Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ của tỉnh đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu kế hoạch, đã vượt qua khó khăn, thách thức; góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhất là trong giai đoạn 2001 - 2003, ngành thương mại đã cùng với các ngành ra sức phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa và dịch vụ, góp phần bảo đảm các nhu cầu về vật tư, hàng hóa cho nền kinh tế của tỉnh. Hàng hóa ngày càng phong phú, giá cả hợp lý,
nhiều loại hàng của tỉnh có mặt ở các thị trường các nước như: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan...
Ngành thương mại còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thương mại - dịch vụ đứng trước những khó khăn, những vấn đề phức tạp nảy sinh, đó là:
+ Thị trường hàng hóa và số lượng doanh nghiệp, hộ cá thể bung ra kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh nhưng nặng tính tự phát. Chưa thiết lập được mối liên kết giữa nhà sản xuất với nhà buôn và giữa các nhà buôn với nhau để hình thành các kênh lưu thông ổn định, tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, xây dựng thị trường cung ứng và tiêu thụ vững chắc, đặc biệt trên lĩnh vực vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng và hàng nông sản.
+ Quy mô xuất khẩu của tỉnh còn nhỏ so với các tỉnh trong khu vực, tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế còn cao; sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn nhỏ bé... Sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, trong đó việc đầu tư vào khâu nâng cao khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế.
+ Mạng lưới kinh doanh của thương mại Nhà nước, thương mại Hợp tác xã ở thị trường nông thôn mỏng, nguồn lực yếu. Một số doanh nghiệp nhà nước vẫn tổ chức kinh doanh theo kiểu chuyên doanh cứng nhắc, không đủ khả năng bám sát sản xuất cũng như tiêu dùng, phương thức hoạt động đơn điệu và thụ động, hiệu quả kinh tế thấp. Thương mại hợp tác xã còn nhiều khó khăn, lúng túng trong việc lựa chọn định hướng hoạt động và mô hình kinh doanh. Thương nghiệp ngoài quốc doanh một số ít có khả năng tiếp cận với thị trường nước ngoài, còn lại phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít, không đủ sức vươn ra các thị trường trong và ngoài nước.
+ Kỷ cương, pháp luật bị vi phạm, nạn buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại vẫn diễn ra phức tạp tác động xấu đến sản xuất và đời sống. Tình trạng không đăng ký, không chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh còn xảy ra. Trình độ văn minh thương mại, tiêu chuẩn vệ sinh trong kinh doanh ăn uống và thực phẩm chưa đảm bảo tốt.
Trên đây là những trở ngại chủ yếu đặt ra, cần phải có giải pháp hữu hiệu để đưa ngành thương mại - dịch vụ tỉnh nhà tiếp tục phát triển, đi lên.
Chƣơng 3
MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở TỈNH BẾN TRE
3.1. Những phƣơng hƣớng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bến Tre
Định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre giai đoạn (2001 - 2005) được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII xác định: “Khai thác mọi nguồn lực, đẩy mạnh tốc độ phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nhanh và bền vững hơn; tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [13, tr.47].
Đồng thời, Đại hội còn chỉ rõ mục tiêu phấn đấu: đảm bảo tăng trưởng GDP trên địa bàn đạt bình quân trên 8%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP đến năm 2005 đạt tỷ trọng nông nghiệp 55%, công nghiệp và xây dựng 20%, thương mại dịch vụ 25%. Tiến tới năm 2010, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 45 - 46%, công nghiệp và xây dựng 25 - 26%, thương mại dịch vụ 28 - 29%/GDP. Phấn đấu GDP bình quân đầu người đạt trên 400USD vào năm 2005 và 580 - 590USD vào năm 2010.
Để thực hiện được những mục tiêu trên, thì từng ngành kinh tế của tỉnh phải có sự đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.