Các biện pháp phòng bệnh đầu đen cho gà

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 47)

* Vệ sinh phòng bệnh

Theo Nguyễn Xuân Bình và cs. (2002) [1], đơn bào H. meleagridis gây bệnh có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh. Do đó, cần hạn chế cho gà tiếp xúc với đất, nên nuôi gà trên sàn.

Esquenet C. và cs. (2003) [43] đã điều tra tình hình nhiễm đơn bào H. meleagridis trên đàn gà mái nuôi trong khu vực chuồng trước đó đã có gà nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, Histomonosis đã tái phát ở gà, tỷ lệ chết tăng 6%, sản lượng trứng giảm 11% so với lần nuôi trước đó. Theo tác giả, để đề phòng Histomonosis

tái phát thì không nuôi nhiều lứa gà cùng lúc trong cùng một cơ sở chăn nuôi, thực hiện nuôi luân phiên gà trên các ô chuồng, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi và phải để trống chuồng một thời gian dài.

Callait - Cardinal M. P. và cs. (2010) [28] cho rằng, chuồng trại không đảm bảo vệ sinh, phân và rác ướt không thu dọn thường xuyên, thức ăn nước uống không sạch sẽ là những nguy cơ gây tái phát Histomonosis ở gia cầm.

* Sử dụng vắc xin phòng bệnh

Hess M. và cs. (2008) [65] đã điều tra hiệu quả của vắc xin vô hoạt phòng

Histomonosis ở gà. Kết quả điều tra cho thấy, tiêm bắp vắc xin chế tạo từ đơn bào

Các tác giả tiếp tục nghiên cứu để chế tạo vắc xin nhược độc phòng

Histomonosis bằng cách: thu thập đơn bào H. meleagridis từ gà bệnh cấy vào môi trường nuôi cấy để tạo dòng sinh sản vô tính; tiếp tục cấy chuyển đơn bào trong ống nghiệm 95, 215 và 295 lần để tạo ra những H. meleagridis nhược độc. Gây nhiễm lượng lớn đơn bào H. meleagridis đã được cấy chuyển 295 lần trong ống nghiệm qua lỗ huyệt gà 14 ngày tuổi. Sau gây nhiễm không thấy gà nào bị chết. Sử dụng các đơn bào cấy chuyển 295 lần trong ống nghiệm này để chế tạo vắc xin phòng bệnh cho gà. Thử nghiệm hiệu quả của vắc xin trên 42 gà. Kết quả cho thấy, cả 42 gà được sử dụng vắc xin không bị chết khi gây nhiễm hoặc cho tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh; mổ khám kiểm tra không thấy DNA của H. meleagridis trong gan và manh tràng. Trong khi đó, 100 % số gà không dùng vắc xin đều chết khi gây nhiễm hoặc cho tiếp xúc trực tiếp với gà bệnh.

Liebhart D. và cs. (2010) [83] đã nghiên cứu chế tạo vắc xin nhược độc phòng Histomonosis cho gà. Thử nghiệm vắc xin bằng đường uống cho gà 1 ngày tuổi. Sau đó, gây nhiễm H. meleagridis qua lỗ huyệt khi gà được 2 và 4 tuần tuổi. Kết quả, gà gây nhiễm ở 2 tuần tuổi có 10/14 con mắc bệnh, không có gà mắc bệnh khi gây nhiễm ở 4 tuần tuổi. Trong khi đó, nhóm gà không được sử dụng vắc xin, gây nhiễm cùng thời điểm (2 và 4 tuần tuổi) với liều gây nhiễm tương tự, thấy tất cả số gà gây nhiễm đều mắc bệnh. Mặt khác, kết quả kiểm tra hàm lượng kháng thể của nhóm gà sử dụng vắc xin nhưng không gây nhiễm cho thấy, kháng thể xuất hiện trong máu bắt đầu từ tuần thứ 3 và duy trì tới tuần 16. Ngoài ra, sử dụng vắc xin cho gà từ 1 ngày tuổi không gây tác dụng phụ, không ảnh hưỏng tới tăng trọng của gà. Như vậy, việc sử dụng đơn bào H. meleagridis

nhược độc để chế tạo vắc xin đường uống cho gà 1 ngày tuổi, nhằm tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể, đối phó với tác nhân gây bệnh (H. meleagridis) là một hướng mới trong phòng chống Histomonosis ở gia cầm.

Liebhart D. và cs. (2011) [84] đã nghiên cứu sự thay đổi độc lực của đơn bào

H. meleagridis khi cấy chuyển nhiều lần trong ống nghiệm. Tác giả gây nhiễm đơn bào H. meleagridis đã cấy chuyển 21 và 295 lần trong ống nghiệm cho gà và gà tây, quan sát triệu chứng và mổ khám gà thí nghiệm ở 4, 7, 10, 14, 21 ngày sau gây nhiễm. Kết quả cho thấy, nhóm gà gây nhiễm H. meleagridis cấy chuyển 21 lần trong ống nghiệm bắt đầu có biểu hiện lâm sàng của bệnh vào ngày thứ 10 sau gây nhiễm, manh tràng và gan có bệnh tích điển hình của Histomonosis, xét nghiệm PCR thấy H. meleagridis có nhiều trong các mẫu gan, manh tràng và phổi. Ngược lại, không thấy có

biểu hiện lâm sàng và biến đổi bệnh lý ở nhóm gà được gây nhiễm bởi H. meleagridis

cấy đã chuyển 295 lần trong ống nghệm. Như vậy, số lần cấy chuyển có liên quan đến độc lực của H. meleagridis. Sau 295 lần cấy chuyển, độc lực của đơn bào đã giảm đến mức không còn khả năng gây bệnh, song vẫn đủ để kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Vì vậy, có thể sử dụng H. meleagridis đã cấy chuyển 295 lần trong ống nghiệm để chế tạo vắc xin phòng bệnh cho gà.

Sulejmanovic T. và cs. (2013) [118] cũng làm thí nghiệm gây nhiễm đơn bào H. meleagridis nhược độc cho gà, gà tây bằng đường uống và bơm vào lỗ huyệt. Kết quả, gà không có triệu chứng lâm sàng hoặc tử vong khi công cường độc bằng đơn bào H. meleagridis liều 104 đơn bào. Do đó, kết quả thí nghiệm một lần nữa khẳng định, vấn đề sử dụng đơn bào H. meleagridis nhược độc chế tạo vắc xin phòng bệnh đầu đen cho gia cầm là một hướng đi mới đầy triển vọng.

Liebhart D. và cs. (2013) [85] đã chế tạo vắc xin nhược độc phòng bệnh

Histomonosis cho gia cầm. Tác giả đã thử nghiệm vắc xin trên gà mái tơ 18 tuần tuổi, sau tiêm chủng vắc xin 5 tuần tiếp tục gây nhiễm đơn bào H. meleagridis vào lỗ huyệt cho gà. Theo dõi sau 6 tuần gây nhiễm, kết quả cho thấy: tất cả số gà được sử dụng vắc xin đều không mắc bệnh khi công cường độc, đồng thời vắc xin cũng không ảnh hưởng tới khả năng sản xuất trứng, sản lượng trứng vẫn đạt 90 %. Ngược lại, tất cả những gà không được sử dụng vắc xin đều mắc bệnh khi công cường độc, sức sản xuất trứng giảm, sản lượng trứng trong khoảng 2 – 4 tuần sau gây nhiễm chỉ đạt 58,7 %.

* Sử dụng thuốc dự phòng

Hafez H. M. và cs. (2010) [54] cho biết, paromomycin là một kháng sinh nhóm aminoglycoside, có tác dụng chống lại động vật nguyên sinh. Hiện nay, paromomycin được cho phép bổ sung vào thức ăn công nghiệp để phòng bệnh cho vật nuôi. Trong nghiên cứu này, tác giả đã thử nghiệm bổ sung paromomycin liều 100, 200 và 400 ppm vào thức ăn của gà tây 1 - 42 ngày tuổi để xác định hiệu quả phòng Histomonosis ở gà. Gà thí nghiệm được chia thành 2 nhóm, một nhóm được bổ sung paromomycin vào thức ăn, bắt đầu từ 1 ngày tuổi, nhóm khác không được bổ sung paromomycin trong thức ăn. Đến ngày thứ 21, gây nhiễm H. meleagridis cho gà ở cả 2 nhóm. Theo dõi kết quả sau gây nhiễm thấy, nhóm gà tây không được bổ sung thuốc tỷ lệ chết là 80 %. Nhóm được bổ sung paromomycin liều 100, 200, 400 ppm vào thức ăn có tỷ lệ chết lần lượt là 73,3 %, 43,3 % và 20 %. Kết quả thử nghiệm cho thấy, paromomycin bổ sung vào thức ăn cho gà bắt đầu từ 1 ngày tuổi có tác dụng phòng Histomonosis.

Van der Heijden H. M. và cs. (2011) [132] cũng nghiên cứu về hiệu quả của thuốc paromomycin trong phòng chống bệnh đơn bào H. meleagridis. Tác giả đã bổ sung paromomycin liều 100, 200 và 400 ppm vào thức ăn của gà tây bắt đầu từ 1 ngày tuổi. Khi gà 2 tuần tuổi, tác giả đã gây nhiễm 200.000 đơn bào H. meleagridis/ gà. Theo dõi gà sau gây nhiễm để đánh giá hiệu quả của thuốc, kết quả cho thấy, nhóm gà được bổ sung paromomycin liều 100 ppm, có tỷ lệ chết tương tự như ở nhóm không bổ sung thuốc. Tỷ lệ chết khoảng 50 % ở nhóm gà được bổ sung paromomycin liều 200 ppm, và hầu như không có gà chết ở nhóm được bổ sung paromomycin liều 400 ppm. Kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định, việc bổ sung paromomycin vào thức ăn với liều 400 ppm có tác dụng phòng

Histomonosis hiệu quả mà không ảnh hưởng tới tăng trọng của gà.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 44 - 47)