Bài học rút ra cho quản lý hoạt động tín dụng Agribank huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn:

1.3.2 Bài học rút ra cho quản lý hoạt động tín dụng Agribank huyện Nam Sách

Sách.

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm mà Agribank huyện Nam Sách có thể nghiên cứu và vận dụng trong quản lý hoạt động tín dụng.

- Trong chỉ đạo, điều hành, chi nhánh luôn bám sát định hướng kinh doanh của ngành, chủ trương, đường lối kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương, trên cơ sở đó có giải pháp kịp thời, vận dụng vào thực tiễn đạt kết quả cao.

- Để thực hiện tốt chương trình đầu tư tín dụng đối với nông nghiệp, nông thôn và nông dân, trước hết phải có sự đồng tình ủng hộ và chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các chương trình cho vay. Có như vậy mới mở rộng được tín dụng đúng hướng, chất lượng tín dụng được đảm bảo, vai trò của chính quyền, tổ chức hội, Agribank huyện được nâng cao.

Agribank huyện Nam Sách phải là người chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức hội tiếp cận trực tiếp với dân, thực hiện tốt các chính sách tín dụng, công khai hóa các chính sách để người dân đều biết, tạo thuận lợi trong việc vay vốn.

- Thường xuyên giới thiệu, quảng bá sản phẩm tín dụng mới cũng như các gói hỗ trợ lãi suất trên các phương tiện truyền thanh.

- Trong công tác cho vay, ngân hàng phải thường xuyên tiếp xúc với khách hàng để có thể đưa ra được những nhận định chính xác hơn, tránh được những rủi ro tín dụng; chủ động phòng ngừa rủi ro từ phía khách hàng bằng cách có nhiều biện pháp như hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong việc nâng cao năng lực quản lý, sản xuất, kinh doanh.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

- Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng. Có thể thông qua chính quyền địa phương các xã, thị trấn cũng như các tổ vay vốn.

- Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

- Quan tâm giám sát các khoản vay. Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng cần coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, giám sát hoạt động vay vốn, mục đích vay vốn và sử dụng vốn vay của khách hàng để kịp thời xử lý nếu xảy ra rủi ro.

- Chú trọng công tác phục vụ khách hàng, tổ chức tốt khâu tiếp thị phục vụ khách hàng, đẩy mạnh việc thực hiện mô hình giải ngân theo chương trình, dự án và phục vụ cho từng đối tượng khách hàng khác nhau đảm bảo giải ngân kịp thời và đúng lúc vốn vay cho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho khách hàng và hiệu quả tín dụng cho ngân hàng.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu, không ngừng hoàn thiện phong cách giao dịch cho các giao dịch viên ngân hàng và đẩy mạnh đầu tư công nghệ ngân hàng hiện đại, tạo được uy tín và sự tin cậy cho khách hàng đến giao dịch.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu.

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. Các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: báo cáo hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Nam Sách, tài liệu, văn bản liên quan tới hoạt động tín dụng; các kết quả các công trình nghiên cứu đã được công bố... Ngoài ra, còn sử dụng các thông tin, tài liệu trên sách, báo, tạp chí, mạng internet có liên quan đến đề tài.

- Phương pháp thống kê được sử dụng để thống kê số liệu hoạt động của Agribank huyện Nam Sách giai đoạn 2010-2014: tình hình dư nợ, thị phần dư nợ của Agribank huyện Nam Sách, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu… từ đó có nguồn số liệu để phục vụ cho các phương pháp phân tích, dùng phương pháp so sánh để thấy được sự tăng giảm trong hoạt động cho vay về số lượng và chất lượng. Từ đó có thể đưa ra các nhận định, đánh giá bám sát vào tình hình thực tế của chi nhánh.

- Ngoài ra luận văn cũng tham khảo ý kiến của một số cán bộ quản lý chuyên môn về quản lý hoạt động tín dụng và dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn từ đó đưa ra được cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về quản lý hoạt động tín dụng.

- Phương pháp kế thừa: Tác giả cũng tìm đọc một số luận văn, luận văn nghiên cứu hình thành khung lý thuyết về quản lý hoạt động tín dụng, từ đó làm cơ sở đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện.

2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.2.1. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách trong những năm qua thông qua các số tuyệt

đối, số tương đối được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu. Phương pháp này được sử dụng thường xuyên tại chương 3, trong việc phân tích thực trạng hoạt động quản lý tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách.

2.2.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối (%):

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau và biểu hiện bằng số lần hay phần trăm (%).

Phương pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt trong chương 3 để so sánh các số liệu, kết quả kinh doanh qua các năm qua đó thấy được tốc độ, tỷ lệ tăng hay giảm, hiệu quả hay chưa hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại Agribank Nam Sách

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin.

- Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tích theo các tiêu chí về tình hình quản lý qua các năm…... để có được sự nhìn nhận rõ ràng về các khía cạnh liên quan đến công tác quản lý hoạt động tín dụng. Khi tiến hành phân tích một đối tượng nghiên cứu phức tạp thì người phân tích thường không chỉ đánh giá một cách tổng quát mà còng tiến hành phân tích chia nhỏ đối tượng để nghiên cứu kỹ hơn. Đó là phương pháp phân tích chi tiết. Phương pháp này nhằm cụ thể hóa từng vấn đề, từng bộ phận cấu thành, quá trình diễn biến, phát triển của hiện tượng, sự kiện trong thời gian, không gian khác nhau. Ví dụ khi phân tích chất lượng quản lý tín dụng của Agribank huyện Nam Sách tác giả đã thống kê tình hình dư nợ, nợ xấu, dư các nhóm nợ từ năm 2010 đến năm 2014 để có cái nhìn cụ thể, chính xác về diễn biến của các nhóm nợ, cũng như chất lượng quản lý, thu hồi nợ xấu của Agribank huyện Nam Sách.

Dữ liệu thu thập sẽ được thống kê, tổng hợp, lựa chọn độ tin cậy, hiệu chỉnh, phân tích, đánh giá, đồng thời sử dụng các bảng để minh họa cho các nội dung phân tích. Qua đó đưa ra những kết luận để chỉ rõ bản chất của các dữ liệu thu thập đươc nhằm đảm bảo độ tin cậy khoa học cho kết quả nghiên cứu. Trong luận văn sau khi thu thập số liệu, tác giả đã sử dụng các bảng biểu như bảng cơ cấu huy động, bảng

dư nợ qua các năm, bảng thị phần dư nợ, tỷ lệ thu lãi, nợ quá hạn, nợ xấu…để có dẫn chứng sinh động nhất cho những phân tích, đánh giá về hoạt động quản lý tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách.

- Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau để tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất để mô tả dữ liệu.

- Các dự liệu sau khi được thống kê, mô tả, sẽ được tiến hành phân tích và tổng hợp để làm cơ sở cho các nhận định, đánh giá của tác giả đối với các vấn đề về quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách.

Có thể nói, phân tích và tổng hợp là hai phương pháp sẽ được thực hiện xuyên suốt trong quá trình thực hiện luận văn. Cụ thể: nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tín dụng tại Agribank huyện Nam Sách; Đưa ra các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý hoạt động tín dụng từ đó tổng hợp, xác định rõ thực trạng quản lý và đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

2.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu.

- Địa điểm nghiên cứu: Agribank huyện Nam Sách. - Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2014

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP HUYỆN NAM SÁCH

3.1 Một số nét cơ bản về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nam Sách. huyện Nam Sách.

Là một chi nhánh trực thuộc Agribank tỉnh Hải Dương với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp, nông thôn. Agribank huyện Nam Sách đã và đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tín dụng của huyện.

Được hình thành sau khi tái lập huyện năm 1996, theo quyết định số 107/QĐ - Agribank ngày 28 tháng 12 năm 1996 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Thời điểm mới tái lập, Agribank huyện Nam Sách đối diện với rât nhiều khó khăn như: Hệ thống cơ sở vật chât thiếu thốn; chât lượng nguồn nhân lực còn hạn chế do chưa được đào tạo bài bản, cụ thể chỉ có 20,92% CBVC có trình độ đại học, 9,62% đang học đại học, 14,64% bổ túc sau trung học và 45,6% có trình độ trung cấp, còn lại sơ cấp và chưa qua đào tạo…

Sau gần 20 năm nỗ lực kiến lập các điều kiện cần thiết, hoạt động kinh doanh của Agribank huyện Nam Sách đã có những tiến bộ. Agribank huyện Nam Sách có khả năng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng, nhất là cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của đơn vị được đầu tư, đổi mới. Đội ngũ nhân sự đã gia tăng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đến cuối năm 2014, số lượng lao động của chi nhánh gồm 37 người, trong đó 93,47% CBVC có trình độ đại học và trên đại học, chỉ còn 6,53% CBVC có trình độ trung cấp. Nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng được cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của đơn vị.

- Mô hình tổ chức quản lý và hoạt động: Hiện nay, bộ máy hoạt động của Agribank huyện Nam Sách được tổ chức bao gồm Ban Giám đốc và 03 phòng nghiệp vụ theo mô hình tổ chức được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ Tổ chức bộ máy của Agribank huyện Nam Sách.

Qua sơ đồ trên có thể thấy, Agribank huyện Nam Sách áp dụng mô hình tổ chức chuyên môn hóa cao (chuyên sâu từng nghiệp vụ, phân công nhiệm vụ từng bộ phận rõ ràng. Mỗi một phó giám đốc trực tiếp phụ trách một phòng chức năng riêng biệt. Chẳng hạn phó giám đốc phụ trách tín dụng sẽ trực tiếp kiểm soát và chỉ đạo hoạt động tín dụng toàn Chi nhánh, từ đó kịp thời nắm bắt thông tin, chấn chỉnh các sai sót phát sinh trong nghiệp vụ tín dụng, hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

- Quy mô huy động vốn của Agribank huyện Nam Sách.

Huy động vốn được Chi nhánh coi là nhiệm vụ trọng tâm để duy trì và tăng trưởng tín dụng. Bên cạnh các hình thức huy động truyền thống, Agribank huyện Nam Sách đã áp dụng linh hoạt nhiều hình thức huy động phong phú, đa dạng như: tiền gửi tiết kiệm dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi của các doanh nghiệp và các cá nhân trong và ngoài huyện... nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh qua các năm không ngừng gia tăng. Nguồn vốn tăng trưởng nhanh là nền tảng quan trọng để Agribank huyện Nam Sách chủ động trong việc cung cấp tín

Giám đốc Phó giám đốc Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng kế hoạch và kinh doanh Phòng Giao dịch Thanh Quang Phó giám đốc

dụng cho khách hàng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng, tạo ra thu nhập và duy trì hoạt động kinh doanh bền vững cho Ngân hàng.

Bảng 3.1: Cơ cấu vốn huy động tại Agribank huyện Nam Sách

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng NV huy động 456,166 524,333 650,167 895,000 1,023,666 Tốc độ lăng trƣởng (%) 4.04 14.94 24.00 37.66 14.38 1. Phân theo loại tiền 456,166 524,333 650,167 895,000 1,023,666

1.1 Tiền gửi dân cư 312,833 365,333 523,167 726,833 832,500

- Tỷ trọng (%) 68.58 69.68 80.47 81.21 81.33

1.2 Tiền gửi TCKT 70,500 104,000 85,833 126,167 111,833

- Tỷ trọng (%) 15.45 19.83 13.20 14.10 10.92

1.3 Tiền gửi Kho bạc 72,833 55,000 41,167 42,000 79,333

- Tỷ trọng (%) 15.97 10.49 6.33 4.69 7.75

2. Phân theo kỳ hạn 456,166 524,333 650,167 895,000 1,023,666

2.1 Tiền gửi không kỳ hạn 143,333 159,000 127,000 165,500 217,333

- Tỷ trọng (%) 31.42 30.32 19.53 18.49 21.23

2.2 Tiền gửi có kỳ hạn 312,833 365,333 523,167 729,500 806,333

- Tỷ trọng (%) 68.58 69.68 80.47 81.51 78.77

- Tiền gửi CKH <12 tháng 1,217 1,327 2,553 3,949 4,282 - Tiền gửi CKH từ 12 - 24 tháng 501 646 261 288 556 - Tiền gửi trên 24 tháng 159 219 325 139 0

(Nguồn: Agribank Nam Sách - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 - 2014)

Bảng 3.1 cho thấy, đến cuối năm 2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 1.023.666 triệu đồng, tăng 14.38% so với năm 2013, tiền gửi dân cư năm 2014 đạt 832.500 triệu đồng, tăng so với năm 2013 là 105.667 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 14.5% và chiếm tỷ trọng 81.33% trên tổng nguồn vốn. Có thể nói tỷ trọng tiền gửi dân cư ngày càng tăng qua các năm, năm 2010 là 68,58% thì đến năm 2014 tỷ trọng nguồn vốn này là 81,33%. Đây là nguồn vốn có tính chất ổn định, tạo điều kiện để Agribank huyện Nam Sách tự cân đối trong hoạt động đầu tư tín dụng.

Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong thời gian qua tương đối ổn định, đây là một trong những nguồn tiền gửi có chi phí huy động thấp nhất và tính ổn định cũng tương đối vì ngân hàng có thể dự báo được phần nào thời điểm thanh toán hoặc rút tiền của các tổ chức kinh tế.

Đối với nguồn tiền gửi có kỳ hạn, do có sự biến động thường xuyên về mặt lãi suất nên tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng và trên 24 tháng chiếm tỷ trọng thấp. Còn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)