Chẩn đoán bệnh do đơn bào H meleagridis

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 42)

Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán, phát hiện bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh do đơn bào H. meleagridis nói riêng. Cho đến nay, chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng, kỹ thuật nuôi cấy, xét nghiệm phân để xác định hình thái đơn bào bằng kính hiển vi quang học, mổ khám kiểm tra bệnh tích vẫn là những phương pháp thường quy đang được ứng dụng rộng rãi.

- Chẩn đoán lâm sàng

Mc Dougald L. R. (2005) [98] cho biết, hiện nay, ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối với gà còn sống chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh: xù lông, sốt cao 43 - 44oC, ăn ít hoặc bỏ ăn, lười vận động, đứng run rẩy, mắt nhắm nghiền và thường dấu đầu dưới cánh, da vùng đầu xạm màu, tiêu chảy phân màu vàng lưu huỳnh... Trong đó, triệu chứng điển hình nhất là gà tiêu chảy, phân màu vàng lưu huỳnh, da vùng đầu xanh xám, thậm chí xanh đen.

- Mổ khám gà ốm hoặc chết để kiểm tra bệnh tích.

+ Bệnh tích đại thể

Mổ khám xác chết hoặc con vật sống nghi bệnh, có thể phát hiện những biến đổi bất thường ở các cơ quan, phủ tạng để xét đoán nguyên nhân gây bệnh. Gà bị

Histomonosis có bệnh tích đặc trưng tập trung chủ yếu ở gan và manh tràng: gan sưng to gấp 2 - 3 lần, bề mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá hoa cương, hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc màu trắng hoặc vàng nhạt; manh tràng bị viêm, sưng, thành manh tràng dày, trong manh tràng có kén trắng (Lê Văn Năm, 2010 [1]).

+ Bệnh tích vi thể

Theo Mc Dougald L. R. (2005) [98], đối với gia cầm ốm hoặc chết, ngoài mổ khám kiểm tra bệnh tích đại thể thì việc lấy mẫu các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để kiểm tra mô bệnh học sẽ giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.

Phương pháp nhuộm tiêu bản mô bệnh phẩm thường được áp dụng là nhuộm Hematoxilin - eosin và nhuộm PAS.

- Nuôi cấy đơn bào H. meleagridis

Đơn bào H. meleagridis có thể được nuôi cấy và nhân lên trong môi trường Dwyer cổ điển (Van der Heijden H., 2009 [129]), giúp cho việc quan sát H. meleagridis dễ dàng hơn dưới kính hiển vi.

Tuy được sử dụng phổ biến, song các phương pháp nêu trên đều có hạn chế như: độ nhạy và độ đặc hiệu không cao, thời gian xét nghiệm kéo dài. Trong những năm gần đây, các phương pháp chẩn đoán mới như kỹ thuật ELISA, lai tại chỗ, PCR, hóa mô miễn dịch đã được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh do đơn bào H. meleagridis trên gà, cho kết quả nhanh chóng và chính xác.

- Phƣơng pháp lai tại chỗ

Liebhart D. và cs. (2006) [80] đã phát triển phương pháp lai tại chỗ với một nghiên cứu cụ thể, dựa trên gen 18S rRNA để phát hiện H. meleagridis trong các mẫu mô và phân biệt đơn bào nàyvới các vi sinh vật khác.

Liebhart D. và cs. (2006) [80] đã chẩn đoán Histomonosis ở gà bằng phương pháp lai tại chỗ. Tác giả đã thiết kế 3 đầu dò HM, TR và BL. Trong đó, đầu dò HM chỉ phát hiện được đơn bào H. meleagridis, đầu dò TR phát hiện được các thành viên của Trichomonadidae (Tetratrichomonas ganillarum, Tetratrichomonas ganillarum), đầu dò BL phát hiện được nấm và các nguyên sinh động vật (loại trừ

H. meleagridis, TetratrichomonasganillarumTetratrichomonas ganillarum).

- Phƣơng pháp hóa mô miễn dịch

Hóa mô miễn dịch là phương pháp xác định vị trí kháng nguyên đặc hiệu hiện diện trong mô hoặc tế bào, dựa trên phản ứng miễn dịch (kháng nguyên - kháng thể) kết hợp với hóa chất. Khác với phương pháp mô học truyền thống, hóa mô miễn dịch không quá phụ thuộc vào khả năng phát hiện tế bào nhiễm của người đọc mẫu, bởi vì tín hiệu màu rất rõ và dễ nhận biết. Bên cạnh đó, nhờ thao tác đơn giản, hóa mô miễn dịch là phương pháp có độ nhạy cao, rất ít khi có hiện tượng dương tính giả và âm tính giả.

Với ưu điểm đó, Singh A. và cs. (2008) [115] đã ứng dụng kỹ thuật hóa mô miễn dịch trong chẩn đoán Histomonosis ở gà tây, đồng thời xác định tỷ lệ các cơ quan có đơn bào H. meleagridis ký sinh. Kết quả, phương pháp hóa mô miễn dịch đã phát hiện kháng nguyên H. meleagridis trong 5/5 mẫu manh tràng, gan, lá lách và phổi, 3/ 5 mẫu túi Fabricius, 1/ 2 mẫu tủy xương, 2/ 5 mẫu tim và 1/ 5 mẫu dạ dày tuyến, tuyến tụy và tiểu não của gà tây mắc bệnh. Ngoài ra, phương pháp hóa mô miễn dịch còn phát hiện được sự có mặt của H. meleagridis trong các mạch máu của các cơ quan khác nhau.

- Phƣơng pháp ELISA

Grafl B. và cs. (2011) [50] đã nghiên cứu tình hình nhiễm đơn bào H. meleagridis trên gà mái tơ và gà đẻ nuôi ở Áo. Bằng phương pháp ELISA, tác giả đã xác định 37 % số mẫu máu được kiểm tra dương tính với H. meleagridis.

Van der Heijden H. M. và cs. (2011) [131] đã nghiên cứu tình hình nhiễm

Histomonosis ở gia cầm nuôi tại Hà Lan trên quy mô lớn. Tác giả đã thu thập 3376 mẫu máu của gia cầm nghi mắc bệnh và kiểm tra bằng phương pháp ELISA. Kết quả, có 87 % số mẫu dương tính với H. meleagridis.

Ứng dụng phương pháp ELISA gián tiếp, Van der Heijden H. M. và cs. (2010) [130] đã phát hiện kháng thể trong máu gà và gà tây 2 – 4 tuần sau khi tiêm vắc xin nhược độc phòng Histomonosis .

- Phƣơng pháp PCR

Bleyen N. và cs. (2007) [24] cho biết, hiện nay, chẩn đoán Histomonosis bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Kỹ thuật PCR giúp tìm ra DNA của đơn bào H. meleagridis trong các mẫu mô và phân.

Huber K. và cs. (2005) [70] đã nghiên cứu và thiết kế thành công quy trình PCR khuếch đại một đoạn DNA 209 pb nằm trong vùng 18S rRNA để phát hiện gen của H. meleagridis.

Hafez H. M. và cs. (2005) [53] đã so sánh khả năng phát hiện H. meleagridis của các kỹ thuật PCR đó là: PCR thông thường, PCR lồng (nested PCR) và PCR định lượng (real-time PCR). Kết quả cho thấy, kỹ thuật PCR lồng có độ nhạy cao nhất, tiếp đến là PCR thường, thấp nhất là PCR định lượng. Tuy

nhiên, kỹ thuật PCR định lượng lại có ưu điểm hơn so với PCR thường và PCR lồng, vì nó cho phép định lượng số bản copy DNA khởi đầu của khuôn mẫu với độ chính xác và độ nhạy cao, trên một phạm vi động học lớn.

Bằng phương pháp PCR và lai tại chỗ, Grabensteiner E. và cs. (2006) [48], đã phát hiện thấy DNA của đơn bào H. meleagridis trong 13 cơ quan khác nhau của gà bệnh, bao gồm: dạ dày tuyến, tá tràng, không tràng, manh tràng, tuyến tụy, túi fabricius, gan, lách, thận, tim, phổi, tuyến ức và não.

Grabensteiner E. và cs. (2006) [47] đã phát triển một kỹ thuật PCR cho phép phát hiện DNA của 10 loài động vật nguyên sinh khác nhau, trong đó có DNA của

H. meleagridis. Ngoài ra, kỹ thuật PCR này còn giúp dễ dàng phân biệt H. meleagridis với đơn bào có roi T. ganillarum Blastocystis spp. ký sinh ở gà.

Hauck R. và cs. (2006) [56] đã ứng dụng kỹ thuật PCR để phát hiện DNA của H. meleagridis ở tất cả các cơ quan khác nhau của gà mắc bệnh tự nhiên và gà mắc bệnh do gây nhiễm. Kết quả, đối với gà mắc Histomonosis tự nhiên, thấy DNA của H. meleagridis có mặt ở 100 % các mẫu manh tràng, gan, lách, thận và não. Ngoài ra, DNA của H. meleagridis còn tìm thấy trong 75 % số mẫu túi Fabricius, 50 % số mẫu tá tràng, 40 % số mẫu không tràng. Đối với gà mắc bệnh do gây nhiễm, DNA của H. meleagridis cũng phát hiện được ở 100 % số mẫu manh tràng, gan, phổi và tim, 90 % số mẫu thận, 80 % số mẫu túi Fabricius, 30 % số mẫu lách và 10 % số mẫu não.

Gần đây, Bleyen N. và cs. (2007) [24] đã phát triển kỹ thuật PCR mới với một bộ kiểm soát khuếch đại có thể phát hiện được 20 ký sinh trùng khác nhau trong mẫu gan, manh tràng và 50 ký sinh trùng khác nhau trong mẫu phân gia cầm.

Sử dụng phương pháp PCR, từ năm 2004 đến 2008, Hauck R. và cs. (2010) [59] đã phát hiện được DNA của H. meleagridis trong 108/ 338 mẫu gan, manh tràng và một số khí quan khác thu thập từ gà tây, gà thịt và công nuôi tại Đức, nghi mắc Histomonosis.

Duc Tan Nguyen và cs. (2015) [40] đã nghiên tỷ lệ nhiễm bệnh đầu đen trên 194 gà nuôi ở khu vực miền Nam Việt Nam. Sử dụng phương pháp PCR, tác giả đã xác định, có 25,3% số gà kiểm tra dương tính với đơn bào H. meleagridis.

- Phƣơng pháp LAMP

Gần đây, một phương pháp nhân bản DNA mới đã được phát triển và ứng dụng, đó là phương pháp LAMP. LAMP - tạm gọi là tổng hợp DNA-vòm, là phương pháp tổng hợp DNA bằng 4 cặp mồi đặc hiệu nhận biết 6 vùng khác biệt trên một gen đích từ một nguồn khuôn duy nhất, tạo nên một dạng sản phẩm DNA có cấu trúc vòm (stem-loop structure), hiển thị dưới dạng một hỗn hợp vẩn đục màu trắng, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường để đánh giá kết quả. Phương pháp LAMP cho kết quả chẩn đoán trong khoảng thời gian 1 giờ (trong khi kỹ thuật PCR cho kết quả trong vòng 2 - 3 giờ).

Với ưu điểm cho kết quả nhanh, chính xác, dụng cụ đơn giản, giá thành thấp và dễ thực hiện, kỹ thuật LAMP đã được Xu J. và cs. (2014) [136] ứng dụng trong chẩn đoán Histomonosis ở gia cầm. Kết quả, tác giả đã phát hiện thấy AND của H. meleagridis trong 100 % số mẫu gan, 97,92 % số mẫu manh tràng thu thập từ gia cầm nghi mắc bệnh. Đồng thời, kết quả xét nghiệm cho thấy, không có phản ứng chéo giữa H. meleagridis với các động vật nguyên sinh khác như: Trichomonas ganillarum, Blastocytis spp., Tetratrichomonas ganillarum, Plasmodium gallinaceum, Toxoplasma gondii, Eimeria tenella, Leucocytozoon caulleryi và Leucocytozoon sabrazesi. Kết quả trên cho thấy, kỹ thuật LAMP có thể là một công cụ hữu ích để phát hiện nhanh chóng và chính xác Histomonosis ở gia cầm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 38 - 42)