Đặc điểm dịch tễ bệnh do đơn bào Histomonas meleagridi sở gà tại Thá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 80 - 81)

Nguyên và Bắc Giang

3.2.1. Kết quả điều tra thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung cho gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang

Công tác phòng chống dịch bệnh nói chung, bệnh ký sinh trùng nói riêng là hết sức quan trọng, nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh và phát triển của dịch bệnh. Chúng tôi đã khảo sát, phỏng vấn và phát phiếu điều tra các hộ gia đình có quy mô chăn nuôi gà khác nhau tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. Kết quả điều tra được trình bày ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng cho gà ở hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang

Biện pháp sử dụng Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%)

Vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả gà

1080

652 60,37

Định kỳ sát trùng tiêu độc chuồng trại

và khu vực chăn thả gà 327 30,28

Tẩy giun, sán định kỳ cho gà 452 41,85

Sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh 375 34,72

Cả 4 biện pháp trên 263 24,35

Kết quả bảng 3.2 cho thấy: thực trạng áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gà tại một số huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang còn chưa tốt. Tỷ lệ hộ gia đình áp dụng các biện pháp vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả gà chiếm 60,37%, tỷ lệ hộ chăn nuôi thực hiện định kỳ sát trùng chuồng trại và khu vực chăn thả gà chỉ đạt 30,28%. Số hộ tẩy giun, sán định kỳ cho gà

chiếm 41,85%; số hộ sử dụng vắc xin và thuốc phòng bệnh cho gà chỉ chiếm 34,72%. Số hộ thực hiện đồng bộ cả 4 phương pháp phòng bệnh cho gà chiếm tỷ lệ thấp (24,35%).

Kết quả trên cho thấy, người chăn nuôi trên địa bàn 2 tỉnh chưa thấy hết được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, chưa thực hiện kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học. Nguyên nhân là do có nhiều hộ chăn nuôi gà theo phương thức nhỏ lẻ, tận dụng, mức độ đầu tư còn ít. Qua khảo sát tại cơ sở, chúng tôi thấy môi trường chăn nuôi của nhiều hộ gia đình không đảm bảo vệ sinh thú y: có nhiều cây cối um tùm, nhiều vũng nước lầy bẩn, phân và đệm lót trong khu chăn nuôi không được xử lý, sân vườn không được sát trùng, tiêu độc, không khơi thông cống rãnh… Tình trạng chăn nuôi như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh và k ý chủ trung gian truyền bệnh phát triển, gây bệnh của vật nuôi nói chung và gà nói riêng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 80 - 81)