Biến đổi máu của gia cầm nhiễm đơn bào H meleagridis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 38)

Venkataratnam A. và Clarkson M. J. (1963) [133] đã nghiên cứu ảnh hưởng của

Histomonosis tới các tế bào máu của gà 6 tuần tuổi. Kết quả cho thấy, số lượng bạch cầu trong máu tăng ngay sau khi nhiễm bệnh một ngày và đạt tối đa 70.000/ mm3

máu sau khi nhiễm 10 ngày. Sự gia tăng bạch cầu bao gồm cả bạch cầu đơn nhân và bạch cầu ái toan. Số lượng bạch cầu trở về mức bình thường ở ngày thứ 21 sau khi nhiễm bệnh.

Mc Dougald L. R. và Hansen M. F. (1970) [95] đã xác định tác động của

Histomonosis trên một số enzym huyết tương của gà và gà tây. Các tác giả cho biết hàm lượng glutamicoxalacetic transaminase (GOT) và lactic dehydrogenase (LDH) tăng đáng kể và duy trì trong 9 - 12 ngày sau khi gà nhiễm bệnh. Ở ngày thứ 9 sau gây nhiễm, tác giả nhận thấy: hàm lượng GOT tăng trên mức bình thường khi có tổn thương ở gan và giảm dưới mức bình nếu chỉ có tổn thương ở manh tràng mà không có tổn thương ở gan. Enzyme holinesterase giảm dần cũng chứng tỏ chức năng gan suy giảm, mặc dù các tổn thương lớn về gan không rõ ràng. Hàm lượng glutamic pyruvic transaminase (GPT) không thay đổi trong mọi trường hợp. Enzyme GPT rất ít hoạt động trong gan hoặc các mô khác, chứng tỏ GPT không phải là một chất xúc tác có vai trò quan trọng đối với các loài chim. Ở những gà tây nhiễm bệnh, nếu chỉ có tổn thương manh tràng thì hàm lượng glutamic dehydrogenase (GLDH), malic dehydrogenase (MDH) và amylase giảm; nếu tổn thương ở gan thì MDH và LDH tăng.

Al-Khateeb G. H., Hansen M. F. (1973) [17] cho biết, ở gà tây mắc bệnh, nồng độ albumin trong máu giảm và γ - globulin tăng. Sự giảm albumin là do tình trạng viêm cấp tính niêm mạc manh tràng, hàm lượng γ - globulin tăng trong máu có liên quan đến trạng thái đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Schildknecht E. G. và Squibb R. L. (1979) [112] cho biết, nồng độ enzym glutamat oxaloacetat transaminase (GOT) và lactate dehydrogenase (LDH) trong

huyết tương của gà bị Histomonosis tương quan thuận với tổn thương đại thể và mức độ tiến triển của bệnh.

Theo Chadwick A. và cs. (1980) [30], ở gà và tây bị bệnh, nồng độ GH (growth hormone) và prolactin trong huyết tương tăng. Sự tăng nồng độ GH tỷ lệ thuận với tình trạng bệnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 37 - 38)