Xác định phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà hiệu quả cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 134 - 137)

3.4.3.1. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh đầu đen cho gà mắc bệnh do gây nhiễm

Chúng tôi đã gây nhiễm đơn bào H. meleagridis đợt thứ 5 cho 60 gà và thử nghiệm 2 phác đồ điều trị trên những gà này.

Thí nghiệm về hiệu lực của 2 phác đồ điều trị được thực hiện trên gà vào ngày thứ 15 sau gây nhiễm, mỗi phác đồ sử dụng cho 30 con, thời gian điều trị 5 ngày. Theo dõi sau 10 ngày sau điều trị, những gà khỏe lại, không còn triệu chứng được coi là đã khỏi bệnh.

- Đối với phác đồ 1:

+ Buổi sáng cho gà uống sulfamonomethoxine

+ Buổi trưa cho uống Paracetamol + Unilyte Vit-C, giải độc gan thận lách + Buổi chiều cho uống Doxycyclin

- Đối với phác đồ 2:

+ Buổi sáng cho gà uống Cloroquin phosphat, mộc hoa trắng

+ Buổi trưa cho uống Paracetamol + Unilyte Vit-C, giải độc gan thận lách + Buổi chiều cho uống sulfamonomethoxine

Bảng 3.32. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh đầu đen trên gà gây nhiễm

Phác

đồ Thuốc điều trị Liều lƣợng

Số gà điều trị (con) Số gà khỏi về triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 1

Sulfamonomethoxine 0,5g/ lít nước/ ngày

30 8 26,67

Doxycyclin 0,25g/ lít nước/ ngày Paracetamol 2 g/ lít nước/ ngày Unilyte vit – C 3 g/ lít nước/ ngày Giải độc gan, lách, thận

(Sorbitol, cholin …) 1 g/ lit nước/ ngày

2

Cloroquin phosphat 0,25g/ lít nước/ ngày

30 19 63,33

Mộc hoa trắng 1g/ lít nước/ ngày Sulfamonomethoxine 0,5g/ lít nước/ ngày

Paracetamol 2 g/ lít nước/ ngày Unilyte vit – C 3 g/ lít nước / ngày Giải độc gan, lách, thận

(Sorbitol, cholin …) 1 g/ lit nước/ ngày

ĐC Cả 10 gà không dùng thuốc, chết ở ngày thứ 14 – 25 sau gây nhiễm Kết quả bảng 3.32 cho thấy:

Lô gà sử dụng phác đồ 1:

Trước khi điều trị, cả 30 gà đều có biểu hiện ủ rũ, lông xù, sốt, giảm ăn; 17/30 gà có triệu chứng điển hình của bệnh đầu đen (mào tích nhợt nhạt, ỉa chảy, phân loãng màu vàng lưu huỳnh). Sau điều trị 10 ngày, theo dõi thấy 8 gà khỏi bệnh (gà khỏe lại, ăn uống, vận động bình thường và không còn triệu chứng của bệnh). Số gà còn lại điều trị không có kết quả, gà chết sau khi dùng thuốc 2 – 8 ngày. Hiệu lực của phác đồ 1 đạt 26,67 %.

Lô gà sử dụng phác đồ 2:

Sử dụng phác đồ 2 điều trị cho 30 gà mắc bệnh đầu đen vào ngày thứ 15 sau gây nhiễm. Trước khi điều trị, 100 % số gà này có biểu hiện triệu chứng của bệnh đầu đen. Sau điều trị 10 ngày, theo dõi thấy 19 gà khỏi bệnh (gà khỏe lại, ăn uống bình thường và không còn các triệu chứng của bệnh). Hiệu lực điều trị đạt 63,33 %.

Ở lô đối chứng:

10 gà gây nhiễm không sử dụng thuốc điều trị có triệu chứng của bệnh đầu đen rất nặng và chết ở ngày thứ 14 - 25 sau gây nhiễm.

Mổ khám bệnh tích toàn bộ những gà chết thấy các bệnh tích điển hình của bệnh đầu đen: gan sưng to, hoại tử; manh tràng đóng kén rắn chắc, màu trắng.

Từ kết quả ở bảng trên chúng tôi thấy, phác đồ 2 có hiệu lực điều trị cao hơn so với phác đồ 1 (63,33 % so với 26,67 %).

Tuy nhiên, 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen mới được thử nghiệm trên một số lượng gà ít trong phòng thí nghiệm nên chưa thể có kết luận chắc chắn về hiệu lực điều trị của mỗi phác đồ.

3.4.3.2. Xác định hiệu lực của 2 phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện rộng

Sau khi đánh giá được hiệu lực của hai phác đồ trên diện hẹp, chúng tôi đã tiến hành điều trị trên số lượng gà lớn hơn tại huyện Phú bình, tỉnh Thái Nguyên và huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Kết quả được trình bày ở bảng 3.33.

Bảng 3.33. Hiệu lực của phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên thực địa

Phác

đồ Thuốc điều trị Liều lƣợng

Số gà điều trị (con) Số gà khỏi về triệu chứng (con) Tỷ lệ (%) 1

Sulfamonomethoxine 0,5g/ lít nước/ ngày

160 82 51,25

Doxycyclin 0,25g/ lít nước/ ngày Paracetamol 2 g/ lít nước/ ngày Unilyte vit – C 3 g/ lít nước/ ngày Giải độc gan, lách, thận

(Sorbitol, cholin …) 1 g/ lit nước/ ngày

2

Cloroquin phosphat 0,25g/ lít nước/ ngày

160 134 83,75

Mộc hoa trắng 1g/ lít nước/ ngày Sulfamonomethoxine 0,5g/ lít nước/ ngày Paracetamol 2 g/ lít nước/ ngày Unilyte vit – C 3 g/ lít nước / ngày Giải độc gan, lách, thận

Kết quả bảng 3.33 cho thấy:

Phác đồ 1:

Sử dụng điều trị cho 160 gà mắc bệnh đầu đen (80 gà ở Phú Bình và 80 gà ở Yên Thế), thời gian điều trị 5 ngày. Sau điều trị 10 ngày thấy 82 gà khỏi bệnh (gà khỏe lại, ăn uống bình thường và không thấy xuất hiện triệu chứng của bệnh). Hiệu quả điều trị đạt 51,25 %.

Phác đồ 2:

Chúng tôi sử dụng thuốc điều trị cho 160 gà mắc bệnh đầu đen ngoài thực địa, thời gian điều trị 5 ngày. Sau 10 ngày theo dõi thấy 134 gà khỏi bệnh (gà ăn uống bình thường và hết triệu chứng của bệnh). Hiệu quả điều trị đạt 83,75 %.

Như vậy, cả hai phác đồ sử dụng điều trị cho gà mắc bệnh đầu đen ngoài thực địa đều cho kết quả cao hơn so với điều trị trên gà bị bệnh do gây nhiễm. Kết quả này được chúng tôi giải thích như sau: ở gà gây nhiễm, chúng tôi tiến hành điều trị cho gà mắc bệnh đầu đen ở ngày thứ 16 sau gây nhiễm. Tại thời điểm này, gà đã nhiễm bệnh nặng, số lượng đơn bào tới ký sinh trong gan nhiều, những gà có gan đã bị hoại tử và phá hủy nặng, tỷ lệ khỏi bệnh thấp. Ngược lại, ở ngoài thực địa chúng tôi điều trị cho gà mắc bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, số gà mắc bệnh nặng còn ít nên hiệu quả điều trị cao hơn.

Từ kết thử nghiệm hai phác đồ điều trị bệnh đầu đen cho gà trên diện hẹp và diện rộng, chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi nên điều trị cho gà mắc bệnh bằng phác đồ 2 để có hiệu quả điều trị cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh đầu đen do đơn bào Histomonas meleagridis gây ra ở gà tại Thái Nguyên, Bắc Giang và biện pháp phòng trị (Trang 134 - 137)