Môi trường nuôi cấy đơn bào H meleagridis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 28)

Drbohlav J. J. (1924) [39] - người đầu tiên chế tạo thành công môi trường nuôi cấy đơn bào H. meleagridis cho biết, môi trường nuôi cấy H. meleagridis có pH = 7,2 - 7,8, bao gồm: lòng trắng trứng, máu và peptone.

Bishop A. (1938) [23] đã thu thập các đơn bào H. meleagridis từ các tổn thương ở gan của gà mắc bệnh nặng, nuôi cấy trong môi trường huyết thanh ngựa pha với bột gạo theo tỷ lệ 1: 8, đặt ống nghiệm thẳng đứng, cũng thu được kết quả tốt.

DeVolt H. M. (1943) [37] cũng nuôi cấy thành công đơn bào H. meleagridis

trong môi trường đơn giản và dễ chuẩn bị (pH = 9). Môi trường nuôi cấy bao gồm: dung dịch Locke (dung dịch đẳng trương với huyết tương có chứa clorua natri, kali, canxi, natri bicarbonate và dextrose, được sử dụng tương tự như nước muối sinh lý) với 2 % huyết thanh gà tây, 2 % NaOH, hấp tiệt trùng ở 120oCtrong 20 phút. Trước khi nuôi cấy, mỗi ống nghiệm cho thêm một ít tinh bột gạo đã được vô trùng.

Dwyer D. M. (1970) [42] đã nghiên cứu và chế tạo thành công môi trường nuôi cấy gồm 85 – 95 %, M 199, 5 - 10 % huyết thanh ngựa, 5 % chiết xuất phôi thai gà, và 1 % bột gạo.

Môi trường nuôi cấy của Dwyer đã được Mc Dougald L. R. và Galloway R. B. (1973) [96] cải tiến, môi trường mới gồm 85 % M199, 5 % chiết xuất từ phôi gà và 10 % huyết thanh ngựa, pH = 7,8.

Sau Dwyer, có rất nhiều nhà khoa học khác cũng nghiên cứu, chế tạo môi trường nuôi cấy đơn bào H. meleagridis. Nhưng môi trường nuôi cấy của Dwyer và môi trường cải tiến là các môi trường cho kết quả nuôi cấy tốt nhất. Trong các môi trường này, H. meleagridis tăng trưởng nhanh chóng và đạt số lượng cao nhất trong 1 - 5 ngày. Sau 5 ngày, số lượng đơn bào H. meleagridis trong môi trường có xu hướng giảm dần, do chất dinh dưỡng của môi trường giảm và chất thải trong quá trình sống của đơn bào tăng.

Van der Heijden H. M. và cs. (2005) [126] đã nghiên cứu ảnh hưởng của kích thước và khối lượng bột gạo tới sự tăng trưởng của H. meleagridis trong môi trường Dwyer. Kết quả, số lượng đơn bào giảm khi kích thước bột gạo trong môi trường nuôi cấy lớn hơn 250 µm.Tăng lượng bột gạo từ 10 mg lên 12 mg trong 12,5 ml môi trường nuôi cấy, làm cho số lượng đơn bào tăng gấp 10 lần và đạt nồng độ cao nhất (107 H. meleagridis/ ml môi trường). Tuy nhiên, số lượng đơn bàokhông đổi khi tiếp tục tăng lượng bột gạo từ 10 mg lên 50 mg, 100 mg trong 12,5 ml môi trường.

Theo Hauck R. và cs. (2010) [58], đơn bào H. meleagridis sẽ tăng trưởng tối ưu nếu môi trường nuôi cấy có độ axit nhẹ và được duy trì trong điều kiện yếm khí. Hess M. và cs. (2006) [64] đã chế tạo thành công môi trường nuôi cấy cho giai đoạn sinh sản vô tính của Histomonas meleagridis, Tetratrichomonas ganillarum và Blastocystis spp. Nhờ đó, một trong các sinh vật này sau khi tách từ hỗn hợp vi sinh trong manh tràng của gà bệnh sẽ được nhân giống và duy trì trong ống nghiệm. Như vậy, việc chế tạo thành công môi trường nuôi cấy cho giai đoạn sinh sản vô tính của các đơn bào sẽ hữu ích để phục vụ các nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về cấu trúc cũng như bệnh do chúng gây ra.

Van der Heijden H. M. và và Landman W. J. (2007) [127] cho biết, khi cấy chuyển đơn bào H. meleagridis từ môi trường Dwyer nguyên thủy hoặc cấy chuyển H. meleagridis lưu trữ trong nitơ lỏng sang môi trường Dwyer đã cải tiến (giảm lượng bột gạo xuống còn 0,8%, không có chiết xuất phôi thai gà 8 - 10 ngày tuổi). Trong môi trường mới này, đơn bào vẫn phát triển và số lượng tăng gấp 3 - 10 lần so với trước khi cấy chuyển.

Theo Hauck R. và cs. (2010) [58], H. meleagridis phát triển nhanh chóng trong môi trường nuôi cấy của Dwyer, bao gồm: M 199, chiết xuất phôi gà, huyết thanh và bột gạo. Số lượng đơn bào tăng và đạt khoảng 5 x 105H. meleagridis / 1ml trong 3 - 4 ngày nuôi cấy. Ngược lại, H. meleagridis phát triển chậm hơn trong các môi trường: L-15, MEM, hoặc RPMI. Tác giả cho rằng, H. meleagridis phát triển chậm trong các môi trường trên là do độ pH và nồng độ oxy của các môi trường không phù hợp (PH = 4, nồng độ oxy cao). Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho biết, điều kiện yếm khí và độ pH gần trung tính là tốt nhất cho sự tăng trưởng của đơn bào H. meleagridis .

Gerhold R. W. và cs. (2010) [45] cho rằng, thời gian bảo quản và vận chuyển mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng lớn tới kết quả nuôi cấy đơn bào H. meleagridis trong ống nghiệm. Tác giả đã lấy manh tràng của gà bị Histomonosis bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ và 24 giờ. Sau đó, lấy 0,5 gam chất chứa manh tràng cấy vào môi trường Dwyers trong ống nghiệm. Đặt các ống nghiệm trong tủ ấm 400

C, hàng ngày kiểm tra sự tăng trưởng của H. meleagridis bằng cách đếm số lượng đơn bào dưới kính hiển vi quang học. Kết quả thấy, H. meleagridis tăng trưởng tốt từ những mẫu manh tràng bảo quản ở nhiệt độ phòng 2 giờ. Ngược lại, H. meleagridis không tăng trưởng ở những mẫu manh tràng bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ. Như vậy, mẫu bệnh phẩm để nuôi cấy đơn bào nên thu thập, bảo quản ở nhiệt độ ấm áp và vận chuyển nhanh về phòng thí nghiệm trước 24 giờ, nếu không phải bảo quản ở nhiệt độ 18 – 20oC.

Theo Zaragatzki E. và cs. (2010) [139], H. meleagridis phát triển tốt nhất ở 400C trong môi trường nuôi cấy gồm M 199, huyết thanh bê và tinh bột gạo, pH = 7,8. Nuôi cấy trong điều kiện này, H. meleagridis (giai đoạn amoebic) có đường kính 8 - 12 µm. Ngược lại, H. meleagridis không phát triển hoặc phát triển chậm khi các điều kiện của môi trường nuôi cấy bị thay đổi: giảm nhiệt độ, thiếu hoặc không bổ sung huyết thanh bê và tinh bột gạo, thay đổi độ thẩm thấu, độ pH … Trong những điều kiện này, H. meleagridis có kích thước nhỏ, giai đoạn amoebic chỉ có đường kính 4 - 7 µm.

Ganas P. và cs. (2012) [44] cho biết, một số loài vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhimurium và Pseudomonas aeruginosa có ảnh hưởng tới sự phát triển của đơn bào H. meleagridis, đặc biệt là quá trình chuyển hóa năng lượng. Trong các vi khuẩn đó thì vi khuẩn Escherichia coli có vai trò tích cực nhất, nó được xem là nguồn cung cấp thức ăn cho H. meleagridis.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 25 - 28)