Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 114 - 123)

Con người là nhân tố sáng tạo, quyết định của mọi hoạt động. Do đó, trình độ dân trí, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học - công nghệ và công nhân lành nghề ở các lĩnh vực là một yếu tố quan trọng, quyết định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhân dân Bến Tre có truyền thống hiếu học, số lượng sinh viên con em tỉnh có mặt ở các trường Đại học mỗi năm đều tăng (gần 60 sinh viên trên 1 vạn dân); số lượng lao động qua đào tạo đều tăng: năm 2000 là 49.725 người, 2001 đạt 60.742 người, năm 2002 lên đến 89.143 người, dự kiến đến năm 2005 lao động qua đào tạo đạt 180.528 người. Tuy nhiên, để có đủ nhân lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nay đến 2010 thì đòi hỏi sự phấn đấu cao của các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục đào tạo của tỉnh mới có thể tạo ra đội ngũ đáp ứng yêu cầu.

Dự báo đến năm 2010 nhu cầu lao động của tỉnh Bến Tre lên đến 789.075 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 40%; như vậy số lượng lao động cần phải đào tạo là 315.630 người. Hình thức đào tạo dài hạn và ngắn hạn; các nghề cần tập trung đào tạo: kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện, cơ khí sửa

chữa, thuyền trưởng, máy trưởng; kỹ thuật gò, hàn; sửa chữa xe gắn máy, lái xe, tin học, xây dựng, kỹ thuật may; kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, thú y; kỹ thuật nuôi, trồng, chế biến thủy sản; y tá, dược tá, hộ lý...

Để đào tạo được nguồn nhân lực trên cần phải thực hiện tốt những nhiệm vụ và giải pháp sau đây:

+ Giải pháp có ý nghĩa chiến lược nhất là không ngừng nâng cao nhận thức của xã hội, của các cấp, các ngành về vị trí, vai trò quan trọng của công tác đào tạo, dạy nghề. Xác định đầu tư cho nhân lực là đầu tư phát triển có tính bền vững, lâu dài. Do vậy cần phải có sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư đúng mức, đúng hướng.

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách trong công tác đào tạo nghề, như: chính sách miễn giảm học phí, chính sách đãi ngộ giáo viên dạy nghề để thu hút những người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, chính sách ưu tiên giao đất, cho thuê đất. Miễn giảm thuế cho các tổ chức, cá nhân xây dựng trường, cơ sở dạy nghề.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dạy nghề: khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống, mở rộng những nghề mới phù hợp với nhu cầu của địa phương; khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết trong đào tạo.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực đào tạo: hoàn chỉnh các phòng học lý thuyết, thực hành đúng tiêu chuẩn, phải có thư viện, khu giải trí; nhà ở cho học viên, thiết bị phục vụ công tác đào tạo phải phù hợp với thực tế sản xuất.

+ Xây dựng hoàn thiện chương trình, giáo trình: căn cứ vào ngành nghề, trang bị kỹ thuật và công nghệ, soát xét lại chương trình, giáo trình đào tạo hiện có để bổ sung, hoàn chỉnh giáo trình, nội dung giảng dạy phù hợp với thực tiễn - xây dựng mô hình liên thông giữa các cấp học: công nhân kỹ thuật

+ Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ, bền vững giữa cơ sở đào tạo với các công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nhằm tạo điều kiện cho học viên có địa chỉ thực tập và tìm việc làm.

+ Về giáo viên dạy nghề: Sở lao động Thương binh xã hội tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Nội vụ thống kê số lượng sinh viên đang học tại các trường Đại học và Cao đẳng để có kế hoạch chọn lựa, đào tạo bổ sung về ngành nghề và bố trí hợp lý vào công tác dạy nghề.

Tóm lại, tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương là rất cần thiết; đây là một trong những giải pháp có tính quyết định trong việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bến Tre.

KẾT LUẬN

Bến Tre là một tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, tuy có khó khăn về giao thông do địa hình chia cắt bởi nhiều sông rạch, nhưng có những tiềm năng, ưu thế về nông nghiệp, từ đó gắn với phát triển công nghiệp chế biến và thương mại - dịch vụ. Những năm gần đây, nền kinh tế tỉnh có sự tăng trưởng khá, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, tuy nhiên so mức độ phát triển của tỉnh trong vùng thì Bến Tre vẫn là tỉnh nghèo, tiềm năng chưa được khai thác có hiệu quả.

Làm thế nào để khai thác, phát huy các ưu thế, đưa nền kinh tế tỉnh phát triển nhanh, đạt hiệu quả cao từ nay đến 2010? Giải đáp câu hỏi này có nhiều hướng, song, suy cho đến cùng là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nói trên, qua luận án, tác giả đã đi sâu phân tích làm rõ những vấn đề chính sau đây:

1. Quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế của mỗi nước, mỗi địa phương ở mỗi thời kỳ bao giờ cũng gắn với một cơ cấu kinh tế thích hợp.

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các quan hệ kinh tế hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế và mối quan hệ tương tác giữa chúng; gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn nhất định.

Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu khách quan, một nội dung của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế có liên quan chặt chẽ tới nhịp độ và chất lượng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Nhịp độ và chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố về địa lý tự nhiên; kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế; môi trường chính trị của mỗi nước. Thông qua phát triển cơ sở lý luận và khảo sát

kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước và một số địa phương, luận văn khẳng định xu hướng có tính quy luật khách quan của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta và sự cần thiết phảI vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm đó vào thực tiễn nước ta nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.

3. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nội dung rất phong phú. Trong khuôn khổ của một luận văn Thạc sĩ, hơn nữa trong cơ cấu kinh tế nói chung thì cơ cấu kinh tế ngành là “bộ xương” hay “cốt lõi” của cơ cấu kinh tế. Bởi vậy, khi phân tích về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bến Tre, tác giả tập trung nghiên cứu chủ yếu vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành - cơ cấu nông - công nghiệp - thương mại, dịch vụ.

4. Luận văn đã làm rõ những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường chính trị ở Bến Tre, trên cả hai mặt: thuận lợi và khó khăn. Đặc biệt, dựa vào số liệu thống kê, tổng kết, khảo sát thực tiễn, luận văn phân tích sự phát triển kinh tế của tỉnh từ 1986 - 1990, đây là thời kỳ chuẩn bị để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nội dung trọng tâm, có tính cốt lõi là đi sâu vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh từ năm 1991 đến 2003 có chia ra từng giai đoạn, chỉ rõ mặt đạt được và những hạn chế của cả ba ngành: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Từ đó, nêu lên những yêu cầu đặt ra của ba lĩnh vực trên.

5. Để giải quyết những tồn tại, bất cập và nhằm thúc đẩy nhịp độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Bến Tre, tác giả đã vận dụng lý luận, kinh nghiệm, dựa vào tiềm năng, ưu thế đã, đang và sẽ có để đưa ra các quan điểm, phương hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến 2010 đối với nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và mối quan hệ, tác động giữa chúng. Đồng thời luận văn còn đề ra 6 giải pháp để thực thi phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, như: giải pháp về thị trường, cần thiết phải xây

dựng qui hoạch phát triển cơ cấu kinh tế, giải pháp về vốn, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, quản lý và phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà.

Đề tài có nội dung và phạm vi khá rộng, mặc dù đã được khuôn lại ở việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, song do thời gian và khả năng có hạn, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Mong sự chỉ dẫn và lượng thứ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Song An (1977), “Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế (85). 2. Vũ Đình Bắc (1998), Các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt

nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Đăng Doanh - Đinh Đức Sinh (1995), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Thành tựu và triển vọng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (211).

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh

tế xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng Bộ tỉnh Bến Tre (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ IV.

11. Đảng Bộ tỉnh Bến Tre (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ V (vòng 2).

12. Đảng Bộ tỉnh Bến Tre (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VI.

13. Đảng Bộ tỉnh Bến (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến

Tre lần thứ VII.

14. Nguyễn Điền (1996), “Hiện trạng và xu thế phát triển công nghệ nông thôn ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (217).

15. PTS. Đỗ Đức Định (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: phát huy lợi

thế so sánh, kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển Châu Á,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đỗ Thị Minh Đức - Nguyễn Viết Thịnh, Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

17. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

18. Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin (1999), Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

19. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin (2002). Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

20. Trần Kim Hải (1996), “Đa dạng hóa vốn đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (7).

21. Trần Khánh Hưng (1999), “Một số giải pháp thúc đẩy công nghiệp hóa nông thôn ở Đài Loan và hàn Quốc”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (52). 22. Trần Duy Hương (2002), “Ai vi phạm nhân quyền, ai vi phạm dân chủ?”

Tạp chí Cộng sản, (27).

23. Nguyễn Văn Lịch (1995), “ây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn nước ta hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, (3).

24. Nguyễn Đình Long (1995), “Thị trường - yếu tố quyết định tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,

(207).

25. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (1976), Về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội.

26. C.Mác, Ph.Ăngghen (1984), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội.

27. C.Mác,Ph. Ăngghen (1993), Toàn tập, Nxb ChínhtTrị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển

ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Dương Ngọc (1998), “Tăng trưởng trước những thách thức”, Thời báo kinh tế Việt nam, (2).

31. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 1999.

32. Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 2003.

33. Thạch Phương - Đoàn Tứ (2001), Địa chí Bến Tre, Nxb. Khoa học xã

hội, Hà Nội.

34. Jim Rohwer (1997), Thời đại Châu Á trỗi dậy. Nxb Thống kê, Hà Nội. 35. Sở Lao động - Thương binh xã hội Bến Tre (2004), Đề án quy hoạch

mạng lưới đào tạo nghề tỉnh Bến Tre đến năm 2010.

36. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre (2003), Đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong tỉnh giai đoạn 2003 - 2005 và 2010.

37. Phan Thanh (1996), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Tạp chí Cộng sản, (15).

38. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia - Viện thông tin khoa học xã hội (1996), Kinh tế các nước trong khu vực kinh nghiệm và xu hướng phát triển, Hà Nội.

39. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1999), Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2005.

40. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (2001), Chương trình phát triển và nâng

cao chất lượng giống cây trồng - vật nuôi giai đoạn 2001 - 2005.

41. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (2001), Chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Bến Tre thời kỳ 2001 - 2005.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 114 - 123)