Nhóm nhân tố chính trị

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 26)

Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng, tiên quyết để phát triển. Bởi vì, có ổn định chính trị mới có thể ổn định và phát triển kinh tế, xã hội. Nó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư. Thực tiễn cho thấy nước nào giữ được chính trị ổn định sẽ có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng được kinh tế đối ngoại. Ngược lại, tình hình chính trị bất ổn định sẽ dẫn tới kinh tế trì trệ, xã hội rối ren, đời sống nhân dân khó khăn. Yêu cầu giữ vững ổn định chính trị ở nước ta hiện nay là giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, đồng thời phát huy đầy đủ vai trò làm chủ của nhân dân.

Về điểm này, chúng ta có thuận lợi rất cơ bản. Khi bước vào đổi mới, đất nước ta đứng trước sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, tiếp đến những năm 1990 tình hình thế giới lại diễn biến phức tạp, hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô tan rã, sụp đổ; các thế lực thù địch ra sức bao vây, kích động, phá hoại, hồng xóa các nước Xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam; nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, chúng ta đã chiến thắng. Đảng ta luôn kiên trì và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào hoàn cảnh cụ thể nước ta. Đảng chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta còn khẳng định: quá trình đổi mới không phải xa rời mục tiêu mà làm cho

mục tiêu về chủ nghĩa xã hội đúng đắn hơn, thực hiện có hiệu quả hơn; đồng thời phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập; mở rộng quan hệ, hợp tác với các nước, trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Với bản lĩnh và sự sáng suốt của mình, Đảng đã lãnh đạo công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu rất quan trọng, từ đó càng củng cố lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Bên cạnh sự lãnh đạo của Đảng còn có vai trò quản lý, điều hành của Nhà nước là một nhân tố góp phần quan trọng vào việc ổn định chính trị. Tuy còn một số mặt chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải nâng lên, nhưng nhìn chung Nhà nước ta có tiến bộ đáng kể, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành những chính sách, nghị định… và thực hiện quản lý về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, kinh tế đối ngoại đạt hiệu quả khá tốt. Qua sự điều hành, quản lý trực tiếp của Nhà nước, đảm bảo tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7%, các mặt về văn hóa, xã hội phát triển rõ rệt. Sau 15 năm đổi mới, Nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện, nền hành chính được cải cách một bước; quyền làm chủ của nhân dân trên các mặt được phát huy. Đáng chú ý là hệ thống pháp luật được đổi mới, bổ sung, tăng cường (từ năm 1986 đến nay, Quốc hội đã thông qua hơn 13 nghìn văn bản luật và dưới luật, trong đó có 40 bộ luật và luật quan trọng như Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động...)

Từ thực tế cho ta khẳng định: sự ổn định chính trị ở nước ta suốt 15 năm qua là một thành tựu rất to lớn. Nó có ý nghĩa tiên quyết cho thắng lợi sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua và sắp tới.

1.3. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một số nƣớc và một số địa phƣơng

1.3.1 Khái quát quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số nước

Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới và khu vực cho thấy việc trang bị kỹ thuật và công nghệ, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân diễn ra qua hai dạng là: công nghiệp hóa cổ điển và công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa, mở cửa, chuyển giao công nghệ mới.

Đặc điểm công nghiệp hóa cổ điển là tự trang bị về kỹ thuật và công nghệ, gắn liền với nền kinh tế đóng kín.

Điển hình như nước Anh, là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp hóa. Việc thực hiện công nghiệp hóa ở nước này đi từ thủ công lên nửa cơ khí rồi đến cơ khí; từ nông nghiệp đến công nghiệp nhẹ và từng bước chuyển sang công nghiệp nặng.

Ngày nay, nước Anh là một trong những nước có nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ hiện đại. Từ một nước nông nghiệp, nước Anh đã trở thành một nước công nghiệp, lao động trong công nghiệp chiếm tuyệt đại bộ phận trong giá trị tổng sản phẩm và tổng lao động xã hội. Đạt được thành tựu này, nước Anh phải trải qua quá trình phát triển tuần tự lâu dài hàng thế kỷ.

Từ kinh nghiệm của nước Anh, các nước tư bản đi sau tuy có rút ngắn được thời gian tiến hành công nghiệp hóa nhờ giảm bớt được thời kỳ mò mẫm, nhưng vẫn chưa có điều kiện rút ngắn đáng kể thời gian và trình độ kỹ thuật công nghệ, bởi quy luật phát triển tuần tự đang còn ngự trị.

- Các nước chọn con đường Xã hội Chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa theo mô hình Liên Xô (cũ); mô hình này xét về thực chất vẫn là dạng công nghiệp hóa cổ điển, nhưng có cải biến nhất định.

Thực tế cho thấy, công nghiệp hóa theo kiểu Liên Xô trước đây (kể cả nước ta), tuy có mang lại một số thành tựu, nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế.

+ Thứ nhất, lạc hậu về thế hệ công nghệ, khó đuổi kịp các nước có trình độ về kinh tế và kỹ thuật.

+ Thứ hai, không tận dụng được hết các nguồn lực, các lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh, sản phẩm làm ra khó cạnh tranh và do đó rất khó hội nhập vào thị trường thế giới. Từ đó làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại làm cho quá trình khu vực hóa, quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành xu hướng tất yếu. Ngoài ra còn xuất phát từ yêu cầu của quy luật về sự phân công và hợp tác quốc tế giữa các nước, từ sự phân bố tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình độ kinh tế - kỹ thuật giữa các nước, dẫn đến mỗi quốc gia phải tích cực quan hệ để khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực của mình. Trong điều kiện đó, các quốc gia đi sau có thể kết hợp quy luật phát triển nhảy vọt với quy luật phát triển tuần tự, để rút ngắn đáng kể về mặt thời gian tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhìn chung các quốc gia này tiến hành công nghiệp hóa theo dạng rút ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển rút ngắn cũng có nhiều dạng, nhiều mô hình.

- Nhật Bản, công nghiệp hóa ở nước này bắt đầu từ thời Minh Trị (năm 1868) và hoàn thành trước đại chiến lần thứ hai.

Trong quá trình công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Nhật Bản vai trò của nhà nước có ý nghĩa rất lớn: Chính phủ Minh Trị không chỉ có vai trò thủ tiêu quyền lực của phong kiến, đẳng cấp mà còn thực hiện cải cách kinh tế - xã hội; đóng vai trò tích cực thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa. Điều đó thể hiện ở chủ trương tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp, xây dựng và phát triển thị trường.

So với các nước Anh, Pháp, Đức, công nghiệp hóa của Nhật có rút ngắn về mặt thời gian. Họ đã tiếp thu có chọn lọc các tri thức khoa học, kỹ thuật và kinh nghiệm các nước đi trước, tìm ra những yếu tố phù hợp với hoàn cảnh, truyền thống văn hóa của mình. Họ thường nêu khẩu hiệu: “Khoa học phương Tây và đạo đức phương Đông”. Tuy nhiên quá trình công nghiệp của Nhật vẫn theo bước đi tuần tự, thời kỳ đầu hầu như dựa vào nguồn vốn trong nước. Vì thế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để trở thành một nước công nghiệp của Nhật Bản chưa nhanh như các nước công nghiệp mới (NICs) sau này.

- Các nước NICs.

Quá trình công nghiệp hóa ở các nước NICs, mỗi nước có sự khác nhau. Song ở những nước này có điểm chung là tận dụng, khai thác tư bản nước ngoài kêu gọi đầu tư; thông qua hoạt động của các công ty xuyên quốc gia xây dựng nền kinh tế thị trường hướng ngoại, sử dụng lợi thế nước đi sau để phát triển. Bằng cách này, các nước công nghiệp hóa Châu Á tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, thực hiện công nghiệp hóa theo dạng phát triển rút ngắn hiện đạị trong vòng ba thập kỷ.

- Trung Quốc.

Trong các nước Châu Á, Trung Quốc là nước rất giống Việt Nam cả về điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, xã hội... và cả bước chuyển từ công nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị trường.

Qua thất bại công nghiệp hóa theo kiểu phát triển công nghiệp nặng với phương châm “Toàn dân làm gang thép” và “Đại nhảy vọt” của những năm 1950, đến năm 1978 Trung Quốc đã tiến hành cải cách kinh tế theo hướng khai thác thế mạnh nền kinh tế nông nghiệp của mình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “nông nghiệp - công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng”, nhờ

đó tạo bước nhảy vọt không chỉ trong nông nghiệp mà trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Trung Quốc còn thành công trong việc kết hợp công nghiệp hóa đô thị với nông thôn, thể hiện ở mô hình xí nghiệp hương trấn, ra đời vào những năm 1978. Các xí nghiệp hương trấn do nông dân lập nên với sự giúp đỡ của nhà nước. Chỉ sau 8 năm hoạt động, số lượng xí nghiệp hương trấn đã lên tới 23 triệu xí nghiệp, giải quyết hơn 130 triệu việc làm, tạo ra 1.700 tỷ nhân dân tệ, chiếm 60% giá trị ở nông thôn và 30% GDP cả nước.

Những năn gần đây, Trung Quốc còn phát triển các xí nghiệp nhỏ có vốn nước ngoài, chủ yếu làm gia công xuất khẩu. Trong những năm 1985 1992, giá trị xuất khẩu của các xí nghiệp này đã tăng từ 300 triệu USD lên 17 tỷ.

Ngoài ra để chuyển giao công nghệ tiên tiến tới vùng nông thôn rộng lớn, Trung Quốc đã thực chương trình “đốm lửa”. Để thực hiện chương này, chính phủ Trung Quốc đã huy động phần lớn lực lượng khoa học – kỹ thuật của trung ương và địa phương, khuyến khích các nhà khoa học, công nghệ gia từ thành thị, từ các viện và các trường đại học về các xí nghiệp nông thôn, nhằm nghiên cứu sản xuất và đào tạo cán bộ để đổi mới, phát triển nhanh kinh tế nông thôn.

1.3.2. Những kinh nghiệm có khả năng áp dụng vào điều kiện hiện nay ở nước ta nước ta

- Nghiên cứu quá trình công nghiệp hóa của các nước trên cho thấy, sự thành công trong phát triển kinh tế - xã hội bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi nước. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì công nghiệp hóa của các nước đã cung cấp cho Việt Nam những kinh nghiệm quý giá. Ta có thể rút ra một số kinh nghiệm như sau:

+ Một là, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải bắt đầu từ nông nghiệp.

Vì đặc điểm phổ biến của các nước Châu Á là tỷ trọng lao động nông nghiệp cao, năng suất lao động thấp, thị trường nông thôn, sức mua của nông dân hạn chế di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng tăng. Để chống lại xu hướng đó, hầu hết các nước đều chọn nông nghiệp làm điểm xuất phát của công nghiệp hóa. Trong thời kỳ đầu, các nước lựa chọn phương án là khai thác lợi thế về đất đai và nguồn lao động dồi dào trong nông nghiệp để phát triển. Với cách làm này, sẽ tạo ra được một khối lượng nông sản hàng hóa lớn, đảm bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội, từ đó góp phần ổn định kinh tế - xã hội.

+ Hai là, phải khai thác tối ưu các lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, về tài nguyên con người, về vốn, công nghệ, thị trường… Các lợi thế này được vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, trong đó có sự kết hợp giữa lợi thế bên trong và lợi thế bên ngoài. Khi khai thác tốt lợi thế so sánh sẽ rút ngắn quá trình và nâng hiệu quả công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Ba là, có chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với từng thời kỳ, có sự thay đổi theo thay đổi lợi thế so sánh trong nền kinh tế đang phát triển.

Khi lao động giá rẻ và tài nguyên thiên nhiên phong phú còn là ưu thế, thì nên tập trung phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đến khi các ưu thế mới về vốn, công nghệ, trình độ của lao động tăng, thì cần phát triển mạnh các ngành có giá trị gia tăng cao hơn.

+ Bốn là, cần kết hợp phát triển các xí nghiệp qui mô vừa và nhỏ ở

thành thị lẫn nông thôn.

Đây là một trong những phương cách đưa các nước Châu Á phát triển nhanh, trong đó có Nhật Bản trước đây, Đài Loan, Hàn Quốc ngày nay trở thành những nước công nghiệp mới. Con đường này phù hợp với các nước

đang phát triển, vì nó chiếm ít vốn, dễ ứng biến, phù hợp với trình độ quản lý chưa cao, sử dụng công nghệ nhiều lao động...

+ Năm là, tăng cường vai trò nhà nước.

Nhà nước đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của một nước. Thực tế cho thấy, chính phủ nào đủ năng lực đề ra được chiến lược và quyết sách đúng đắn thì sẽ đưa kinh tế phát triển mang lại hiệu quả cao. Ngược lại, nếu chính phủ nào năng lực yếu kém sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển. Điển hình như: Trung Quốc vào những năm 1950, chủ trương đẩy mạnh phát triển công nghiệp nặng, hay Hàn Quốc với chính sách tập trung mọi tiềm lực để xây dựng các xí nghiệp lớn ở đô thị những năm trước 1960… đều thất bại.

- Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước.

Qua 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nước ta đã đạt được những thành tựu về kinh tế, xã hội rất quan trọng. Đóng góp cho thành tựu trên là sự năng động của các ngành và các địa phương; từ hoạt động mang lại hiệu quả có thể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta. Riêng vùng đồng bằng Sông Cửu Long có hai địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả cao và cho nhiều kinh nghiệm đáng để học tập đó là An Giang và Cần Thơ.

An Giang: Trước đổi mới, An Giang là một tỉnh đạt sản lượng lương thực rất cao, nhưng đời sống nhân dân vẫn còn nhiều hộ nghèo; nguyên nhân chủ yếu là do nền nông nghiệp An Giang là độc canh và thuần nông.

Vào những năm 1990, An Giang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bên cạnh thâm canh cây lúa, tỉnh phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản, công nghiệp, dịch vụ. Với cách làm này đã tạo động lực mạnh mẽ,

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)