Các nhân tố bên ngoài gồm một số nhân tố sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)

5. Kết cấu của luận văn:

1.2.3.1 Các nhân tố bên ngoài gồm một số nhân tố sau:

- Thứ nhất, nhân tố kinh tế: Về phương diện tổng thể, nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Nền kinh tế ổn định làm cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng vay được tiến hành bình thường không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lạm phát, khủng hoảng làm cho khả năng tín dụng và khả năng trả nợ vay không biến động lớn. Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất – kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp khó khăn trên tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong thời kỳ này và nếu vốn tín dụng đã được thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

- Thứ hai, nhân tố chính trị: Kinh tế và chính trị có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau. Nền kinh tế của mỗi nước chỉ phát triển vững mạnh khi có một thể chế chính trị thống nhất, ổn định. Và ngược lại, khi kinh tế phát triển mạnh cũng sẽ góp phần ổn định chính trị và trật tự an toàn của xã hội

- Thứ ba, nhân tố xã hội: xét ở góc độ cho vay chính là khách hàng, đây là chủ thể đại diện cho bên cầu về vốn tín dụng. Mỗi biểu hiện xấu hay tốt trong hoạt động của khách hàng sẽ có những ảnh hưởng tương ứng tới hoạt động tín dụng. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, trả nợ vay ngân hàng đúng hạn sẽ giúp cho quá trình quản lý, điều hành hoạt động tín dụng được dễ dàng, thông suốt hơn. Ngược lại, khi khách hàng không trả nợ đúng quy định, cố tình cung cấp thông tin sai sự thật, trây ỳ trốn tránh nghĩa vụ trả nợ… sẽ làm cho vòng quay vốn tín dụng, quy mô, chất lượng tín dụng bị suy giảm. Lúc này các nhà quản lý, điều hành sẽ gặp khó khăn trong việc đi tìm lời giải cho việc mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả.

- Thứ tư, nhân tố pháp lý: Nhân tố pháp lý bao gồm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí.

Pháp luật là bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Không có pháp luật hoặc pháp luật không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì mọi hoạt động trong nền kinh tế đó không thể tiến hành trôi chảy được. Nhân tố pháp lý có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động

ngân hàng nói chung và đảm bảo hiệu quả tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và chất lượng hiệu quả tín dụng mới được đảm bảo.

- Thứ năm, chủ trương, chính sách của NHNN - cơ quan quản lý vĩ mô trực tiếp của các NHTM. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các NHTM, đặc biệt là hoạt động tín dụng, nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Vì vậy hoạt động quản lý tín dụng của NHTM cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chủ trương, chính sách của NHNN và không thể đi ngược lại chúng.

- Thứ sáu, cơ chế, chính sách cuả các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng từ đó tác động đến hoạt động quản lý tín dụng của ngân hàng. Nếu chính sách của nhà nước (như chính sách thuế, chính sách tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu...) không tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, gây khó khăn cho các doanh nghiệp (gồm các khách hàng của ngân hàng và bản thân ngân hàng) trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả tín dụng chắc chắn bị giảm sút, và các nhà quản lý ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm ra quyết định đầu tư tín dụng như thế nào, vào lĩnh vực gì để có được hiệu quả cao nhất.

- Thứ bẩy, nhân tố môi trường tự nhiên: Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng quản lý hoạt động tín dụng. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, bệnh dịch thường xuyên xảy ra. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến một số ngành, đặc biệt là những ngành có liên quan đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Việc đầu tư tín dụng vào các ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng. Vấn đề đặt ra cho cho các nhà quản lý ngân hàng là làm sao vẫn thực hiện được chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đầu tư phát triển cho nông nghiệp, nông thôn, nhưng vẫn phải đảm bảo được hiệu quả, an toàn, chất lượng hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 36 - 38)