Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 99 - 103)

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, thị trường là nhân tố cực kỳ quan trọng, quyết định đến quy mô sản xuất, kinh doanh, thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bởi vì khi trình độ sản xuất phát triển, năng suất tăng, tạo lượng sản phẩm dồi dào, phong phú. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp phải giải quyết là tiêu thụ sản phẩm ở đâu? Số lượng bao nhiêu? Giá cả như thế nào?… Để giải bài toán này, nhất thiết phải tìm được thị trường ổn định.

- Thực tiễn cho thấy, thị trường là nhân tố tác động thường xuyên, mạnh mẽ; đồng thời là nỗi lo lớn nhất của người nông dân và các chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực ở tỉnh Bến Tre. Do đó, tìm kiếm, mở rộng và ổn định thị trường là một trong những giải pháp cơ bản để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà.

- Xét về phạm vi, đối tác, thị trường ở địa phương Bến Tre có 3 dạng: thị trường trong tỉnh, thị trường ngoài tỉnh và thị trường nước ngoài.

+ Về thị trường trong tỉnh ít biến động giá cả ổn định; kể cả địa bàn nông thôn vùng sâu, vùng xa, tuy vắng bóng thương nghiệp quốc doanh, nhưng được bổ sung bởi các thương nhân, những người buôn bán lẻ ngày càng tăng, dẫn đến giá cả hàng hóa ổn định, phục vụ đầy đủ phong phú cho người tiêu dùng ở địa bàn nông thôn.

Vấn đề đặt ra ở thị trường nông thôn là giải quyết đầu ra, tiêu thụ hết nông sản của nông dân, nhất là bước vào mùa vụ thu hoạch giá nông sản quá thấp, như giá trái cây, mía, thủy sản... đều bị rớt giá.

Vậy giải pháp nào để có thể tiêu thụ nông sản cho nhân dân với giá hợp lý? Có 3 giải pháp:

 Một là, phải có kế hoạch, chuẩn bị lượng vốn đủ sức thu mua, tìm kiếm mở rộng thị trường ngoài tỉnh, nước ngoài.

 Hai là, tăng số lượng và công suất nhà máy chế biến, nhằm tiêu thụ

nhiều nguyên liệu nông sản.

Ba là, cần thông tin, giáo dục, hướng dẫn nhân dân chuyển đổi cây

trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - công nghệ tạo ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước.

+ Đối với thị trường trong nước, tỉnh Bến Tre có nhiều đối tác quan trọng như: thị trường các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ, khu vực trọng điểm kinh tế phía nam: Thành phố Hồ Chí

Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, thị trường Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung, thị trường các tỉnh phía Bắc… Những khu vực này vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, vừa là đối tác đầu tư và cung cấp những hàng hóa mà tỉnh Bến Tre có nhu cầu nhưng chưa tự sản xuất được.

Hiện nay, quá trình giao lưu kinh tế giữa tỉnh Bến Tre với các thị trường nói trên đang có hướng mở rộng, nhưng chưa toàn diện, chưa khai thác hết thế mạnh của nhau. Do đó, để có thị trường ngày càng mở rộng, lãnh đạo tỉnh Bến Tre phải chọn cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt tham gia công tác tiếp thị, đầu tư thích đáng cho công tác này, chủ động liên doanh, liên kết và tổ chức thực hiện tốt các hợp đồng kinh tế đã ký kết với các địa phương bạn.

+ Về thị trường nước ngoài, có vị trí rất quan trọng trong việc mở rộng, phát triển sản xuất, thu ngoại tệ cho tỉnh. Thị trường xuất khẩu là thị trường tiềm năng rộng lớn, là nhân tố “cú cánh” cho sản xuất tiếp tục phát triển một khi thị trường trong nước bão hòa.

Hiện nay và trong tương lai tỉnh Bến Tre có thể mở rộng buôn bán với các nước và khu vực như: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Lào, Anh, Nga, Mỹ, thị trường các nước ASEAN…

Thời gian qua, số lượng sản phẩm của Bến Tre vào thị trường các nước có mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung tổng giá trị xuất khẩu tăng liên tục: năm 2001 là 39.998.000 USD, năm 2002 là 52.080.000USD và năm 2003 đạt 55.204.000 USD. Tuy vậy, so với mục tiêu xuất khẩu của tỉnh đề ra là: kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001 đến năm 2005 phải đạt trên 500.000.000 USD, tốc độ tăng bình quân 40%/năm, thì đòi hỏi các ngành kinh tế của tỉnh phải phấn đấu cao, nhất là phải tìm ra giải pháp để thực hiện mục tiêu trên.

Giải pháp có tính quyết định cho đẩy mạnh việc xuất khẩu là “Thị trường”, phải có thông tin, biết nhu cầu của thị trường những nước mà tỉnh hướng đến để xuất khẩu. Trước đây, thường tổ chức sản xuất trước hoặc vừa

sản xuất vừa tìm thị trường để xuất khẩu. Nhưng ngày nay, trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt, phải có thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thì nhân tố quyết định xuất khẩu là thị trường bên ngoài. Khi có thị trường bên ngoài, biết được nhu cầu của đối tác về số lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm cần nhập, sau đó ta mới so sánh, cân đối khả năng của mình, rồi mới tổ chức sản xuất theo những thỏa thuận với các đối tác. Cách đi này là phải bám sát thực tiễn và tránh được sự bất cập giữa nhu cầu xuất của ta và nhu cầu nhập của bạn.

Vấn đề quan trọng tiếp đến phải giải quyết là tìm thị trường nước ngoài bằng giải pháp nào? Giải pháp nhanh nhất và có hiệu quả nhất là thông qua con đường ngoại giao, nhờ các tham tán kinh tế của các Đại sứ Việt Nam ở các nước có nhu cầu xuất, nhập khẩu, qua đó ta thuê các chuyên gia tiếp thị, các cơ quan tư vấn thông tin của nước sở tại để nắm các nhu cầu về số lượng, chủng loại, mẫu mã... của sản phẩm mà họ muốn nhập khẩu. Cách làm này rất phù hợp với thực tế khi tỉnh chưa có đội ngũ tiếp thị quốc tế và hơn nữa chuyên gia các nước sở tại họ sẽ hiểu họ nhiều hơn ta.

Khi có thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh có nhiệm vụ:  Cung cấp thông tin.

 Tư vấn pháp lý kinh doanh xuất nhập khẩu.

 Tổ chức cho doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm.  Tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm mới.  Tổ chức hội thảo, đào tạo về tiếp thị, xuất khẩu.  Tổ chức đoàn ra, đoàn vào, nghiên cứu thị trường.

 Thành lập gian hàng trưng bày và giới thiệu sản phẩm theo yêu cầu khách hàng.

- Để mở rộng, giữ vững thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu các nhà sản xuất, các doanh nghiệp chế biến phải ứng dụng khoa học - công nghệ tạo ra hàng xuất khẩu với chất lượng cao, giá cả hợp lý.

Tóm lại, thị trường là nhân tố quyết định quy mô sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trên đây là một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng và giữ vững thị trường.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh bến tre luận văn ths kinh tế 60 31 (Trang 99 - 103)