Giai đoạn chuẩn bị chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1986 1990)

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 45 - 56)

- Bước vào năm 1986, đất nước ta đứng trước những khó khăn gay gắt. Qua mười năm (1975 - 1985), ta xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình cũ, bên cạnh những thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế thì kinh tế - xã hội nước ta lâm vào khủng hoảng trầm trọng, sản xuất tăng chậm, hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp; phân phối, lưu thông rối ren, lạm phát rất cao 774,7%... Như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nhận định: “Nhìn chung, chúng ta chưa thực hiện được mục tiêu tổng

quát do Đại hội lần thứ V đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân” [4, tr.19].

- Trước sự khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng nêu trên, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã khởi xướng đường lối đổi mới một cách toàn diện trên tất cả các mặt. Đại hội xác định: nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.

Trên lĩnh vực kinh tế, Đại hội nhấn mạnh cần tập trung sức thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; cải tạo và sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.

Tóm lại, nhiệm vụ chủ yếu trong giai đoạn (1986 - 1990) là nhằm ổn định mọi mặt kinh tế - xã hội, tạo một số tiền đề cần thiết để làm cơ sở cho phát triển chặng đường tiếp theo.

- Nằm trong hoàn cảnh và chịu sự chi phối chung của kinh tế cả nước, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre trong giai đoạn này cũng đứng trước những khó khăn, cần phải ổn định, chuẩn bị những điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa .

Theo báo cáo tổng kết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, trong 5 năm (1981 - 1985) tổng sản phẩm xã hội tăng bình quân hàng năm là 18%, sản lượng nông nghiệp tăng 19,65%, sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tăng 28,8%, lương thực đạt 430.000tấn, bình quân 380kg/đầu người (1985).

Tuy nhiên, nhìn chung mức độ sản xuất của tỉnh tăng chậm so với khả năng và yêu cầu, tốc độ phát triển của các ngành kinh tế chưa thật đồng đều

và chưa vững chắc. Các thế mạnh kinh tế và việc bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư chưa đúng, vốn đầu tư còn phân tán chưa thật tập trung cho những ngành và cơ sở sản xuất có khả năng đem lại hiệu quả lớn, như ngành thủy sản và cây dừa. Tỉnh cũng chưa có chính sách sử dụng thật tốt tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, nguyên liệu hiện có để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Ở giai đoạn này, địa phương cũng đang đứng trước khó khăn về thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống; máy móc thiết bị còn ít; cơ khí chế tạo và sửa chữa yếu kém nhiều năm chưa được tăng cường, đường sá xuống cấp nặng nề, phương tiện vận tải, kho chứa, bến bãi hết sức thiếu thốn; vật tư, năng lượng và nhiên liệu chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt cho sản xuất và đời sống.

Thị trường biến động, mất ổn định, giá cả tăng, mua bán khó khăn, sản xuất bị hạn chế, thu nhập của người làm công ăn lương và người lao động chân chính giảm sút nặng nề. Thực tế cho thấy, nếu không ổn định được phân phối lưu thông và giá cả, thì không thể ổn định sản xuất và đời sống, cũng không thể ngăn chặn nổi những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động kinh tế và xã hội.

Về đời sống nhân dân trong tỉnh, nhìn chung còn nhiều khó khăn, nhất là người lao động nghèo, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang; do phải chịu tác động về giá - lương - tiền, sản xuất và mua bán không bình thường. Trong khi đó những người làm ăn không chính đáng lại có thu nhập cao, gây ra sự bất công trong xã hội.

- Xuất phát từ thực trạng kinh tế - xã hội, đồng thời quán triệt, thực hiện những chủ trương đổi mới của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, trong giai đoạn (1986 - 1990), tỉnh có những chủ trương, quyết sách về kinh tế - xã hội như sau:

+ Về phương hướng và mục tiêu: ra sức ổn định và phát triển sản xuất, ổn định thị trường và giá cả, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân; tiếp tục cải tạo, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, tận dụng mọi tiềm năng về đất đai, lao động tay nghề nhằm phát triển mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; sản xuất đủ tiêu dùng, có dự trữ, tích lũy đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và văn hóa, chuẩn bị những tiền đế cần thiết cho bước phát triển cao hơn trong những năm sau.

Phương hướng trên được cụ thể hóa thành những nhiệm vụ kinh tế chủ yếu:

Một là, phát huy những thành tựu đã đạt được, tập trung phát triển sản

xuất, thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, lấy phát triển sản xuất làm gốc để ổ định phân phối lưu thông, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời có dự trữ và tích lũy cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo.

Hai là, tăng cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật, mà trọng điểm là

xây dựng các công trình phục vụ cho nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, cải thiện và phát triển một bước kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, gắn việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và kết cấu hạng tầng với yêu cầu thực hiện ba chương trình kinh tế lớn và làm tiền đề cho giai đoạn phát triển kế tiếp.

Ba là, tiếp tục củng cố quan hệ sản xuất mới theo hướng tăng cường

kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, khuyến khích và giúp đỡ phát triển kinh tế gia đình, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế khác nhằm mục đích phát triển lực lượng sản xuất.

Bốn là, thiết lập trật tự mới trên lĩnh vực phân phối lưu thông, tạo ra sự

ổn định về thị trường, giá cả, đời sống. Đổi mới một cách căn bản các hoạt động trên lĩnh vực phân phối lưu thông, xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, vật

giá, thuế vụ, tài chính, tín dụng, nhằm mục đích thúc đẩy sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Mở rộng liên doanh, liên kết kinh tế trong nước và nước ngoài, bảo đảm cho việc đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế tỉnh nhà.

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trong thời kỳ kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV đã đề ra những chủ trương và giải pháp lớn về kinh tế:

- Thứ nhất, bố trí cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, tập trung sức thực

hiện ba chương trình kinh tế lớn.

Ba chương trình kinh tế lớn là cốt lõi của nhiệm vụ kinh tế trong kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).

Vì vậy, để thực hiện ba chương trình kinh tế đó phải bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư.

 Về lương thực - thực phẩm: phải bảo đảm vững chắc cái ăn của nhân dân trong tỉnh, có dự trữ và góp phần làm nghĩa vụ với cả nước.

 Về hàng tiêu dùng: đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của nhân dân bằng khả năng sản xuất tại địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hóa để xuất tỉnh trao đổi vật tư hàng hóa và xuất khẩu.

 Về hàng xuất khẩu: Chú trọng tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực từ cây dừa và hải sản; tăng kim ngạch xuất khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các loại vật tư, thiết bị cần thiết cho sản xuất và đời sống nhân dân. Muốn thực hiện chương trình lương thực - thực phẩm, cần tập trung sức thực hiện thâm canh, tăng năng suất, đẩy mạnh sản xuất, tăng nhanh sản lượng lương thực, phấn đấu đến năm 1990 đạt 500.000 tấn. Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong việc thâm canh, tăng vụ, cần tập trung đầu tư và kỹ thuật để đồng bộ hóa các công trình thủy lợi đầu mối, phát triển thủy lợi nội đồng, chủ động tưới và tiêu nước.

Phân bón là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng, do đó cần tăng cường liên kết kinh tế và xuất nhập khẩu để có đủ lượng phân đạm và phân lân, bảo đảm yêu cầu thâm canh; khuyến khích mạnh mẽ phong trào làm phân xanh, phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác.

Cố gắng bảo vệ và phát triển đàn trâu bò cày kéo, nâng tỷ lệ cày xới bằng cơ giới lên 20 - 30%, bảo đảm sức kéo phục vụ cho yêu cầu làm đất đúng thời vụ.

Giải pháp về sản xuất hàng tiêu dùng, cần huy động các thành phần kinh tế tham gia để tạo ra nhiều sản phẩm; cần có chính sách, cơ chế nhằm giải phóng năng lực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong các ngành, các thành phần kinh tế; đồng thời cần tăng cường vốn đầu tư, đổi mới thiết bị và kỹ thuật, đồng bộ hóa và mở rộng các xí nghiệp hiện có, xây dựng thêm một số xí nghiệp chế biến với quy mô vừa phải ở các vùng nguyên liệu.

Về hàng xuất khẩu, tỉnh coi đây là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện nhiều mục tiêu kinh tế trước mắt và lâu dài. Để thực hiện chương trình này, cần có sự kinh doanh đồng bộ với các loại hàng xuất khẩu từ khâu tổ chức sản xuất, chế biến, bảo quản, bao bì, vận chuyển đến cung ứng và tiêu thụ, bảo đảm quy cách, chất lượng và vệ sinh công nghiệp... nhằm ổn định, giữ vững thị trường nước ngoài.

- Thứ hai, phân bổ lực lượng sản xuất, sử dụng hợp lý lao động xã hội

để thực hiện yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể kinh tế địa phương, tỉnh xác định các vùng kinh tế như sau:

 Thị xã Bến Tre là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ và khu công nghiệp lớn của cả tỉnh.

 Xây dựng các huyện vùng nước ngọt (Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm) thành vùng nông nghiệp thâm canh. Đây là vùng lúa, dừa, mía cao sản và tập trung nhiều loại cây ăn trái đặc sản.

 Riêng các huyện vùng biển (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) thành vùng kinh tế nông - ngư - lâm kết hợp, có cây lương thực, cây công nghiệp, làm muối, trồng rừng, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và hải sản.

Theo hướng phát triển đó, cần khẩn trương phân bố lại lao động và dân cư; tăng lao động xuống các vùng đang mở các khu kinh tế mới ở các huyện ven biển, giảm bớt lao động ở các vùng dân đông ít ngành nghề; mở thêm nhiều ngành nghề tiểu, thủ công nghiệp, tận dụng các thành phần kinh tế để sử dụng hết lao động tại chỗ; phấn đấu đến năm 1990 sẽ sử dụng lao động trong khu vực nông nghiệp khoảng 65%, trong công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 13,6%, còn lại phân bổ cho các ngành nghề khác. Ngoài việc phân bổ, sử dụng lực lượng lao động, còn cần phải thực hiện chính sách phát triển dân số hợp lý để đảm bảo tính ổn định cho kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.

- Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các ngành sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, tạo thêm mặt hàng mới có giá trị kinh tế cao. Trước hết, phải gắn hoạt động khoa học - kỹ thuật vào ba chương trình kinh tế lớn.

Đi đôi với việc sắp xếp, bố trí, sử dụng hợp lý lực lượng cán bộ khoa học - kỹ thuật ở các cấp, các ngành, các cơ sở sản xuất, cần có chính sách thu hút mọi lực lượng khoa học - kỹ thuật kể cả những người ngoài biên chế vào các hoạt động khoa học - kỹ thuật phục vụ cho sản xuất. Đồng thời phải

nghiên cứu và ứng dụng những tiến bộ khoa học vào điều tra cơ bản, đổi mới quản lý kinh tế và quản lý xã hội.

- Thứ tư, làm chủ phân phối lưu thông, ổn định thị trường và giá cả.

Để thực hiện mục đích phát triển sản xuất và ổn định đời sống, cần phải ổn định thị trường và giá cả. Vì thế, thương nghiệp quốc doanh phải mở rộng mạng lưới mua bán đến tận sớm ấp, khu phố, phục vụ thiết thực cho nhu cầu sản xuất và đời sống hàng ngày của nhân dân. Mua bán phải thực hiện đúng quan hệ kinh tế và theo hợp đồng kinh tế, sòng phẳng, công bằng, không ép giá bằng chỉ tiêu pháp lệnh hay mệnh lệnh hành chính.

Đi đôi với tăng cường thương nghiệp Xã hội Chủ nghĩa, quản lý thị trường, phải bãi bỏ việc kiểm soát theo kiểu ngăn sông, cấm chợ tạo điều kiện dễ dàng cho việc lưu thông hàng hóa trong và ngoài tỉnh.

Trên đây là những mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp về kinh tế của tỉnh đề ra trong giai đoạn (1986 - 1990) nhằm ổn định kinh tế - xã hội, chuẩn bị điều kiện cho việc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở chặng đường tiếp theo.

- Qua 5 năm thực hiện nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ IV, đến năm 1990 tình hình kinh tế Bến Tre đã đạt được những thành tựu đáng kể:

+ Về thực hiện ba chương trình kinh tế đạt kết quả khá cao. Trước hết là sản xuất lương thực - thực phẩm đã có bước phát triển cả trong sản xuất và lưu thông theo hướng sản xuất hàng hóa.

Với việc thực hiện khoán 10 trong nông nghiệp, giải quyết tình hình tranh chấp đất đai, khoán đất cho hộ nông dân; đồng thời tính chủ động về phân bón, thuốc trừ sâu, tăng cường đầu tư cho thủy lợi... đã làm cho tổng sản lượng lúa 5 năm (1986 - 1990) đạt 1.750.000 tấn, đáp ứng đủ ăn cho nhân dân và có phần dự trữ, đây là một thắng lợi lớn.

Kinh tế vườn cũng mang lại hiệu quả rõ rệt. Ngoài cây dừa, cây mía, nhân dân mạnh dạn phá bỏ vườn tạp, chuyển sang trồng cam, nhãn, chôm chôm, chanh... tạo thêm mặt hàng nông sản mới cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Về chăn nuôi tiếp tục duy trì và có phát triển, chủ yếu là dân nuôi. Tổng đàn heo tuy không đạt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội IV đề ra, nhưng có tăng so với 1986 (151.000 con, 17.000 tấn thịt năm 1986, lên gần 160.000 con, 17.700 tấn thịt năm 1990). Riêng gia cầm, nhất là vịt đàn, vịt đẻ phát triển mạnh.

Lĩnh vực thủy sản phát triển mạnh, nhất là phong trào nuôi tôm, từ nuôi quản canh, đang từng bước chuyển sang nuôi bán công nghiệp. Diện tích mặt nước nuôi tôm từ 4.000 ha (1986) lên gần 30.000 ha (1990) và sản lượng tôm từ 7.000 tấn (1986) lên 11.000 tấn (1990). Năm 1990, sản lượng tôm từ khai thác đánh bắt và nuôi đạt khoảng 51.000 tấn. Mặc dù kinh tế thủy sản có sự tăng trưởng đáng kể, nhưng so với tiềm năng thì sự phát triển ngành này vẫn còn hạn chế, vì nhà nước và nhân dân trong giai đoạn này đều thiếu vốn để đầu tư.

Kế đến là sản xuất hàng tiêu dùng cũng có sự phát triển. Các ngành

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)