cửu Long, là một trong số tỉnh sản xuất lúa gạo hàng đầu của cả nước. Để xóa tình trạng độc canh, bên cạnh cây lúa, tỉnh đã chú ý phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp, rau màu theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngoài ra, tỉnh còn chủ trương đẩy mạnh cải tạo vườn tạp thành vườn chuyên canh cây ăn quả tập trung với tổng diện tích lên đến 34 ngàn ha (năm 1996).

Đi đôi với trồng trọt, tỉnh còn chú trọng phát triển chăn nuôi và thủy sản theo hình thức quy mô hộ gia đình. Đặc biệt nghề nuôi tôm, cá nước ngọt phát triển mạnh, thu hút phần lớn lao động nông nhàn.

Cần Thơ còn chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp với nhiều ngành nghề như: chế biến lương thực, thực phẩm, gỗ,

đóng tàu biển, may thêu, đan lát, dệt da... Từ việc phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. Đến nay đã có hơn 3.200 hộ và 17.000 lao động đang làm việc trong lĩnh vực này.

Qua thực tế phát triển kinh tế của hai tỉnh An Giang và Cần Thơ cho ta những kinh nghiệm quý báu:

- Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đối với lĩnh vực nông nghiệp cần phải đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, nhất là đẩy mạnh phát triển cây, con có giá trị xuất khẩu cao.

- Đối với công nghiệp, cần chú trọng phát triển tiểu, thủ công nghiệp phục vụ nông nghiệp, đẩy mạnh chế biến nâng cao giá trị sản phẩm, phục hồi, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Cần có sự quy hoạch sản xuất phù hợp, theo hướng khai thác thế mạnh của từng vùng; đồng thời từng bước đầu tư trang bị công nghệ mới đi vào sản xuất theo chiều sâu, tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở TỈNH BẾN TRE - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Những nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Bến Tre.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre

Bến Tre là một tỉnh của đồng bằng Sông Cửu Long, được hợp thành bởi 3 cù lao lớn: An Hóa, Bảo và Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long (Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên) bồi tụ qua nhiều thế kỷ. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.315,01km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh, có ranh giới bởi sông Cổ Chiên, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển là 65 km.

Bến Tre có đường bộ nối từ thị xã Bến Tre đến Thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 86km.

Là một tỉnh châu thổ nằm sát biển, Bến Tre địa hình bằng phẳng, rải rác có những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một ít rừng ngập mặn ven biển và ở các cửa sông. Bốn bề đều có sông nước bao bọc, nên Bến Tre có một hệ thống đường thủy gồm những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận biên giới Campuchia và một hệ thống sông ngòi chằng chịt như những mạch máu chảy khắp ba dãy Cù lao, rất thuận lợi cho giao thông vận tải cũng như thủy lợi. Tàu bè từ Thành phố Hồ Chí Minh đi về miền Tây và ngược lại đều qua đất Bến Tre.

Bên cạnh hệ thống đường thủy lý tưởng, Bến Tre còn có hệ thống đường bộ: đoạn quốc lộ 60 chạy từ phà Rạch Miễu (bên bờ sông Tiền) qua thị

xã Bến Tre, qua phà Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên sang tỉnh Trà Vinh. Đoạn quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách sang tỉnh Vĩnh Long.

Ngoài ra, còn có các tỉnh lộ nối liền từ thị xã với các huyện trong toàn tỉnh.

Điều kiện tự nhiên của tỉnh Bến Tre thể hiện rõ qua các mặt sau: - Về đất đai:

Nhìn khái quát vị trí địa lý, Bến Tre là một dạng cù lao lớn ở cửa Sông Cửu Long hình thành do quá trình bồi tựu phù sa của những “đảo cửa sông”, một trong những dạng thức lấn biển của đồng bằng Sông Cửu Long qua hàng nghìn năm.

Từ sau năm 1975, công tác điều tra khảo sát đất đai của tỉnh được tiến hành trên một quy mô lớn. Qua kết quả khảo sát do chương trình điều tra cơ bản tổng hợp dòng Sông Cửu Long cấp nhà nước ở giai đoạn II (1984 - 1985), cho biết toàn tỉnh Bến Tre có 4 nhóm đất chính, cụ thể như sau.

+ Nhóm đất cát: trong đó chủ yếu là đất giồng, chiếm khoảng 14.248ha (6,4% diện tích toàn tỉnh), phân bổ chủ yếu ở 3 huyện ven biển (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú). Ngoài ra nhóm đất này còn có rải rác ở một số nơi của huyện Mỏ Cày, Giồng Trôm và thị xã Bến Tre. Trong thành phần hóa học của đất cát giồng, tỷ lệ sắt khá cao, ít chua, thiếu đạm, nghèo dinh dưỡng, độ mặn trong đất không cao.

+ Nhóm đất phù sa: chiếm diện tích 66.471ha (26,9% diện tích toàn tỉnh), tập trung ở các huyện vùng nước ngọt phía tây Chợ Lách, Châu Thành, bắc Giồng Trôm và bắc Mỏ Cày.

Đất phù sa ở Bến Tre có thành phần chủ yếu là sét (50 - 60%), đất thường hơi chua ở tầng mặt, tầng đất sâu có phản ứng trung tính. Nhóm đất này có độ phì vào loại thấp, nguồn đạm tốt, nhưng nguồn dự trữ lân không đủ.

+ Nhóm đất phèn: khoảng 15.127ha (chiếm tỷ lệ 6,74% diện tích toàn tỉnh), phân bổ rải rác trên toàn tỉnh. Nhóm đất phèn ở Bến Tre được chia làm hai nhóm phụ:

 Đất phèn tiềm tàng là đất phèn chưa bị hóa chua, chỉ có tầng sinh phèn, chưa có tầng phèn (3.286ha).

 Đất phèn tiềm tàng trung bình, tầng sinh phèn cạn từ 50 - 100cm; do tầng phèn sâu trên 50cm, nên không ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa.

+ Nhóm đất mặn: chiếm khoảng 96.739ha (43,11% diện tích toàn tỉnh), phân bổ tập trung ở các huyện ven biển Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú.

Tóm lại, Bến Tre là tỉnh có tiềm năng dồi dào về đất đai (trên 66% diện tích thuộc loại thuận lợi, ít hạn chế) đối với các loại cây trồng chính. Các loại đất có nhiều hạn chế đối với một số cây trồng như lúa, dừa, cây công nghiệp ngắn ngày chỉ chiếm 19% diện tích.

- Về khí hậu:

Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26O

C – 27OC.

Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng tư năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1250mm - 1500mm

Tuy là tỉnh nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xuyên xảy ra từ vĩ độ 15 độ bắc trở lên).

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Một là, dân số và lao động tỉnh Bến Tre, theo niên giám thống kê năm

2003 của cục thống kê Bến Tre thì có 1.348.167 người. Trong đó thành thị là 131.336 người và nông thôn 1.216.831 người. Nếu phân theo giới tính thì nam 652.006 người, nữ 696.161 người. Mật độ dân số bình quân cả tỉnh là 581 người/km2, riêng thị xã Bến Tre có tới 1.714 người/km2, còn các huyện mật độ dân số trung bình là 678 người/km2, chỉ có hai huyện Bình Đại và Thạnh Phú là 328 người/km2. Nhìn chung về mật độ dân số, Bến Tre thuộc loại cao, đứng hàng thứ ba ở Nam Bộ (sau Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tiền Giang).

Do làm tốt công tác kế hoạch hóa gia đình và nâng cao được nhận thức của người dân nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm đáng kể, năm 1993 tỷ suất tăng tự nhiên là 16,27)‰ đến năm 2003 xuống còn 10,96‰.

Về lao động, đến cuối năm 2003 tỉnh có 848.763 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 668.476 người, được phân bổ vào các thành phần kinh tế, cụ thể như sau:

+ Kinh tế Nhà nước 34.537 người + Kinh tế tập thể 9.232 người + Kinh tế tư nhân 10.575 người + Kinh tế cá thể 613.348 người + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 784 người

Phân theo ngành kinh tế thì số lao động trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp có 536.967 người, công nghiệp và xây dựng là 46.438 người và ở lĩnh vực thương mại dịch vụ có 22.561 lao động đang hoạt động.

+ Về trình độ văn hóa, theo kết quả điều tra thì đến năm 1996, tỉnh Bến Tre có 93,47% dân số trong độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ. Đến năm 1999 tỷ lệ người biết chữ được nâng lên 94,5%. Năm học 1996 - 1997, Bến Tre là một trong những tỉnh đã hoàn thành sớm việc xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu

học. Số lượng học sinh Bến Tre vào đại học ngày càng tăng, năm học 1999 - 2000 đạt 54,7 sinh viên/1 vạn dân (mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra là 40 sinh viên/1vạn dân).

+ Về chuyên môn kỹ thuật, theo số liệu điều tra thì đến hết năm 2002, số lao động của tỉnh qua đào tạo là 12,97%, trong đó trình độ đại học và cao đẳng là 1,93%, trung học 2,12%, công nhân kỹ thuật chiếm 1,92%; số còn lại là những chuyên ngành khác.

Hai là, kinh tế Bến Tre chủ yếu là nông nghiệp, sản xuất nông - lâm -

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 31)