Nghiên cứu bệnh đầu đe nở gà mắc bệnh tự nhiên tại Thái Nguyên và Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 127 - 130)

3.3.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán bệnh.

Chúng tôi đã quan sát triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh đầu đen ở các địa phương tại tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.27.

Bảng 3.27. Tỷ lệ và triệu chứng lâm sàng của gà bị bệnh đầu đen trên thực địa Số gà nhiễm H. meleagridis (con) Số gà có triệu chứng (con) Tỷ lệ (%)

Kết quả theo dõi Triệu chứng lâm sàng chủ yếu Số gà (con) Tỷ lệ (%) 244 128 52,46 Ủ rũ, lông xù 128 100

Giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống

nhiều nước. 128 100

Sốt trên 43 oC - 44 oC 112 87,50 Gầy, mào tích, da vùng đầu

nhợt nhạt hoặc tái xanh 103 80,47 Rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu

vào cánh 65 50,78

Tiêu chảy, phân vàng màu vàng

Kết quả bảng 3.27 cho thấy: trong tổng số 244 gà nhiễm H. meleagridis, có 128 gà biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh, chiếm tỷ lệ 52,46 %. Trong đó, 100 % số gà ủ rũ, lông xù, giảm ăn hoặc bỏ ăn, uống nhiều nước; 87,50 % số gà sốt trên 43oC; gà gầy, mào tích, da vùng đầu nhợt nhạt hoặc tái xanh chiếm 80,47 %; gà rét run, đứng rụt cổ, rúc đầu vào cánh chiếm 50,78 %; số gà tiêu chảy, phân loãng, màu vàng lưu huỳnh chiếm 59,38 %.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng của gà mắc bệnh đầu đen trên thực địa cũng là những nguyên nhân mà chúng tôi đã thảo luận ở nội dung trình bày về triệu chứng lâm sàng của gà gây nhiễm.

Chúng tôi nhận thấy, khi mắc bệnh đầu đen, mặc dù có những gà chưa thấy xuất hiện triệu chứng, nhưng mổ khám đã thấy có bệnh tích ở gan và manh tràng. Do vậy, khi trong đàn có một số gà xuất hiện triệu chứng thì phải tiến hành điều trị cho toàn đàn mới đạt hiệu quả cao.

Như vậy, triệu chứng của gà mắc bệnh đầu đen trên thực địa cũng giống triệu chứng của gà mắc bệnh do gây nhiễm. Những triệu chứng lâm sàng này sẽ là cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh đầu đen ở gà trong thực tiễn sản xuất.

3.3.2.2. Bệnh tích của gà bị bệnh đầu đen ở các địa phương

Mổ khám là một trong những phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh thú y. Qua mổ khám xác chết hoặc mổ khám con vật sống nghi bệnh có thể phát hiện ra những biến đổi bất thường ở các cơ quan, phủ tạng để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, chúng tôi đã mổ khám gà để xác định những bệnh tích đặc trưng của bệnh đầu đen.

Tiến hành mổ khám ngẫu nhiên 1276 gà tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang, chúng tôi đã xác định được bệnh tích đại thể chủ yếu do đơn bào H. meleagridis gây ra. Kết quả được trình bày ở bảng 3.28.

Kết quả bảng 3.28 cho thấy: trong số 1276 gà mổ khám có 244 gà phát hiện thấy có bệnh tích của bệnh đầu đen, chiếm tỷ lệ 19,12 %. Tỷ lệ gà có bệnh tích ở các cơ quan nội tạng khác nhau. Cụ thể như sau:

* Bệnh tích ở manh tràng

100 % số gà manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử; 47,13 % số gà chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, có màu máu cá hoặc

đỏ nâu; 52,87 % số gà manh tràng đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu; có 17,62 % số gà hai manh tràng dính chặt với nhau và bị loét, thủng, làm rò rỉ chất chứa vào xoang bụng gây viêm phúc mạc; 85,25 % số gà manh tràng có nhiều giun kim ký sinh.

Bảng 3.28. Bệnh tích đại thể của gà bị bệnh đầu đen ở Thái Nguyên và Bắc Giang

Số gà mổ khám (con) Số gà có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%)

Kết quả theo dõi

Bệnh tích đại thể chủ yếu Số gà (con) Tỷ lệ (%) 1276 244 19,12 * Bệnh tích ở manh tràng 244 100

- Manh tràng viêm, sưng; niêm mạc

manh tràng xuất huyết, hoại tử 244 100 Chất chứa trong lòng manh tràng

màu hồng, nhớt hoặc đặc quánh 115 47,13 Chất chứa trong lòng manh tràng

đóng kén màu trắng, rắn chắc 129 52,87 Manh tràng có giun kim ký sinh 208 85,25

Manh tràng loét, thủng 43 17,62 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Bệnh tích ở gan 170 69,67

- Gan sưng, bề mặt gan có nhiều

điểm xuất huyết 94 38,52

Gan sưng, bề mặt có nhiều nốt hoại

tử lõm hình hoa cúc 76 31,15

* Bệnh tích ở các cơ quan khác

- Viêm phúc mạc 43 17,62

- Thận sưng, xuất huyết 70 28,69

- Lách sưng to, mềm nhũn 64 26,23

* Bệnh tích ở gan

Có 69,67 % số gà có bệnh tích ở gan. Trong đó 38,52 % số gà gan viêm, sưng, bề mặt gan có nhiều điểm xuất huyết; 31,15 % số gà gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược.

* Bệnh tích ở các cơ quan khác

Một số cơ quan khác cũng có những biến đổi nhưng tỷ lệ thấp: 28,69 % số gà thận sưng, xuất huyết; 26,23 % số gà lách sưng to, mềm nhũn; 17,62 % số gà viêm phúc mạc.

Kết quả kiểm tra bệnh tích của gà mắc bệnh đầu đen ở Thái Nguyên và Bắc Giang tương đồng với mô tả của Lê Văn Năm (2010) [6], Armstrong P. L. và Mc Dougald L. R. (2011) [19].

Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những gà cùng đàn với gà mổ khám.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 127 - 130)