2000
2.2.2.1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh từ 1991 - 1995
- Từ năm 1991 - 1995, là giai đoạn quán triệt, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII. Đại hội chỉ rõ phương hướng cơ bản về kinh tế là phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của Chủ nghĩa Xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
Quán triệt và vận dụng Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VII, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ V (vòng 2) đã đề ra nhiệm vụ kinh tế chủ yếu của tỉnh trong 5 năm (1991 - 1995) như sau: tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp - thương mại - dịch vụ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tập trung khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh kinh tế vườn, kinh tế biển của tỉnh. Cụ thể:
- Về nông nghiệp, đây là mặt trận hàng đầu, cần phát triển toàn diện cả chiều rộng lẫn chiều sâu theo hướng sản xuất nông sản hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm, nguyên liệu chế biến hàng xuất khẩu. Việc phát triển nông nghiệp phải đi đôi với các biện pháp chủ yếu: tiếp tục hoàn thiện hệ thồng thủy lợi, cung ứng đủ phân bón và thuốc trừ sâu đến tay người sản xuất; đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng, chú trọng việc chọn, nhân và phổ biến rộng các giống mới có năng suất cao; tăng cường công tác khuyến nông để tăng năng suất và sản lượng. Phấn đấu đến năm 1995, đạt sản lượng lương thực 460.000 tấn, tăng 57% so với năm 1990; cần có chính sách đầu tư để hình thành các vùng chuyên nuôi và đánh bắt hải sản ở 3 huyện biển, vùng
cây ăn quả (Chợ Lách); vùng lúa, dừa, mía (Mỏ Cày, Giồng Trôm, Châu Thành).
Phấn đấu đến năm 1995, có diện tích dừa ổn định là 28.000ha cho sản lượng 170 triệu trái; diện tích mía từ 9.000 đến 10.000 ha với 620.000 - 650.000 tấn mía cây; đưa đàn heo đến năm 1995 đạt 200.000 con tăng các loại gia súc, gia cầm trong các thành phần kinh tế.
Bằng nhiều biện pháp tổng hợp đẩy mạnh nuôi trồng đánh bắt và chế biến thủy sản, đến năm 1995, đưa diện tích nuôi chuyên canh lên 18.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 16.000 đến 18.000 tấn tôm, cá; đánh bắt khoảng 45.000 đến 50.000 tấn tôm cá.
Tiếp tục giao đất, giao rừng cho nhân dân kết hợp kinh doanh lâm nghiệp với thủy sản và quản lý khai thác tốt đất bãi bồi ven biển.
- Đối với công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp .
Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực này, nhằm tận dụng lao động, tay nghề và máy móc thiết bị hiện có tại địa phương, tạo ra nhiều hàng hóa cho tiêu dùng và xuất khẩu. Thông qua hoạt động của các thành phần kinh tế, thực hiện liên kết, liên doanh, hợp tác để xây dựng các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và vừa với thiết bị hiện đại. Các cơ sở công nghiệp quốc doanh, bằng việc vay vốn và sử dụng vốn tự có để đổi mới thiết bị, trang bị lại dây chuyền sản xuất; 5 năm tới, cần tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến từ trái dừa, thủy sản, mía đường, dược phẩm. Chú trọng đầu tư đúng mức, có trọng điểm để phát triển công nghiệp điện và cơ khí để phục vụ công nghiệp chế biến và nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 1995, đạt giá trị sản lượng công nghiệp là 365 tỷ đồng (giá cố định năm 1989), tăng 55% so với năm 1990.
Tiếp tục tìm thị trường để mở rộng sản xuất, chú trọng hiệu quả của kinh tế đối ngoại, tìm thị trường ở nước ngoài ổn định. Phải củng cố thương nghiệp và dịch vụ quốc doanh theo hướng phát triển mạnh về chất lượng và hiệu quả hoạt động. Tổ chức tốt mạng lưới bán buôn những mặt hàng chủ yếu và một phần bán lẻ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Chuẩn bị các đề án hợp tác liên kết liên doanh với Thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh và nước ngoài nhằm thu hút vốn, công nghệ. Phấn đấu tổng giá trị xuất khẩu 1991 - 1995 là 105 triệu USD, tăng 64% so với thời kỳ 1986 - 1990. Tổng giá trị nhập khẩu khoảng 70 triệu USD, tăng gấp đôi thời kỳ 1986 - 1990.
Mở rộng các loại hình dịch vụ kiều hối, thông tin, bưu điện, điện tử, du lịch trong và ngoài nước.
Qua 5 năm (1991 - 1995), Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bến Tre phấn đấu thực hiện nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ V, đã thu được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực, riêng lĩnh vực kinh tế có tiến bộ rõ rệt: tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng bình quân mỗi năm là 6,4%, năm 1995 đạt 7,81%; GDP bình quân đầu người từ 101,8 USD năm 1991, tăng lên 187,8 USD năm 1994. Cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch nhất định. Trong đó:
- Nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 5,8%; giá trị lĩnh vực này liên tục tăng: năm 1991 là 1.727.423 triệu đồng, năm 1992 là 1.718.313 triệu đồng, năm 1993 là 1.844.396 triệu đồng, năm 1994 là 1.909.622 triệu đồng, năm 1995 lên đến 2.070.867 triệu đồng. Cây lúa tuy diện tích có giảm (1991 là 107.820 ha, năm 1995 còn 94.142 ha), nhưng vẫn đảm bảo sản lượng hàng năm là 343.000 tấn, đáp ứng được tiêu dùng trong tỉnh. Đáng chú ý là năng suất cây lương thực có hạt tăng qua từng năm (1991 là 33 tạ/ha, đến 1995 là 34,18 tạ/ha) tương tự cây dừa diện tích cũng giảm từ 40.168 ha (1991) xuống còn 31.919 ha (1995), nhưng sản lượng tăng vượt bậc: năm 1991 là 142,26
triệu trái, năm 1995 lên đến 208,98 triệu trái. Riêng cây mía có phát triển so với trước, diện tích mía tập trung trên 15.000ha tăng 6.300ha so với năm 1990, sản lượng đạt khoảng 900.000 tấn (1995). Đối với cây ăn quả có sự tăng cao cả diện tích lẫn sản lượng, diện tích cây ăn quả 1991 là 14.175 ha đến năm 1995 lân 24.846 ha tương ứng sản lượng từ 51.491 tấn lên 265.681 tấn.
Qua số liệu về cây trồng cho thấy có sự chuyển dịch: cây dừa, cây công nghiệp hàng năm, cây lúa có xu hướng giảm mạnh, trong khi đó ăn trái lại tăng lên đáng kể; sự tăng giảm này do tác động chủ yếu là giá cả thị trường, gắn với sản xuất hàng hóa.
Về mặt chăn nuôi tiếp tục phát triển, giá trị sản phẩm chăn nuôi chiếm khoảng 23,8% trong giá trị nông nghiệp. Trong lĩnh vực này cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm lượng trâu, bò, tăng đàn heo, dê và ổn định sản lượng gia cầm. Cụ thể như sau:
Bảng 1
Đơn vị tính: con
Năm Trâu Bò Lợn Dê Gà Vịt
1991 15.594 29.989 181.781 6.416 1.817.169 1.303.855 1995 11.501 29.189 232.119 8.279 1.794.736 1.346.975
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bên Tre 1999.
Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản phát triển mạnh. Diện tích nuôi đến năm 1995 đạt 24.730 ha, tăng 4000ha so với năm 1990. Việc đánh bắt hải sản tăng về số lượng tàu thuyền, công suất máy móc và sản lượng thủy sản đánh bắt. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 6,7 triệu USD năm 1990 lên 11,8 triệu USD năm 1994, chiếm 51,3% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Sản lượng tôm, cá đánh bắt và nuôi trồng năm 1995 đạt 109.000 tấn.
- Khu vực công nghiệp, đã vượt qua được khó khăn của bước đầu chuyển sang kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp (trong đó có 47,6% doanh nghiệp nhà nước) sau khi được sắp xếp lại đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, thực hiện liên doanh, liên kết, đổi mới phương thức kinh doanh nên làm ăn có lãi và đạt được tốc độ tăng trưởng khá (từ 8,5 - 31,6%) ở các ngành: tôm đông lạnh, dầu dừa, đường cát, thuốc lá, chỉ xơ dừa, than thiêu kết, dược phẩm...
Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng của tỉnh liên tục tăng (theo giá năm1994), năm 1991 đạt 260.588 triệu đồng, năm 1992: 273.658 triệu đồng, năm 1993 là 297.556 triệu đồng, năm 1994 là 340.252 triệu đồng và năm 1995 là 359.794 triệu đồng.
Cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản trong GDP của tỉnh khoảng 12% (1995). Trong đó công nghiệp chế biến nông - thủy sản chiếm trên 80% giá trị.
Qua quá trình chuyển đổi, sắp xếp lại, hoạt động công nghiệp đi dần vào ổn định, có sự tăng trưởng khá hơn trước. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến còn rất yếu, nên chưa khai thác chế biến nông sản thực phẩm, tạo ra sản phẩm có giá trị cao cho tiêu dùng và xuất khẩu.
- Về thương mại, dịch vụ.
Cơ chế kế hoạch hóa tập trung tồn tại khá lâu dài ở Bến Tre nói riêng, cả nước nói chung, sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa chỉ là hình thức, thị trường và các quan hệ thị trường, các quan hệ hàng hóa - tiền tệ không được coi trọng, thậm chí bị kỳ thị. Các quan hệ cung cầu hình thành áp đặt và nhiều trường hợp mang tính giả tạo, Việc khan hiếm hàng hóa đã gây nên tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, hạn chế việc giao lưu trao đổi hàng hóa. Các qua hệ kinh tế đối ngoại bó hẹp trong thị trường các nước xã hội chủ nghĩa và mang tính “hữu nghị”.
Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, hệ thống thương mại, dịch vụ dần dần được đặt đúng vào vị trí mà nó cần phải có. Sự vận động của hệ thống thương mại, dịch vụ trong sự vận động của toàn bộ nền kinh tế tỉnh Bến Tre được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây:
+ Thứ nhất, thương mại, dịch vụ có sự phát triển mạnh mẽ, tỷ trọng
GDP không ngừng gia tăng: năm 1991 đạt 420.159 triệu đồng, năm 1992 là 446.614 triệu đồng, tiếp đến năm 1993 đạt 488.053 triệu đồng, năm 1994 là 531.097 triệu đồng và năm 1995 tăng lên 587.347 triệu đồng (giá so sánh năm 1994). Thương nghiệp quốc doanh có giữ được tỷ trọng trong bán buôn và chi phối bán lẻ ở một số vật tư, hàng hóa thiết yếu (năm 1995 có 335 đại lý bán lẻ). Tổng mức lưu chuyển hàng hóa tăng bình quân năm 7,35%. Các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ thương mại, du lịch tăng khá nhanh, và có bước tiến về xây dựng cơ sở vật chất. Hoạt động du lịch bước đầu khai thác được một số lợi thế về sinh thái tự nhiên, về các di tích đặc thù của tỉnh.
+ Thứ hai, Từng bước hình thành thị trường thống nhất, tình trạng
“ngăn sông cấm chợ” cản trở lưu thông hàng hóa giữa các địa phương đã được xóa bỏ. Các kênh lưu thông hàng hóa nối liền giữa sản xuất với sản xuất, sản xuất với tiêu dùng được thông suốt. Nhờ đó sự điều tiết hàng hóa giữa các vùng, địa phương được thực hiện điều hòa được cung cầu, khắc phục sự đột biến về giá cả.
Sự phát triển của thị trường hàng hóa, thương mại và dịch vụ đã làm sống động các hoạt động giao lưu trao đổi, mua bán hàng hóa. Đồng thời, với chính sách mở cửa, trên thị trường còn có cả hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài làm cho hàng hóa càng phong phú, đa dạng. Điều này, một mặt, mở rộng tự do lựa chọn của người tiêu dùng; mặt khác, tạo nên sức ép khách quan
buộc các doanh nghiệp sản xuất nội địa phải cạnh tranh để đứng vững và phát triển.
+ Thứ ba, cơ cấu hoạt động thương mại, dịch vụ chuyển dịch phù hợp
với chủ trương nền kinh tế mở, các quan hệ thương mại quốc tế ngày càng mở rộng. Biểu hiện như:
Kim ngạch xuất khẩu hàng năm (1992 - 1995) tăng 13,4%; ước tính trong 5 năm (1991 - 1995), kim ngạch xuất khẩu đạt 96,263 triệu USD, chiếm 11% GDP trong tỉnh. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu đã có mặt hàng chủ lực, tỷ lệ hàng hóa huy động tại chỗ càng tăng.
Trong 5 năm có 3 dự án đầu tư nước ngoài (chế biến dừa và phụ phẩm dừa) được cấp giấy phép, với số vốn đầu tư 5,3 triệu USD. Ngoài ra còn có liên doanh với các ngành Trung ương và tỉnh bạn đạt 23 tỷ 130 triệu đồng, gồm các liên doanh may mặc xuất khẩu, nuôi trồng và chế biến thủy sản…
Những tiến bộ đạt được trong thời gian qua là rất quan trọng, trong đó có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của tỉnh, cụ thể xem xét qua biểu sau: Tổng sản phẩm trên địa bàn Bến Tre, phân theo khu vực kinh tế (giá so sánh 1994).
Bảng 2
Đơn vị: Triệu đồng
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre 1999.
Qua số liệu trên cho thấy GDP của tỉnh có tăng khá 1.25 lần, từ 2.408.170 triệu đồng (1991) lên 3.018.008 triệu đồng (1995). Cơ cấu kinh tế
Năm Tổng số
Nông lâm ngư nghiệp
Công nghiệp và
xây dựng Dịch vụ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1991 2.408.170 1.727.423 71% 260.588 11% 420.159 18% 1995 3.018.008 2.070.867 68% 359.794 12% 587.347 20%
ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đồng thời giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Tuy nhiên, tốc độ chuyển dịch còn chậm, qua 5 năm tỷ trọng nông nghiệp chỉ giảm từ 71% xuống 68%, còn tỷ trọng công nghiệp tăng không đáng kể từ 11% lên 12%; tương tự dịch vụ từ 18% lên 20%. Do đó, cần có những phương hướng và giải pháp mang tính khả thi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn trong giai đoạn tiếp theo.
2.2.2.2. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Bến Tre từ năm 1996 đến 2000
- Đến năm 1996, nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và bước vào thời kỳ phát triển mới: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như đại hội Đảng lần thứ VIII có nhận định: “...Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm , tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [8, tr.12].
Yêu cầu của giai đoạn này là phải tăng cao GDP, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và đạt hiệu quả. Cho nên trong mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội (1996 - 2000); Đại hội Đảng lần thứ VIII còn chỉ rõ: “Trong 5 năm tới, chúng ta tập trung sức cho phát triển, đạt tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm từ 9 - 10%; đến năm 2000 GDP bình quân đầu người gấp đôi năm 1990. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân từ 14 - 15%/năm, nông nghiệp 4.5 - 5%, dịch vụ 12 - 13% và trong chỉ đạo thực hiện phải tranh thủ mọi khả năng mới, phấn đấu đạt cao hơn [8, tr.34].
Xuất phát từ thực tế của địa phương và quán triệt nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ VI xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh giai đoạn 1996 - 2000 như sau:
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 8 - 8.5%, GDP đầu người khoảng 280 - 300 USD vào năm 2000. Bình quân mỗi năm sản xuất nông nghiệp tăng 5%, công nghiệp - xây dựng 15%, dịch vụ 11.66%; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 15 - 20%/GDP.
- Về nông nghiệp: hướng tới phát triển nền nông nghiệp toàn diện, từ 1996 - 2000 cần ứng dụng công nghệ sinh học, thay đổi giống mới có hiệu quả kinh tế cao vào cây trồng và vật nuôi. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng